Phong trào biểu tình Hồng Kông tính
đến nay đã kéo dài gần 3 tháng. Bắt đầu được kích hoạt từ việc phản đối
luật dẫn độ, phong trào này hiện đã lan rộng trở thành hoạt động ủng hộ
dân chủ mạnh mẽ. Reuters và các hãng truyền thông quốc tế gần đây đã thu
thập được một số thông tin cho thấy tình hình Hồng Kông là phức tạp hơn
nhiều những gì mọi người biết, từ việc Trưởng Đặc khu phụ thuộc hoàn
toàn vào chỉ đạo của Bắc Kinh cho tới đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)
có mật lệnh xử lý Hồng Kông và có thể đang điều chuyển quân đội tiến vào
lãnh thổ này.
Cảnh sát bắn đạn hơi cay vào người biểu tình. (Ảnh: Epoch Times) |
Trưởng Đặc khu Hồng Kông đã đệ trình kế hoạch xoa dịu biểu tình từ tháng Sáu, nhưng ĐCSTQ từ chối
Theo
Reuters, từ khoảng giữa tháng Sáu, Trưởng Đặc khu Hồng Kông Carrie Lam
đã đệ trình một báo cáo cho ĐCSTQ tại Bắc Kinh đánh giá về 5 yêu cầu
chính của người biểu tình và chỉ ra rằng việc rút hoàn toàn luật dẫn độ
gây tranh cãi có thể giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng chính trị đang bùng
nổ tại hòn đảo bán tự trị này.
Tuy
nhiên, chính quyền trung ương ĐCSTQ đã bác bỏ đề xuất rút luật dẫn độ
của bà Lam và ra lệnh cho bà này không được nhượng bộ bất kỳ yêu cầu nào
của người biểu tình vào thời điểm đó, ba nguồn tin giấu tên nói với
Reuters.
Hai
trong ba nguồn tin nêu trên cho biết báo cáo của bà Lam được gửi tới
ĐCSTQ vào khoảng thời gian từ ngày 16/6 – một ngày sau khi bà Lam thông
báo đình chỉ luật dẫn độ đến ngày 7/8 khi Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và
Ma Cao tổ chức một hội nghị gần thành phố Thâm Quyến thu hút sự tham dự
của 500 chính trị gia và doanh nhân Hồng Kông thân Bắc Kinh.
Nguồn
tin giấu tên của Reuters cho biết Bắc Kinh đã yêu cầu bà Lam không được
rút dự luật dẫn độ hoặc tiến hành một cuộc điều tra độc lập về các cuộc
biểu tình Hồng Kông, trong đó có các cáo buộc về việc cảnh sát sử dụng
bạo lực quá phận.
Một
nguồn tin khác trong ba nguồn tin của Reuters khẳng định rằng chính
quyền trung ương ĐCSTQ đã nói không với tất cả 5 yêu cầu chính của người
biểu tình Hồng Kông. “Tình hình phức tạp hơn nhiều so với hầu hết mọi
người nhận biết,” nguồn tin này cảnh báo.
Nguồn
tin nêu trên nói rõ thêm rằng báo cáo của chính quyền Hồng Kông được
gửi tới Nhóm Điều phối Trung ương về các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao –
một nhóm làm việc cấp cao do Thường ủy Bộ chính trị ĐCSTQ Hàn Chính lãnh
đạo và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng biết về báo cáo này.
Nguồn
tin xác nhận rằng Bắc Kinh đã từ chối nhượng bộ bất kỳ yêu cầu nào của
người biểu tình và muốn chính quyền của bà Lam phải chủ động hơn.
Tại
hội nghị hôm 7/8, lãnh đạo Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Ma Cao Trương
Hiểu Minh (Zhang Xiaoming) đã nói rằng nếu bất ổn tại Hồng Kông vẫn tiếp
diễn, “chính quyền trung ương phải can thiệp”. Phát biểu này của ông
Trương được tường thuật trên truyền hình nhà nước Trung Quốc.
Từ
sau đó, có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã đang thực hiện lập
trường cứng rắn hơn về vấn đề Hồng Kông. Chẳng hạn, các quan chức ĐCSTQ
đã ví một số người biểu tình là “khủng bố”; cảnh sát bán quân sự Trung
Quốc đã tiến hành tập trận gần biên giới Hồng Kông; nhiều công ty Hồng
Kông đã bị sức ép phải sa thải nhân viên ủng hộ các cuộc biểu tình; và
sĩ quan an ninh đã lục soát các thiết bị kỹ thuật số của một số khách du
lịch vào Trung Quốc. Mới nhất, hôm thứ Sáu (30/8), nhà hoạt động dân
chủ nổi tiếng Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) đã bị bắt, theo thông tin từ
đảng Demosisto.
