Chính phủ TT Trump và Đảng Cộng sản
Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trải qua hơn 10 vòng đàm phán thương mại nhưng
cuộc chiến thương mại vẫn đang leo thang. Chuyên gia các giới, từ luật
sư đến cựu cố vấn tổng thống và người đoạt giải Pulitzer, đều đã ủng hộ
Tổng thống Trump tiến hành cuộc chiến thương mại này, vì chỉ có biện
pháp cứng rắn mới buộc ĐCSTQ thay đổi hành vi thương mại không công
bằng.
Ngày
15/8, kênh CNN (Mỹ) đã đăng tải bài viết của luật sư James D. Schultz
có tựa đề “Trump tiến hành thương chiến với Trung Quốc hoàn toàn xứng
đáng”.
Bài
viết cho rằng trong nhiều năm qua, chính quyền của Tổng thống Bush và
Obama đã ngây thơ đưa nước Mỹ vào một con đường khác, con đường này bị
ĐCSTQ lừa dối để giành lợi thế không công bằng trên thị trường thương
mại quốc tế. Để đạt được điều này ĐCSTQ phải mất một thời gian dài, vì
vậy để đảo ngược tình hình cũng phải mất nhiều thời gian. Nhưng chiến
lược dài hạn của Tổng thống Trump trong chính sách thương mại khiến Mỹ
luôn ở vị thế có lợi để có thể vãn hồi lại các chính sách sai lầm trong
quá khứ, những chính sách đã dẫn đến hàng triệu người Mỹ thất nghiệp và
hàng chục nghìn nhà máy đóng cửa.
Schultz
là một nhà bình luận pháp lý của CNN, cũng là chủ tịch hoạt động Chính
phủ và Quy định tại hãng luật Cozen O’Connor tại Philadelphia. Ông từng
làm trợ lý đặc biệt của tổng thống Trump tại Tòa Bạch Ốc.
Ngày
17/8 Bloomberg đưa tin, tỷ phú John Catsimatidis, chủ sở hữu của chuỗi
siêu thị nhỏ Gristydes ở New York cho biết: “Rất nhiều người không ưa TT
Trump, nhưng ông ấy là người duy nhất có can đảm làm điều đúng cho đất
nước chúng ta. Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chơi gian lận chúng tôi trong suốt
mười năm qua.”
ĐCSTQ không tôn trọng cam kết thương mại công bằng G20
Trong
bài viết Schultz cho biết không phải là ĐCSTQ không có cơ hội để thay
đổi cách làm, mà chỉ đơn giản là họ không muốn thay đổi, không tôn trọng
cam kết thương mại công bằng G20, đẩy sản phẩm giá rẻ vào thị trường Mỹ
và đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Ông
chỉ ra: “Gần đây Trung Quốc đã bị Bộ Tài chính Mỹ gắn nhãn thao túng
tiền tệ. Chính quyền Trung Quốc chứ không phải là thị trường tự do là
lực lượng áp đặt giá trị tiền tệ của họ đối với đồng đô la Mỹ. Khi Trung
Quốc cho phép đồng tiền trượt giá nhằm thúc đẩy xuất khẩu, các công ty
Mỹ và công nhân Mỹ phải trả giá.”
Năm
2000, chính phủ Tổng thống Clinton khi đó đã thông qua cho Trung Quốc
Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR), chấm dứt quá
trình đánh giá hàng năm đối với Trung Quốc, giúp Trung Quốc gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 11/12 năm sau đó, Trung Quốc chính
thức gia nhập WTO.
Chính
quyền Trump cho rằng việc cho phép ĐCSTQ gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới năm 2001 là một sai lầm lịch sử. Sau khi gia nhập WTO, ĐCSTQ
không chỉ không tuân thủ các quy định của WTO mà còn áp dụng các biện
pháp không công bằng, bao gồm cả việc đánh cắp công nghệ của Mỹ và tước
đoạt của các nền kinh tế khác, vì thế mà Mỹ bị mất hàng triệu việc làm
và chịu thâm hụt thương mại hàng nghìn tỷ đô la.
Một
nghiên cứu của nhà kinh tế học David Autor và các đồng nghiệp tại MIT
(Học viện Công nghệ Massachusetts) đã tính toán rằng từ năm 1999 đến
2011 Mỹ mất khoảng 2,4 triệu việc làm do cạnh tranh từ Trung Quốc.
Ngoài
việc phớt lờ quy định của WTO, Bắc Kinh đã thực hiện nhiều thủ đoạn
không công bằng khác để giành lợi thế thương mại. Ví dụ, thao túng tỷ
giá nhân dân tệ, hạ giá xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc và cướp bóc thị
trường của các nước khác.
Ngoài
ra, sau khi gia nhập WTO, ĐCSTQ không thúc đẩy xây dựng hệ thống tự do
như các nước phương Tây mong đợi. Sau khi phát triển kinh tế nhanh
chóng, ĐCSTQ vẫn duy trì một hệ thống chuyên chế độc đảng, tăng cường
giám sát và đàn áp người dân, kiểm soát Internet, trấn áp tôn giáo, tự ý
bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến và hạn chế tự do ngôn luận.
Thời
điểm đó, chính Đại diện thương mại hiện nay của Mỹ là Robert Lighthizer
đã phản đối việc cho phép ĐCSTQ gia nhập WTO. Về xung đột thương mại
Mỹ-Trung hiện nay, ông chỉ rõ rằng Mỹ phải “dựa vào sức mạnh kinh tế của
chính mình” để giải quyết vấn đề này.
