Hiệp định Tương trợ Tư pháp Việt –
Trung không có điều khoản nào liên quan đến “thẩm quyền điều tra mở
rộng”, chuyển giao nghi phạm cho phía bên kia.
Công an Việt Nam trao các nghi phạm người Trung Quốc cho phía Trung Quốc (Ảnh: nld.com.vn) |
Mới
đây, công an Việt Nam đã phá một đường dây tổ chức đánh bạc quy mô lớn ở
khu đô thị Our City (đường Phạm Văn Đồng, phường Hải Thành, quận Dương
Kinh, Hải Phòng), bắt giữ hơn 380 người Trung Quốc có liên quan. Đây là
đường dây do người Trung Quốc vận hành cho người Trung Quốc tham gia
đánh bạc dưới các hình thức như cá cược thể thao, chơi xổ số, lô tô, đua
xe, game…
Sau
đó, Bộ Công an cho biết theo hiệp ước ký kết giữa hai nước về tư pháp,
vụ án này thuộc thẩm quyền điều tra mở rộng và xử lý là do công an Trung
Quốc tiến hành làm. Do đó, Ban chuyên án tại Việt Nam đã thống nhất sẽ
dẫn độ các đối tượng trên bằng đường bộ để bàn giao lại cho phía công an
Trung Quốc.
Ngày
1/8/2019 vừa qua, phía Việt Nam đã dẫn độ gần 400 nghi phạm người Trung
Quốc liên quan đến vụ án trao trả cho phía công an Trung Quốc qua cửa
khẩu quốc tế Lạng Sơn.
Vụ
việc khiến dư luận đặt câu hỏi, liệu việc giải quyết hành vi vi phạm
pháp luật trong lãnh thổ Việt Nam lại không do Việt Nam có thẩm quyền và
trách nhiệm xử lý, mà đưa trả về ngay cho phía Trung Quốc, có đúng
luật?
Điều 5 của Bộ Luật hình sự 2015 quy định:
1.Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy
định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của
hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam
hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
2.
Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao
hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì
vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều
ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế
đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự
của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Quyền
miễn trừ ngoại giao là quyền đặc miễn bảo đảm cho các nhà ngoại giao
được đi lại tự do, không bị chi phối bởi hình sự tố tụng hay truy tố địa
phương của nước chủ nhà.
Vì
vậy, trong trường hợp người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
và không thuộc trường hợp miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo quy định
nêu trên, căn cứ vào các cấu thành tội phạm người nước ngoài thực hiện,
họ phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật giống như công dân
Việt Nam phạm tội.
Tuy
nhiên trên thực tế, việc phát hiện tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử,
thi hành án của cơ quan tố tụng đối với người nước ngoài phạm tội tại
Việt Nam gặp rất nhiều vấn đề vướng mắc. Việc xử lý hành vi phạm tội của
người nước ngoài sẽ liên quan đến vấn đề ngoại giao của các nước liên
quan.
Giữa
Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định Tương trợ Tư pháp Việt – Trung
ngày 19/20/1998 và có hiệu lực từ ngày 25/12/1999. (Xem Hiệp định tại
đây).
Tuy
nhiên trong Hiệp định này chỉ quy định hai bên (Việt Nam và Trung Quốc)
hỗ trợ cho nhau các vấn đề về dân sự và hình sự như: Tống đạt giấy tờ;
Điều tra và thu thập chứng cứ; Công nhận và thi hành quyết định của Toà
án về các vấn đề dân sự; và các tương trợ khác.
Hai
bên ký kết sẽ thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp theo pháp luật của
nước mình; hoặc theo đề nghị của bên kia nhưng không được trái với pháp
luật của nước mình (Điều 8)
Ngoài ra, không có điều khoản nào liên quan đến “thẩm quyền điều tra mở rộng”, chuyển giao nghi phạm cho phía bên kia.
Như
vậy theo những căn cứ luật pháp công khai, việc Việt Nam dẫn độ và trao
trả các nghi phạm của vụ án cho phía công an Trung Quốc là chưa đúng
với Bộ Luật hình sự Việt Nam 2015 và Hiệp định Tương trợ tư pháp, trừ
phi giữa hai nước đã ký kết với nhau những thoả thuận khác không được
công khai.
Lê Xuân
(Tri thức VN)
Không có nhận xét nào