Bộ Thương Mại Trung Cộng
ra lệnh các doanh nghiệp nhà nước không mua nông sản Mỹ nữa. Trong khi,
bán nông phẩm cho Trung Quốc là mối quan tâm của Tổng Thống Trump.
Trong hình, nông dân trữ đậu ở trang trại tại Scribber, tiểu bang
Nebraska. (Hình: Johannes EiselE/AFP/Getty Images)
Tổng Thống Donald Trump tin rằng quan hệ thân tình giữa cá nhân những người lãnh đạo sẽ đem lại hiệu quả tốt trong việc bang giao. Ông nói đến ông Kim Jong Un với lời lẽ kính trọng, dù trước đây khi chưa giao thiệp từng đặt tên chủ tịch Bắc Hàn là “Thằng Phi Đạn.”
Lần đầu mới gặp ông Trump đã khen ngợi ông Kim là người yêu dân yêu nước và hai người “yêu nhau” (falling in love). Ông khen ông Kim Jong Un gửi những bức thư “tuyệt đẹp” (beautiful letters). Gần đây ông nói ông Kim cho thấy có “viễn tượng tuyệt đẹp” (beautiful vision) cho đất nước của mình.
Sau khi ông Kim cho bắn mấy phi đạn vừa rồi, ông Trump vẫn bỏ qua, tuýt rằng “Chủ Tịch Kim chắc không muốn làm thất vọng bạn của ông ta, Tổng Thống Trump” (Chairman Kim … does not want to disappoint his friend, president Trump). Cùng ngày 2 Tháng Tám, ông nhắc lại lần nữa, cộng thêm lời ca ngợi, trong một tuýt khác: “Chủ Tịch Kim không muốn vi phạm tấm lòng tin tưởng khiến tôi thất vọng… triển vọng của đất nước Bắc Hàn, dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un, sẽ vô giới hạn” (North Korea… potential as a Country, under Kim Jong Un’s leadership, is unlimited).
Có lẽ ông Kim Jong Un hiểu tâm trạng “Ông Bạn” Trump của mình. Cho nên trong ba lần thử phi đạn vừa rồi, ông Kim chỉ cho bắn những tên lửa vừa tầm để đánh Nhật Bản, Nam Hàn (hay Trung Quốc) chứ không phải những thứ bắn tới Los Angeles như trước đây.
Donald Trump cũng để mắt xanh với Tập Cận Bình. Ngay cả khi mới tuyên bố sẽ đánh thuế nhập cảng trên hết số hàng hóa còn lại Trung Quốc bán vào nước Mỹ, $300 tỷ một năm, tổng thống Mỹ vẫn gọi chủ tịch Trung Cộng là “Ông Bạn Tập Cận Bình của tôi.”
Điều đáng chú ý là, đối với Tổng Thống Nga Vladimir Putin thì ông Trump luôn tỏ vẻ kính trọng và nhiều lúc cười đùa thân mật nhưng không thấy ông gọi ông Putin là “Ông Bạn” cũng như không hay dùng các thông điệp Twitter để nói về ông Putin.
Nhưng “Ông Bạn” Tập Cận Bình, khác với “Ông Bạn” Kim Jong Un, đã làm ông Trump thất vọng, tổng thống Mỹ nói thẳng ra như vậy.
Sau khi gặp “Ông Bạn” Tập Cận Bình ở Thượng Hải vào Tháng Sáu, ông Trump về nước khoe “Ông Bạn” đã hứa sẽ cho mua thêm nông sản của Mỹ. Ông Tập Cận Bình và báo, đài Trung Cộng không nhắc gì đến lời hứa hẹn đó. Không ai biết ông Tập đã nói với ông Trump những gì.
Giữa Tháng Bảy, ông Trump tuýt ra rằng sao ông chưa thấy Trung Cộng mua gì cả, ông rất thất vọng. Cuối tháng, hai ông bộ trưởng Mỹ qua Thượng Hải gặp phó thủ tướng Trung Cộng, trở về cũng nói Bắc Kinh sắp mua thêm nông phẩm. Báo chí Bắc Kinh loan tin bộ ngoại thương của họ đang chuẩn bị làm danh sách mua những thứ gì.
