Đời vẫn vốn không nương người thất thế!
Nguyễn Tất Nhiên
Cũng như người Thái, người Lào, người Miến, người Miên đều không biết … uống cà phê. Cà phê đen họ pha rất dở, cà phê sữa cũng dở tương tự. Và nếu lỡ miệng mà gọi cà phê đá là… kể như tiêu. Bỏ, không uống thì tiếc (tiền) mà ực hết ly xong thì ruột rà muốn rã thành ra từng khúc!
Biết vậy nhưng sáng nào ở Phnom Penh tôi cũng tà tà vào quán kêu một ly xây chừng (cho có lệ) trước khi châm điếu thuốc – dù không nhớ nhà, và cũng chả nhớ cái con bà gì ráo. Chậm lắm, qua tới điếu thuốc thứ hai thì thế nào mấy cậu nhỏ bán báo cũng rà rà tới nài nỉ mua dùm một tờ (mở hàng) lấy hên.
Có bữa – xui – tôi vừa ngậm trong miệng một ngụm cà phê vừa liếc mắt vào bản tin của tờ Cambodia Daily, và mém sặc vì không nín được cười: “Nước Cam Bốt và nước Trung Hoa cùng uống nước chung một dòng sông nên chúng ta có cảm giác như người cùng một gia đình vậy,” ông Zhao Jin – đại biểu của ban tuyên huấn thuộc tỉnh đảng bộ Vân Nam nói như vậy đó. (“Cambodia and China have drunk the water from the same river. Our sensations are like one family,” said Zhao Jin delegate of the Yunnan Provincial Party Committee’s publicity department).
Thiệt nghe mà cảm động thiếu điều muốn té ghế luôn!
Chỉ tiếc là mối “hảo cảm” này không kéo dài lâu. Chỉ vài tháng sau, trang Freshnewsasia buồn rầu cho biết:
“Thủ Tướng Chính Phủ Cambodia đã ký một bức thư hủy bỏ lễ nước năm nay vì mức nước cạn queo và Cambodia đang phải đối diện với nạn hạn hán.” (According to Freshnewsasia, HE, the prime minister of Cambodia signed on a letter to cancel the celebration of this year water festival due to the low level of water and for the fact that Cambodia is facing with drought).
Uống chung một dòng sông với người Tầu hồi hộp thấy mẹ. Họ xây đập tùm lum ở khúc trên nên chỉ cần chận nước lại là mấy thằng khác đều khô mỏ ráo, nhứt là hai thằng (Miên/Việt) ở tuốt luốt phía hạ nguồn:
“Cư dân sống hai bên bờ sông Mekong luôn luôn bị chi phối bởi khí hậu Gió Mùa Tây-Nam thổi vào từ Vịnh Thái Lan. Mùa mưa bắt đầu từ tháng Năm đến tháng Chín, kết hợp với mùa tuyết tan từ rặng núi Hy Mã Lạp Sơn, nước sông Mekong dâng cao từ 2 tới 8 mét mênh mông tràn bờ làm ngập lụt một phần ba diện tích đất đai, phủ lớp phù sa màu mỡ mỗi năm lên khắp ruộng đồng.
Đó cũng là thời gian con sông Tonlé Sap đổi chiều chảy ngược vào Biển Hồ, tăng diện tích mặt hồ tới 10 ngàn cây số vuông, gấp bốn lần so với mùa khô và làm ngập hết các khu rừng lũ (flooded forest). Đây là Hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Các đàn cá từ sông Mekong cũng lội ngược dòng sông Tonlé Sap tới các khu rừng lũ chọn nơi trú ngụ an toàn để sinh đẻ và tăng trưởng. Rồi mùa mưa qua đi để bước sang mùa khô từ tháng 1 tới tháng 5. Đây là thời gian mực nước bắt đầu ổn định và con sông Tonlé Sap lại chảy xuôi dòng với vô số tôm cá từ Biển Hồ đổ vào các nhánh sông Mekong và diện tích Biển Hồ bắt đầu co lại. (Ngô Thế Vinh. Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch. 2nd ed. Văn Nghệ: Westminster, 2002).
Vì bị vô số những con đập chận ở thượng nguồn, những năm gần đây, con sông Tôn Lê Sáp không còn đủ sức “đổi chiều chảy ngược vào Biển Hồ” như trước nữa. Không có nước thì dân Xứ Chùa Tháp miễn có Water Festival, đã đành; họ buộc phải treo niêu kho cá luôn mới là chuyện khó.