ĐCSTQ ra mật lệnh xử lý tình hình Hồng Kông và chuẩn bị lệnh giới nghiêm?
Theo
một nguồn tin ngày 28/8 từ hãng tin Mirror Media của Đài Loan, Bộ An
ninh Quốc gia ĐCSTQ đã gửi tài liệu bí mật cho cơ quan “phản gián” An
ninh Quốc gia tại các tỉnh thành với nội dung yêu cầu Cục số 3 của An
ninh Quốc gia Quảng Đông phối hợp với Chính quyền Hồng Kông bắt giữ
khoảng 2 hoặc 3 người Mỹ và Đài Loan, cáo buộc họ là “gián điệp” của Mỹ
và Đài Loan nhằm chứng minh có “thế lực nước ngoài” kích động trong
chiến dịch biểu tình phản đối luật dẫn độ tại Hồng Kông.
Hiện tại, Cục số 3 An ninh Quốc gia Quảng Đông đã bắt đầu sắp xếp các công việc liên quan.
Nguồn
tin cũng cho biết Văn phòng Sự vụ Hồng Kông – Ma Cao đã ban hành công
văn đỏ đề nghị những bộ phận liên quan thực hiện 5 yêu cầu nhiệm vụ. Thứ
nhất là không để phong trào biểu tình phản đối luật dẫn độ tại Hồng
Kông tiếp tục lan rộng, Chính quyền Hồng Kông phải kiên quyết chống hành
vi phá hoại “một quốc gia hai chế độ”. Thứ hai là phải bình ổn tình
hình Hồng Kông trước khi kết thúc tháng Tám. Thứ ba là hợp tác chặt chẽ
giữa Chính quyền Hồng Kông và tỉnh Quảng Đông trong điều động cảnh sát
vũ trang và công an Quảng Đông phối hợp cùng cảnh sát Hồng Kông, quá
trình này thống nhất chỉ đạo từ Tỉnh ủy Quảng Đông. Thứ tư là quân đội
ĐCSTQ trú tại Hồng Kông có thể hành động uy hiếp, nhưng không phù hợp
cho hành động thiết quân luật. Thứ năm là thực hiện chu đáo công tác
khắc phục hậu quả của quá trình giải tán biểu tình, dùng chính sách vừa
mềm vừa cứng để giảm thiểu tác động và trừng phạt từ quốc tế.
Gần
đây cũng có thông tin cho biết Chính quyền Hồng Kông đã đề xuất thực
thi “Pháp lệnh Quy định về Trường hợp khẩn cấp” để đối phó với người
biểu tình Hồng Kông. Về vấn đề này, hôm 27/8 bà Carrie Lam phản hồi
trong buổi họp báo rằng, chính phủ có trách nhiệm xem xét đến mọi biện
pháp pháp lý “ngăn chặn và dẹp bạo loạn”.
Theo
Reuters, trao đổi với báo giới trước cuộc họp với Hội đồng Hành pháp
hôm 27/8, bà Carrie Lam đã từ chối trả lời thẳng vào câu hỏi liệu bà sẽ
vận dụng Pháp lệnh Quy định về Trường hợp Khẩn cấp để áp đặt tình trạng
gần như thiết quân luật tại Hồng Kông.
“Chúng
tôi muốn chấm dứt tình trạng hỗn loạn hiện nay tại Hồng Kông thông qua
thực thi pháp luật. Đồng thời, chúng tôi sẽ không từ bỏ việc thiết lập
một nền tảng cho đối thoại,” bà Lam nói.
Trưởng
Đặc khu khẳng định: “Tính tới hôm nay, chính quyền Hồng Kông vẫn tự tin
rằng chúng tôi có thể tự giải quyết tranh cãi xã hội kéo dài hai tháng
này, và tôi tin rằng đó cũng là hy vọng cho công chúng khi mà chúng tôi
tự giải quyết điều này. Cơ sở tốt nhất cho [xử lý vấn đề này] là pháp
luật.”
Với
phát biểu nêu trên của bà Lam, các lãnh đạo biểu tình và những chính
trị gia đồng cảm với phong trào phản đối chính phủ đã bày tỏ cảnh báo
rằng bà Lam thực tế muốn áp dụng Pháp lệnh Quy định về Trường hợp Khẩn
cấp để dập tắt biểu tình, có thể hiểu là bịt miệng người biểu tình,
nhưng né tránh trả lời trực diện vào câu hỏi này.
Tờ
Breitbart News dẫn lời nhà lập pháp James To của Đảng Dân chủ tuyên bố:
“Có phải bà ta muốn quy chế đặc biệt của Hồng Kông chết sớm hơn nữa
bằng cách hủy bỏ quyền biểu tình hòa bình của người dân Hồng Kông? Tôi
hy vọng bà Carrie Lam sẽ suy nghĩ lại điều này.”
