(VNTB) - “Tôi nghĩ rằng Việt Nam đã phải thất vọng về phản ứng của cộng đồng quốc tế trừ Hoa Kỳ,” trả lời đài VOA, Giáo sư Carl Thayer của Học Viện Quốc phòng Úc nhận định và cho biết rằng đại sứ Việt Nam tại Úc đã bày tỏ lo ngại về việc báo chí ở Úc không đăng tải thông tin về sự việc và không có bình luận gì từ phía chính phủ Úc…
Úc lại là một đồng minh quân sự của Mỹ trong ‘bộ tứ’ ở vòng cung Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Mỹ - Nhật - Ấn - Úc).
Nhưng vì sao Úc - cũng được giới chóp bu Việt Nam xem là ‘đối tác quan trọng’ - lại quá thờ ơ với vụ tàu Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính, nguồn lợi và danh thể của ‘Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’?
Không thể cho rằng nước Úc bàng quan vụ Bãi Tư Chính vì không ‘dính’ gì Biển Đông. Bởi cũng như Nhật bản, Úc có một phần quyền lợi trong giao thương qua Biển Đông, với khoảng 50% lượng giao thương thông qua vùng biển này. Nếu Trung Quốc khống chế được khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và hơn thế nữa là ‘nuốt’ hẳn Bãi Tư Chính, Úc đương nhiên sẽ bị khó khăn và thách thức lớn trong giao thương do các tàu Trung Quốc ‘làm luật’.
Trong những năm gần đây, thỉnh thoảng tàu chiến Trung Quốc lại khiêu khích tàu Úc.
Tuy thế, sách lược của ‘bộ tứ’ dường như chẳng có gì phải vội vã với Việt Nam - quốc gia vẫn còn nằm nguyên trạng trong ‘chủ nghĩa xã hội anh em’ với Trung Quốc và luôn bị ‘đảng anh’ hiếp đáp. Khả năng Úc điều tàu chiến đến Biển Đông để hỗ trợ hải quân Việt Nam là gần như không có.
Còn Hoa kỳ - đồng minh của Úc - thì sao?
Tháng 7 năm 2019, Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia đầu tiên lên tiếng gián tiếp ủng hộ Việt Nam trong vụ Bãi Tư Chính, dù quốc gia này vẫn chưa phải là ‘đối tác chiến lược’ trong bộ sưu tầm chẵn một tá đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, trong đó nổi bật là ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất’ Trung Quốc - như lối ngợi ca rất thiếu máu não của giới chóp bu Việt Nam.
Nhưng từ đó đến nay, người Mỹ vẫn không có động thái quân sự thực chất nào để ‘dằn mặt’ Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính. Hành động mới nhất của Washington là điều hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tới Biển Đông vào ngày 6/8/2019.
Tuy nhiên chưa có gì chắc chắn là hàng không mẫu hạm này sẽ trực tiếp can thiệp hay có một tác động nào đó tới Bãi Tư Chính nếu đối chiếu với yêu cầu can thiệp sâu hơn nhiều của chế độ bị xem là ‘hèn với giặc, ác với dân’.
Vì sao vào lần này Mỹ có vẻ thay đổi thái độ mà không hoặc chưa có những hành động cụ thể hỗ trợ Việt Nam?
Chung quy cũng tại thói du dây trả treo của Hà Nội.
Vào năm 2014, khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xông thẳng vào vùng lãnh hải Việt Nam như một cái tát nổ đom đóm vào mặt Bộ Chính trị Hà Nội, hầu hết các “đối tác chiến lược” của Việt Nam, kể cả nước Nga của Putin, đều thờ ơ hoặc quay lưng khi Việt Nam bị uy hiếp. Khi đó, tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô Đốc Samuel Locklear, đã gợi ý vẫn còn cửa cho “đối tác chiến lược toàn diện” giữa Mỹ và Việt Nam, hàm ý rằng Việt Nam cần rõ ràng và dứt khoát hơn trong mối quan hệ quân sự với Mỹ chứ không thể đeo bám chính sách “đu dây” nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, chính thể Việt Nam đã phớt lờ hảo ý của người Mỹ mà vẫn đeo đuổi mối quan hệ ngày càng nguy hiểm hơn với người bạn “bốn tốt – mười sáu chữ vàng.”