Theo Wikipedia:
“Ngư nghiệp trên hồ nuôi sống 3 triệu người và cung cấp 75% sản lượng cá nước ngọt cùng 60% lượng chất đạm cho dân Campuchia.” Trong số ba triệu người này, tôi ước đoán, có ít nhất khoảng 10 phần trăm, nghĩa là khoảng 300 ngàn dân Việt!
Theo tường trình (“The Situation of Stateless Ethnic Vietnamese in Cambodia”) của Minority Rights Organization thì có khoảng năm phần trăm, hay 750.000 người gốc Việt, đang sinh sống ở đất Miên. Đây là số dân thiểu số đông nhất ở đất nước này.
Hầu hết họ đều là dân ngụ cư, không khai sinh, không căn cước, không được quyền tiếp cận với bất cứ dịch vụ xã hội nào, và (tất nhiên) không có quyền sở hữu tài sản hay đất đai gì ráo trọi. Bởi vậy, phần lớn kiều bào ở Miên (theo như cách gọi rất lịch sự của Đại Sứ Quán Việt Nam ở Phnom Penh) đều sống lêu bêu – rầy đây, mai đó – trên những túp lều nổi xung quanh Biển Hồ, hoặc dọc theo những nhánh sông phụ thuộc.
Họ sống làm sao?
Giản dị lắm. Chỉ cần một chiếc thuyền con, cùng một mái chèo, và hai ba người miệt mài quăng chài hay thả lưới suốt ngày – bất kể nắng mưa, bất chấp lệnh cấm – là có cá ăn, phần dư dôi cũng đủ để đổi lại vài ba ký gạo, ít mắm muối, và hai ba xị đế.
Y tế, giáo dục, thể thao, giải trí… đều là những khái niệm mơ hồ – nếu chưa muốn nói là xa xỉ – và chả ai có bao giờ nghĩ đến. Đời sống giản dị, và giản lược, từ tay đến miệng thôi hà.
Cho đến khi mà Cửu Long Cạn Dòng thì cuộc sống giản dị và giản lược, từ tay đến miệng, cũng trở nên bất khả:
– Khmer Times: “Vietnamese Families Leave the Tonle Sap.”
– Người Lao Động: “Biển Hồ cạn cá, hàng ngàn Việt kiều hồi hương trong nghèo túng.”
– BBC: “Biển hồ Tonle Sap … một thế giới bất ổn.”
– VOA: “Dưới những túp lều rách nát chen chúc rất nhiều số phận không căn cước, không có lấy mảnh đất cắm dùi. Họ từng bơ vơ, lạc lõng trên Biển Hồ.”
– RFA: “Người Việt ở Biển Hồ sẽ về đâu?”
Câu trả lời có thể tìm được trên báo Dân Trí :
“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cơ quan chức năng có giải pháp cụ thể chăm lo cho những Việt kiều nghèo từ Campuchia về nước, sống ở đầu sông Sài Gòn, đoạn nằm giữa 2 tỉnh Bình Phước và Tây Ninh…”
Chỉ cần một cái “chỉ đạo” cũng đủ thấy cái tầm, chưa nói đến cái tâm, của người đứng đầu chính phủ hiện hành ở Việt Nam. Việt kiều về từ Campuchia đâu phải chỉ có vài chục (hay vài trăm) ở đầu sông Sài Gòn. Họ đang sống vất vưởng tại rất nhiều nơi khác nữa: Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Đồng Nai, An Giang, và Kiên Giang.
Tình trạng Biển Hồ cạn nước, và tình hữu nghị Việt/Miên cũng đang đang từng bước cạn theo thì số lượng người Việt buộc phải hồi hương sẽ mỗi lúc một tăng. Đây là một vấn đề lớn. Ở tầm mức quốc gia, có thể ảnh hưởng cả đến những thế hệ sau. Cần cả một uỷ ban đặc nhiệm và chuyên trách, với những kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn, chớ đâu phải chỉ một cái “phẩy tay” là xong được – cha nội! Cỡ Thủ Tướng mà bạ đâu nói đó, nói cho đã miệng (và cho qua chuyện) vậy sao?
Tuy hiện tại nhà nước VN có một ông Trợ Lý Bộ Trưởng, Chánh Văn Phòng Bộ Ngoại Giao, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao – Chủ Nhiệm Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài (cùng ba vị Phó Chủ Nhiệm Thường Trực nữa) nhưng họ chỉ “chuyên trách” về những khúc ruột xa ngàn dặm và có “tiềm năng kiều hối” mà thôi. Chớ khúc ruột gần thì (xin lỗi) không ai rảnh đ
Nguyễn Tất Nhiên
Một Khúc Ruột Gần |
Cũng như người Thái, người Lào, người Miến, người Miên đều không biết … uống cà phê. Cà phê đen họ pha rất dở, cà phê sữa cũng dở tương tự. Và nếu lỡ miệng mà gọi cà phê đá là… kể như tiêu. Bỏ, không uống thì tiếc (tiền) mà ực hết ly xong thì ruột rà muốn rã thành ra từng khúc!