Nhưng tổng thống Mỹ muốn thúc đẩy “Ông Bạn” Tập Cận Bình của mình một chút. Phái đoàn Mỹ vừa về nhà, ông Trump tuýt ra một đòn mới: Sẽ đánh 10% thuế quan trên $300 tỷ hàng nhập cảng từ nước Tàu kể từ đầu Tháng Chín.
Miếng đòn này ông Trump tính từ trước. Bộ Trưởng Tài Chính Steven Mnuchin đã muốn nói cho Phó Thủ Tướng Lưu Hạc biết mối đe dọa này để tạo thêm áp lực, nhưng Tổng Thống Trump không đồng ý. Cho nên đối với Bắc Kinh, đây là một cú đánh bất ngờ.
Một điều ông Trump có lẽ không để ý, là lời đe dọa thuế quan trên $300 tỷ này được ông đưa ra trong lúc hàng ngũ lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc đang đi nghỉ Hè với nhau ở khu du lịch Bắc Đại Hải. Họ gặp nhau hằng ngày bên bờ hồ, bàn đại sự trong không khí vui chơi. Tất cả văn võ bá quan chứng kiến Tập Cận Bình bị Trump tát vào mặt; sau khi Tập mới quyết định cho mua nông phẩm để chiều Trump!
Tập phải ăn miếng trả miếng. Bộ Thương Mại Trung Cộng ra lệnh các doanh nghiệp nhà nước không mua nông sản Mỹ nữa. Bán nông phẩm cho Trung Quốc là mối quan tâm của Tổng Thống Trump, vì sang năm ông cần những lá phiếu của các nhà trồng trọt. Nông sản Mỹ bán sang Tàu năm 2017 là $19.5 tỷ. Vì chiến tranh mậu dịch qua năm 2018 Tàu chỉ còn mua $9.1 tỷ; nửa đầu năm 2019 đã giảm bớt $1.3 tỷ nữa, so với năm trước. Riêng món đậu nành năm 2017 Mỹ bán $12.23 tỷ, năm 2018 chỉ còn $3.13 tỷ. Niên khóa này Mỹ sẽ xuất cảng 10 triệu tấn đậu nành qua Tàu, năm ngoái từng bán được 27 triệu tấn rưỡi. Tập Cận Bình đã đánh vào một yếu huyệt của Donald Trump trước năm bầu cử.
Tập lại bồi thêm một miếng võ tiền tệ. Sau bản tuýt $300 tỷ của Trump, cả thế giới lo trận chiến tranh mậu dịch sẽ leo thang bất tận; thị trường chứng khoán bên Tàu đi xuống. Các nhà buôn tiền tệ nhìn thấy kinh tế nước Tàu cùng với giá trị đồng nhân dân tệ đều đi xuống, họ cùng đem tiền nước Tàu đi mua đô la, đẩy giá xuống thêm. Trung Quốc lẳng lặng để cho đồng tiền nước mình tụt giá, hơn 7 đồng nguyên mới đổi được một đô la.
Mấy năm nay Bắc Kinh vẫn bảo vệ giá trị đồng tiền, mỗi khi nó bị thị trường đẩy xuống thì Ngân Hàng Trung Ương lại đem đô la dự trữ ra mua, không để đô la lên trên mức 7 đồng nguyên. Con số 7 là một “bức tường” tâm lý. Giờ, Tập Cận Bình cho phá bức tường đó.
Ngay lập tức, tổng thống Mỹ phản pháo. Bộ Trưởng Mnuchin tuyên bố đặt Trung Quốc vào danh sách các nước “thao túng đồng tiền” (currency manipulation) để cạnh tranh bất chính. Trung Quốc đã được đặt trong bản danh sách “chờ” bị kết tội này, trong đó có cả nước Đức, Malaysia, Việt Nam và Nam Hàn; bây giờ được nêu đích danh.
Cuộc đấu ăn miếng trả miếng giữa Trump và Tập có chỗ thực, chỗ hư. Đánh thuế 10% trên $300 tỷ mặt hàng sẽ gậy ảnh hưởng thực tế. Ngưng mua nông sản Mỹ sẽ tác động trên cuộc tranh cử của ông Trump năm tới.