Pháp
lệnh Quy định về Trường hợp Khẩn cấp nếu được áp dụng sẽ thiết lập tình
trạng khẩn cấp trên toàn Hồng Kông và cho phép bà Lam có quyền lực gần
như không giới hạn để khôi phục trật tự công cộng, trong đó bao gồm cả
các hành động kiểm duyệt và cảnh sát. Như nhận định của ông James To,
Hồng Kông khi bị áp đặt quy định khẩn cấp sẽ được điều hành như một
thành phố Trung Quốc và hầu hết mọi đặc quyền tự trị đặc biệt của Đặc
khu này sẽ bị đình chỉ.
ĐCSTQ luân chuyển quân đồn trú tại Hồng Kông đúng thời điểm nhạy cảm
Chỉ
vài ngày sau khi bà Lam ám chỉ sẽ “Thiết quân luật” để bình ổn tình
hình Hồng Kông, sáng sớm 29/8 đã xuất hiện nhiều xe quân đội của đảng
Cộng sản Trung Quốc tiến vào Hồng Kông.
Bộ
Quốc phòng Trung Quốc và truyền thông tại Trung Quốc Đại lục sau đó đã
nói rằng đây là đợt luân chuyển quân đồn trú tại Hồng Kông lần thứ 22,
thời điểm giống như các đợt luân chuyển trước đó. Tuy nhiên, giới quan
sát phát hiện, lần “luân chuyển” này, có nhiều phương diện khác với mọi
năm.
Trong
cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào sáng 29/8, người phát
ngôn của bộ này là ông Nhậm Quốc Cường cho biết, việc triển khai luân
chuyển quân đồn trú tại Hồng Kông bắt đầu từ sáng sớm ngày 29/8 là hoạt
động thường kỳ bình thường hàng năm, thời gian cũng tương đối so với
thời điểm những năm trước.
Nhưng
đối chiếu một cách chi tiết, có thể phát hiện, thời gian hoạt động luân
chuyển lần này so với những năm qua có chút khác biệt. Sau khi bàn giao
chủ quyền Hồng Kông cho Trung Quốc, quân đội đồn trú tại Hồng Kông mỗi
năm đều sẽ tiến hành luân chuyển. Từ năm 2001 đến năm 2014, thời gian
luân chuyển đều là ngày 25/11. Bắt đầu từ năm 2015, tức lần luân chuyển
thứ 18, thời gian đổi lại thành ngày 31/8. Sau đó, 3 lần luân chuyển
trong 3 năm tiếp theo đều là ngày 25/8. Do đó, theo thông lệ trước đó,
lần luân chuyển năm nay đúng ra là vào ngày 25/8, nhưng lại trì hoãn đến
sáng sớm ngày 29/8; người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc
Cường không đưa ra giải thích hợp lý.
Bên
cạnh đó, có nhà quan sát phát hiện, xe quân đội dùng trong lần hoán
chuyển quân đồn trú tại Hồng Kông này cũng có có ẩn ý. Trong bản tin
liên quan đến sự kiện, Tân Hoa Xã đã công bố 3 bức ảnh hiện trường luân
chuyển quân đội tại Hồng Kông, trong đó có một bức ảnh có nhiều xe vũ
trang bọc thép nhiều bánh. Trang tin Duowei News dẫn lời của nhà quan
sát chỉ ra, bức ảnh xe bọc thép nhiều bánh được Tân Hoa Xã công bố, là
xe chống bạo động WJ-03B trước đó đó được trang bị cho Tổng đội cơ động
số 2 của bộ đội cảnh sát vũ trang Thâm Quyến, chứ không phải là chiến xa
bộ binh ZSL-92B mà quân đội trú tại Hồng Kông lâu nay vẫn sử dụng.
Trong
cuộc họp báo thường kỳ này của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Nhậm Quốc
Cường trả lời câu hỏi quân đội đồn trú mới tại Hồng Kông liệu có phải là
dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ can dự vào duy trì ổn định Hồng Kông;
tuy nhiên ông Nhậm Quốc Cường chỉ nhắc đến việc sẽ chiểu theo “Luật quân
đội đồn trú” để làm việc. Điều 14 chương 3 Luật quân đội đồn trú quy
định, chính quyền Hồng Kông chiểu theo Luật quân đội đồn trú để yêu cầu
Giải phóng quân tại Hồng Kông “duy trì trị an xã hội”.
Trước
đó, vào hồi tháng Tám, Quân đội đồn trú tại Hồng Kông đã công bố một
đoạn video tuyên truyền về cảnh diễn tập chống bạo động, trong cảnh quay
có binh lính đối kháng với những người đóng giả là người biểu tình, và
dùng tiếng Quảng Đông hét lớn “tự chịu hậu quả” để kêu người biểu tình
rút lui.
Xuân Thành
(Tri thức VN)
Không có nhận xét nào