Biết vậy nhưng sáng nào ở Phnom Penh tôi cũng tà tà vào quán kêu một ly xây chừng (cho có lệ) trước khi châm điếu thuốc – dù không nhớ nhà, và cũng chả nhớ cái con bà gì ráo. Chậm lắm, qua tới điếu thuốc thứ hai thì thế nào mấy cậu nhỏ bán báo cũng rà rà tới nài nỉ mua dùm một tờ (mở hàng) lấy hên.
Có bữa – xui – tôi vừa ngậm trong miệng một ngụm cà phê vừa liếc mắt vào bản tin của tờ Cambodia Daily, và mém sặc vì không nín được cười: “Nước Cam Bốt và nước Trung Hoa cùng uống nước chung một dòng sông nên chúng ta có cảm giác như người cùng một gia đình vậy,” ông Zhao Jin – đại biểu của ban tuyên huấn thuộc tỉnh đảng bộ Vân Nam nói như vậy đó. (“Cambodia and China have drunk the water from the same river. Our sensations are like one family,” said Zhao Jin delegate of the Yunnan Provincial Party Committee’s publicity department).
Thiệt nghe mà cảm động thiếu điều muốn té ghế luôn!
Chỉ tiếc là mối “hảo cảm” này không kéo dài lâu. Chỉ vài tháng sau, trang Freshnewsasia buồn rầu cho biết:
“Thủ Tướng Chính Phủ Cambodia đã ký một bức thư hủy bỏ lễ nước năm nay vì mức nước cạn queo và Cambodia đang phải đối diện với nạn hạn hán.” (According to Freshnewsasia, HE, the prime minister of Cambodia signed on a letter to cancel the celebration of this year water festival due to the low level of water and for the fact that Cambodia is facing with drought).
Uống chung một dòng sông với người Tầu hồi hộp thấy mẹ. Họ xây đập tùm lum ở khúc trên nên chỉ cần chận nước lại là mấy thằng khác đều khô mỏ ráo, nhứt là hai thằng (Miên/Việt) ở tuốt luốt phía hạ nguồn:
“Cư dân sống hai bên bờ sông Mekong luôn luôn bị chi phối bởi khí hậu Gió Mùa Tây-Nam thổi vào từ Vịnh Thái Lan. Mùa mưa bắt đầu từ tháng Năm đến tháng Chín, kết hợp với mùa tuyết tan từ rặng núi Hy Mã Lạp Sơn, nước sông Mekong dâng cao từ 2 tới 8 mét mênh mông tràn bờ làm ngập lụt một phần ba diện tích đất đai, phủ lớp phù sa màu mỡ mỗi năm lên khắp ruộng đồng.
Đó cũng là thời gian con sông Tonlé Sap đổi chiều chảy ngược vào Biển Hồ, tăng diện tích mặt hồ tới 10 ngàn cây số vuông, gấp bốn lần so với mùa khô và làm ngập hết các khu rừng lũ (flooded forest). Đây là Hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Các đàn cá từ sông Mekong cũng lội ngược dòng sông Tonlé Sap tới các khu rừng lũ chọn nơi trú ngụ an toàn để sinh đẻ và tăng trưởng. Rồi mùa mưa qua đi để bước sang mùa khô từ tháng 1 tới tháng 5. Đây là thời gian mực nước bắt đầu ổn định và con sông Tonlé Sap lại chảy xuôi dòng với vô số tôm cá từ Biển Hồ đổ vào các nhánh sông Mekong và diện tích Biển Hồ bắt đầu co lại. (Ngô Thế Vinh. Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch. 2nd ed. Văn Nghệ: Westminster, 2002).
Vì bị vô số những con đập chận ở thượng nguồn, những năm gần đây, con sông Tôn Lê Sáp không còn đủ sức “đổi chiều chảy ngược vào Biển Hồ” như trước nữa. Không có nước thì dân Xứ Chùa Tháp miễn có Water Festival, đã đành; họ buộc phải treo niêu kho cá luôn mới là chuyện khó.