Đã 5 năm trời qua kể từ vụ Hải Dương 981 năm 2014, nhưng sự thể tồi tệ là não trạng ngả ngớn đu lắc và õng ẹo đu dây chính trị vẫn bị nén chặt trong những cái đầu bí bách và bế tắc của giới chóp bu Việt Nam.
(vietnamthoibao.org/)
Giáo sư Carl Thayer |
Úc lại là một đồng minh quân sự của Mỹ trong ‘bộ tứ’ ở vòng cung Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Mỹ - Nhật - Ấn - Úc).
Nhưng vì sao Úc - cũng được giới chóp bu Việt Nam xem là ‘đối tác quan trọng’ - lại quá thờ ơ với vụ tàu Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính, nguồn lợi và danh thể của ‘Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’?
Không thể cho rằng nước Úc bàng quan vụ Bãi Tư Chính vì không ‘dính’ gì Biển Đông. Bởi cũng như Nhật bản, Úc có một phần quyền lợi trong giao thương qua Biển Đông, với khoảng 50% lượng giao thương thông qua vùng biển này. Nếu Trung Quốc khống chế được khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và hơn thế nữa là ‘nuốt’ hẳn Bãi Tư Chính, Úc đương nhiên sẽ bị khó khăn và thách thức lớn trong giao thương do các tàu Trung Quốc ‘làm luật’.
Trong những năm gần đây, thỉnh thoảng tàu chiến Trung Quốc lại khiêu khích tàu Úc.
Tuy thế, sách lược của ‘bộ tứ’ dường như chẳng có gì phải vội vã với Việt Nam - quốc gia vẫn còn nằm nguyên trạng trong ‘chủ nghĩa xã hội anh em’ với Trung Quốc và luôn bị ‘đảng anh’ hiếp đáp. Khả năng Úc điều tàu chiến đến Biển Đông để hỗ trợ hải quân Việt Nam là gần như không có.
Còn Hoa kỳ - đồng minh của Úc - thì sao?
Tháng 7 năm 2019, Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia đầu tiên lên tiếng gián tiếp ủng hộ Việt Nam trong vụ Bãi Tư Chính, dù quốc gia này vẫn chưa phải là ‘đối tác chiến lược’ trong bộ sưu tầm chẵn một tá đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, trong đó nổi bật là ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất’ Trung Quốc - như lối ngợi ca rất thiếu máu não của giới chóp bu Việt Nam.
Nhưng từ đó đến nay, người Mỹ vẫn không có động thái quân sự thực chất nào để ‘dằn mặt’ Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính. Hành động mới nhất của Washington là điều hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tới Biển Đông vào ngày 6/8/2019.
Tuy nhiên chưa có gì chắc chắn là hàng không mẫu hạm này sẽ trực tiếp can thiệp hay có một tác động nào đó tới Bãi Tư Chính nếu đối chiếu với yêu cầu can thiệp sâu hơn nhiều của chế độ bị xem là ‘hèn với giặc, ác với dân’.
Vì sao vào lần này Mỹ có vẻ thay đổi thái độ mà không hoặc chưa có những hành động cụ thể hỗ trợ Việt Nam?
Chung quy cũng tại thói du dây trả treo của Hà Nội.
Vào năm 2014, khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xông thẳng vào vùng lãnh hải Việt Nam như một cái tát nổ đom đóm vào mặt Bộ Chính trị Hà Nội, hầu hết các “đối tác chiến lược” của Việt Nam, kể cả nước Nga của Putin, đều thờ ơ hoặc quay lưng khi Việt Nam bị uy hiếp. Khi đó, tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô Đốc Samuel Locklear, đã gợi ý vẫn còn cửa cho “đối tác chiến lược toàn diện” giữa Mỹ và Việt Nam, hàm ý rằng Việt Nam cần rõ ràng và dứt khoát hơn trong mối quan hệ quân sự với Mỹ chứ không thể đeo bám chính sách “đu dây” nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, chính thể Việt Nam đã phớt lờ hảo ý của người Mỹ mà vẫn đeo đuổi mối quan hệ ngày càng nguy hiểm hơn với người bạn “bốn tốt – mười sáu chữ vàng.”
Đã 5 năm trời qua kể từ vụ Hải Dương 981 năm 2014, nhưng sự thể tồi tệ là não trạng ngả ngớn đu lắc và õng ẹo đu dây chính trị vẫn bị nén chặt trong những cái đầu bí bách và bế tắc của giới chóp bu Việt Nam.
(vietnamthoibao.org/)
Không có nhận xét nào