Nhưng hai miếng đòn hạ giá đồng nguyên và kết tội thao túng tiền tệ chỉ là đánh nhứ, không có ảnh hưởng đáng kể.
Trước cuộc đấu tay đôi mới này, Ngân Hàng Trung Ương Bắc Kinh đã ấn định mức giá đồng nguyên là 6.9225 đồng lấy một Mỹ kim. Khi họ thả lỏng cho nó rơi, tỷ giá lên tới 7.05. Giá trị chỉ giảm gần 2%. Mấy ngày sau, Bắc Kinh lại cố gắng không cho đồng tiền của mình tụt giá nữa. Bởi vì lợi bất cập hại.
Đồng nguyên tụt giá thì Tàu có lợi khi bán hàng sang Mỹ. Thí dụ một con búp bê bằng nhựa bán sang Mỹ với giá $1. Lúc mỗi đô la bằng 6 nguyên thì người bán bên Tàu thu được 6 đồng. Nếu bây giờ 7 đồng nguyên mới bằng một đô la thì, người Tàu bán vẫn thu 6 đồng nguyên nhưng người Mỹ mua chỉ phải trả 85.7 cent tiền Mỹ thôi. Phải đóng thêm thuế quan 10% thì nhà nhập cảng Mỹ cũng chỉ phải trả hơn 94 cent thôi! Họ có thể tiếp tục mua, có thể bán giá thấp hơn!
Nhưng cho đồng nguyên xuống giá cũng làm nước Tàu bị thiệt. Trước hết, hàng nhập cảng vào nước Tàu, từ bất cứ quốc gia nào, cũng tăng giá; vì trên thế giới này các nước mua bán với nhau đều thanh toán bằng Mỹ kim. Trước đây người Tàu mua món nào $1 giờ vẫn phải trả $1. Chỉ có khi tính ra nhân dân tệ là giá cao hơn. Hàng nhập lên giá, tức là phải lo lạm phát. Kinh tế đang trì trệ mà còn phải lo chống lạm phát! Quá nhiều việc!
Hơn nữa, các công ty ở nước Tàu và các chi nhánh của họ đã đi vay khắp thế giới, và vay bằng đô la, sẽ trả tiền lãi và vốn bằng đô la. Hiện số nợ này lên trên $3,000 tỷ. Đẩy đồng đô la lên tức là bắt người Tàu phải trả lãi và vốn nặng hơn! Trong 12 tháng tới các công ty xây dựng trong nước Tàu sẽ phải trả $18 tỷ tiền vay ở nước ngoài, chưa kể phải trả số nợ trong nước tương đương với $35 tỷ. Cộng Sản Trung Quốc không muốn đô la lên giá quá. Ông Tập Cận Bình đánh một chiêu nhưng sẽ không muốn phải đối phó với các khó khăn trên. Ông sẽ giữ giá trị đồng nguyên không để nó xuống thấp hơn nữa so với đô la Mỹ.
Cho nên, ngày Thứ Năm vừa qua giá Mỹ kim chỉ còn 7.04 nguyên.
Để đáp lại vụ đồng tiền Trung Cộng sụt giá, ông Trump dọa sẽ đẩy giá trị đồng Mỹ kim, ông lại thúc đẩy Ngân Hàng Trung Ương Mỹ cắt lãi suất. Nhưng nếu đô la xuống giá thì chính phủ Mỹ cũng lo. Vì khi thấy đô la trên đà đi xuống thì nhiều nước sẽ “tạm ngưng” không đi mua đô la để cho chính phủ Mỹ vay nữa. Tội gì mua đô la bây giờ, khi biết rằng mai mốt ông Trump sẽ đẩy đồng tiền xuống giá? Hiện mỗi năm ngân sách Mỹ thiếu hụt $1,000 tỷ, thế nào cũng phải vay thêm nâng số $22,000 tỷ nợ lên cao hơn!