Theo Wikipedia:
“Ngư nghiệp trên hồ nuôi sống 3 triệu người và cung cấp 75% sản lượng cá nước ngọt cùng 60% lượng chất đạm cho dân Campuchia.” Trong số ba triệu người này, tôi ước đoán, có ít nhất khoảng 10 phần trăm, nghĩa là khoảng 300 ngàn dân Việt!
Theo tường trình (“The Situation of Stateless Ethnic Vietnamese in Cambodia”) của Minority Rights Organization thì có khoảng năm phần trăm, hay 750.000 người gốc Việt, đang sinh sống ở đất Miên. Đây là số dân thiểu số đông nhất ở đất nước này.
Hầu hết họ đều là dân ngụ cư, không khai sinh, không căn cước, không được quyền tiếp cận với bất cứ dịch vụ xã hội nào, và (tất nhiên) không có quyền sở hữu tài sản hay đất đai gì ráo trọi. Bởi vậy, phần lớn kiều bào ở Miên (theo như cách gọi rất lịch sự của Đại Sứ Quán Việt Nam ở Phnom Penh) đều sống lêu bêu – rầy đây, mai đó – trên những túp lều nổi xung quanh Biển Hồ, hoặc dọc theo những nhánh sông phụ thuộc.
Họ sống làm sao?
Giản dị lắm. Chỉ cần một chiếc thuyền con, cùng một mái chèo, và hai ba người miệt mài quăng chài hay thả lưới suốt ngày – bất kể nắng mưa, bất chấp lệnh cấm – là có cá ăn, phần dư dôi cũng đủ để đổi lại vài ba ký gạo, ít mắm muối, và hai ba xị đế.
Y tế, giáo dục, thể thao, giải trí… đều là những khái niệm mơ hồ – nếu chưa muốn nói là xa xỉ – và chả ai có bao giờ nghĩ đến. Đời sống giản dị, và giản lược, từ tay đến miệng thôi hà.
Cho đến khi mà Cửu Long Cạn Dòng thì cuộc sống giản dị và giản lược, từ tay đến miệng, cũng trở nên bất khả:
– Khmer Times: “Vietnamese Families Leave the Tonle Sap.”
– Người Lao Động: “Biển Hồ cạn cá, hàng ngàn Việt kiều hồi hương trong nghèo túng.”
– BBC: “Biển hồ Tonle Sap … một thế giới bất ổn.”
– VOA: “Dưới những túp lều rách nát chen chúc rất nhiều số phận không căn cước, không có lấy mảnh đất cắm dùi. Họ từng bơ vơ, lạc lõng trên Biển Hồ.”
– RFA: “Người Việt ở Biển Hồ sẽ về đâu?”
Câu trả lời có thể tìm được trên báo Dân Trí :
“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cơ quan chức năng có giải pháp cụ thể chăm lo cho những Việt kiều nghèo từ Campuchia về nước, sống ở đầu sông Sài Gòn, đoạn nằm giữa 2 tỉnh Bình Phước và Tây Ninh…”
Chỉ cần một cái “chỉ đạo” cũng đủ thấy cái tầm, chưa nói đến cái tâm, của người đứng đầu chính phủ hiện hành ở Việt Nam. Việt kiều về từ Campuchia đâu phải chỉ có vài chục (hay vài trăm) ở đầu sông Sài Gòn. Họ đang sống vất vưởng tại rất nhiều nơi khác nữa: Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Đồng Nai, An Giang, và Kiên Giang.
Tình trạng Biển Hồ cạn nước, và tình hữu nghị Việt/Miên cũng đang đang từng bước cạn theo thì số lượng người Việt buộc phải hồi hương sẽ mỗi lúc một tăng. Đây là một vấn đề lớn. Ở tầm mức quốc gia, có thể ảnh hưởng cả đến những thế hệ sau. Cần cả một uỷ ban đặc nhiệm và chuyên trách, với những kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn, chớ đâu phải chỉ một cái “phẩy tay” là xong được – cha nội! Cỡ Thủ Tướng mà bạ đâu nói đó, nói cho đã miệng (và cho qua chuyện) vậy sao?
Tuy hiện tại nhà nước VN có một ông Trợ Lý Bộ Trưởng, Chánh Văn Phòng Bộ Ngoại Giao, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao – Chủ Nhiệm Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài (cùng ba vị Phó Chủ Nhiệm Thường Trực nữa) nhưng họ chỉ “chuyên trách” về những khúc ruột xa ngàn dặm và có “tiềm năng kiều hối” mà thôi. Chớ khúc ruột gần thì (xin lỗi) không ai rảnh đ
Không có nhận xét nào