Chỉ gây áp lực mới khiến ĐCSTQ thay đổi thủ đoạn bất công
Trong
bài viết Schultz nhận định chỉ có gây sức ép liên tục mới khiến ĐCSTQ
buộc phải thay đổi thủ đoạn làm thương mại phá hoại của họ. “Mỹ phải làm
gì đó để chấm dứt hành vi thương mại bất công của Trung Quốc, thay vì
vội vàng phất cờ trắng trước những dự đoán có phần thái quá về suy thoái
lẫn thảm họa kinh tế, chúng ta cần phải giữ vững lập trường và tiếp tục
tăng thuế lên hàng hóa Trung Quốc. Với tư cách là một quốc gia, chúng
ta không thể tiếp tục cho phép Trung Quốc tự tung tự tác bòn rút từ nền
kinh tế của ta như trước nữa.”
Cùng
ngày, học giả nổi tiếng Thomas Friedman của tờ New York Times đã lên
tiếng trên chương trình “Bàn tròn Kinh tế tài chính” (Squawk Box) của
CNBC, ông bày tỏ quan điểm tán thành cách làm của chính quyền Trump về
vấn đề thương mại chống lại ĐCSTQ.
Friedman
là học giả đã ba lần giành giải Pulitzer và là tác giả của nhiều cuốn
sách bán chạy, ông cho biết theo một nghĩa nào đó, bởi vì kết cấu thương
mại Mỹ-Trung đã thay đổi nên cần phải dừng các trò chơi thương mại mà
ĐCSTQ đang làm.
Friedman
chỉ ra, sự phát triển của Trung Quốc, ngoài việc (Trung Quốc) làm việc
chăm chỉ còn liên quan đến các hoạt động thương mại “không đối ứng” của
ĐCSTQ, như chuyển giao công nghệ bắt buộc và trộm cắp tài sản trí tuệ.
Đây là lý do giải thích việc ông ủng hộ chính sách thương mại của Trump
với Trung Quốc.
Friedman tuyên bố là một fan hâm mộ phe cứng rắn chống lại Trung Quốc.
Bài
viết của Schultz cho biết, có vẻ như ĐCSTQ đã nghĩ đến một cuộc chiến
thương mại dài hạn, nhưng có những dấu hiệu cho thấy họ đã cảm thấy áp
lực. Ông dẫn quan điểm trên tờ Nikkei của Nhật Bản cho biết, đến nay có
ít nhất 50 công ty công nghệ đã chuyển hầu hết các hoạt động sản xuất
của họ ra khỏi Trung Quốc.
Cần cuộc chiến để giành lại môi trường cạnh tranh bình đẳng
Schultz
chỉ ra trong bài viết rằng, cuộc chiến thương mại này không phải là
không có rủi ro hay ảnh hưởng, ông cho biết chính giới nông dân Mỹ là
những người đầu tiên chịu thiệt hại vì cuộc chiến thương mại. Nhưng
quan điểm của Schultz là, điều quan trọng là phải xem xét cuộc chiến
thương mại hiện tại trong bối cảnh chính sách thương mại rộng lớn hơn
của chính quyền Trump. Theo đó, dù cuộc chiến thương mại đã gây ảnh
hưởng đến nông dân, nhưng có lẽ đây là một trong những lý do tại sao sự
ủng hộ của giới nông dân dành cho Trump vẫn rất lớn.
Nông
dân Mỹ đang bị thiệt hại trong cuộc chiến thương mại hiện nay. Hôm 5/8,
ĐCSTQ tuyên bố ngừng nhập khẩu nông sản Mỹ. Nhưng trong khảo sát mới
nhất vào ngày 6/8 của Trung tâm Nông nghiệp Thương mại Đại học Purdue
cho thấy, trong tháng 7 vẫn có 78% nông dân cho biết họ tin rằng cuộc
chiến thương mại cuối cùng sẽ có lợi cho nông nghiệp Mỹ. Cùng thời điểm,
một khảo sát của tổ chức Farm Pulse cho thấy tỷ lệ ủng hộ của nông dân
dành cho Trump là 79%.
Tổng
thống Trump đã nhiều lần ca ngợi nông dân Mỹ là những người yêu nước vĩ
đại, ông cũng công khai ý đồ đánh vào nông dân của ĐCSTQ nhằm ảnh hưởng
đến kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ. TT Trump cho rằng ông vẫn nhận được
ủng hộ trung thành của đông đảo nông dân.
Ngày
15/8, TT Trump chia sẻ trạng thái trên Twitter rằng, những người nông
dân vĩ đại biết tầm quan trọng của chiến thắng trong cuộc chiến thương
mại, chính họ sẽ là những người chiến thắng lớn nhất.
Cùng
ngày, một lần nữa TT Trump chia sẻ với các phóng viên ở bang New Jersey
rằng, nông dân Mỹ rất hiểu về cuộc chiến thương mại, họ hiểu phải làm
gì đó với Trung Quốc, và bây giờ Mỹ đang làm điều này.
Cuối
bài viết Schultz nhận định rằng sự lựa chọn của Mỹ dường như rất rõ
ràng: kiên trì tới cùng để đảm bảo cho các doanh nghiệp Mỹ có được môi
trường cạnh tranh bình đẳng; hoặc tiếp tục cho phép ĐCSTQ sử dụng các
biện pháp bất hợp pháp để thu về lợi ích. Biện pháp đầu là một chính
sách thương mại kiện toàn; con đường sau gây bất lợi cho thương mại,
thịnh vượng và an ninh của Mỹ.
Huệ Anh
(Tri thức VN)
Không có nhận xét nào