Miếng đòn đánh trả của Mỹ “kết tội thao túng tiền tệ” cũng là một hư chiêu. Lần trước, nước Tàu đã bị đặt vào danh sách “thao túng tiền tệ” vào năm 1994, thời ông Bill Clinton, và đó là một đòn đánh thật vì Bắc Kinh mới phá giá đồng nguyên 50%. Năm nay, trong lời tuyên bố của ông Mnuchin ông nói thêm rằng quyết định này còn phải tham khảo với Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF). Chắc chắn Bắc Kinh sẽ tìm cách thuyết phục IMF rằng họ không hề thao túng.
Với những đòn đánh qua đánh lại, nửa thực nửa hư như trên, Tháng Chín tới, hai bên Mỹ, Tàu chắc sẽ còn gặp nhau nữa.
Nhưng Tổng Thống Trump chắc đã rút ra được một bài học: Không thể cứ gọi lãnh tụ một nước khác là “Bạn” thì sẽ làm cho họ trở nên hiền lành dễ thương! Ông Tập hay cậu Kim, người nào cũng lo quyền lợi riêng của họ. Sự thật là “Trade War is not good! Trade war is not easy to win!” (Ngô Nhân Dụng)
Ngô Nhân Dụng
Trump – Tập ăn miếng trả miếng |
Tổng Thống Donald Trump tin rằng quan hệ thân tình giữa cá nhân những người lãnh đạo sẽ đem lại hiệu quả tốt trong việc bang giao. Ông nói đến ông Kim Jong Un với lời lẽ kính trọng, dù trước đây khi chưa giao thiệp từng đặt tên chủ tịch Bắc Hàn là “Thằng Phi Đạn.”
Lần đầu mới gặp ông Trump đã khen ngợi ông Kim là người yêu dân yêu nước và hai người “yêu nhau” (falling in love). Ông khen ông Kim Jong Un gửi những bức thư “tuyệt đẹp” (beautiful letters). Gần đây ông nói ông Kim cho thấy có “viễn tượng tuyệt đẹp” (beautiful vision) cho đất nước của mình.
Sau khi ông Kim cho bắn mấy phi đạn vừa rồi, ông Trump vẫn bỏ qua, tuýt rằng “Chủ Tịch Kim chắc không muốn làm thất vọng bạn của ông ta, Tổng Thống Trump” (Chairman Kim … does not want to disappoint his friend, president Trump). Cùng ngày 2 Tháng Tám, ông nhắc lại lần nữa, cộng thêm lời ca ngợi, trong một tuýt khác: “Chủ Tịch Kim không muốn vi phạm tấm lòng tin tưởng khiến tôi thất vọng… triển vọng của đất nước Bắc Hàn, dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un, sẽ vô giới hạn” (North Korea… potential as a Country, under Kim Jong Un’s leadership, is unlimited).
Có lẽ ông Kim Jong Un hiểu tâm trạng “Ông Bạn” Trump của mình. Cho nên trong ba lần thử phi đạn vừa rồi, ông Kim chỉ cho bắn những tên lửa vừa tầm để đánh Nhật Bản, Nam Hàn (hay Trung Quốc) chứ không phải những thứ bắn tới Los Angeles như trước đây.
Donald Trump cũng để mắt xanh với Tập Cận Bình. Ngay cả khi mới tuyên bố sẽ đánh thuế nhập cảng trên hết số hàng hóa còn lại Trung Quốc bán vào nước Mỹ, $300 tỷ một năm, tổng thống Mỹ vẫn gọi chủ tịch Trung Cộng là “Ông Bạn Tập Cận Bình của tôi.”
Điều đáng chú ý là, đối với Tổng Thống Nga Vladimir Putin thì ông Trump luôn tỏ vẻ kính trọng và nhiều lúc cười đùa thân mật nhưng không thấy ông gọi ông Putin là “Ông Bạn” cũng như không hay dùng các thông điệp Twitter để nói về ông Putin.
Nhưng “Ông Bạn” Tập Cận Bình, khác với “Ông Bạn” Kim Jong Un, đã làm ông Trump thất vọng, tổng thống Mỹ nói thẳng ra như vậy.
Sau khi gặp “Ông Bạn” Tập Cận Bình ở Thượng Hải vào Tháng Sáu, ông Trump về nước khoe “Ông Bạn” đã hứa sẽ cho mua thêm nông sản của Mỹ. Ông Tập Cận Bình và báo, đài Trung Cộng không nhắc gì đến lời hứa hẹn đó. Không ai biết ông Tập đã nói với ông Trump những gì.
Giữa Tháng Bảy, ông Trump tuýt ra rằng sao ông chưa thấy Trung Cộng mua gì cả, ông rất thất vọng. Cuối tháng, hai ông bộ trưởng Mỹ qua Thượng Hải gặp phó thủ tướng Trung Cộng, trở về cũng nói Bắc Kinh sắp mua thêm nông phẩm. Báo chí Bắc Kinh loan tin bộ ngoại thương của họ đang chuẩn bị làm danh sách mua những thứ gì.
Nhưng tổng thống Mỹ muốn thúc đẩy “Ông Bạn” Tập Cận Bình của mình một chút. Phái đoàn Mỹ vừa về nhà, ông Trump tuýt ra một đòn mới: Sẽ đánh 10% thuế quan trên $300 tỷ hàng nhập cảng từ nước Tàu kể từ đầu Tháng Chín.
Miếng đòn này ông Trump tính từ trước. Bộ Trưởng Tài Chính Steven Mnuchin đã muốn nói cho Phó Thủ Tướng Lưu Hạc biết mối đe dọa này để tạo thêm áp lực, nhưng Tổng Thống Trump không đồng ý. Cho nên đối với Bắc Kinh, đây là một cú đánh bất ngờ.
Một điều ông Trump có lẽ không để ý, là lời đe dọa thuế quan trên $300 tỷ này được ông đưa ra trong lúc hàng ngũ lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc đang đi nghỉ Hè với nhau ở khu du lịch Bắc Đại Hải. Họ gặp nhau hằng ngày bên bờ hồ, bàn đại sự trong không khí vui chơi. Tất cả văn võ bá quan chứng kiến Tập Cận Bình bị Trump tát vào mặt; sau khi Tập mới quyết định cho mua nông phẩm để chiều Trump!
Tập phải ăn miếng trả miếng. Bộ Thương Mại Trung Cộng ra lệnh các doanh nghiệp nhà nước không mua nông sản Mỹ nữa. Bán nông phẩm cho Trung Quốc là mối quan tâm của Tổng Thống Trump, vì sang năm ông cần những lá phiếu của các nhà trồng trọt. Nông sản Mỹ bán sang Tàu năm 2017 là $19.5 tỷ. Vì chiến tranh mậu dịch qua năm 2018 Tàu chỉ còn mua $9.1 tỷ; nửa đầu năm 2019 đã giảm bớt $1.3 tỷ nữa, so với năm trước. Riêng món đậu nành năm 2017 Mỹ bán $12.23 tỷ, năm 2018 chỉ còn $3.13 tỷ. Niên khóa này Mỹ sẽ xuất cảng 10 triệu tấn đậu nành qua Tàu, năm ngoái từng bán được 27 triệu tấn rưỡi. Tập Cận Bình đã đánh vào một yếu huyệt của Donald Trump trước năm bầu cử.
Tập lại bồi thêm một miếng võ tiền tệ. Sau bản tuýt $300 tỷ của Trump, cả thế giới lo trận chiến tranh mậu dịch sẽ leo thang bất tận; thị trường chứng khoán bên Tàu đi xuống. Các nhà buôn tiền tệ nhìn thấy kinh tế nước Tàu cùng với giá trị đồng nhân dân tệ đều đi xuống, họ cùng đem tiền nước Tàu đi mua đô la, đẩy giá xuống thêm. Trung Quốc lẳng lặng để cho đồng tiền nước mình tụt giá, hơn 7 đồng nguyên mới đổi được một đô la.
Mấy năm nay Bắc Kinh vẫn bảo vệ giá trị đồng tiền, mỗi khi nó bị thị trường đẩy xuống thì Ngân Hàng Trung Ương lại đem đô la dự trữ ra mua, không để đô la lên trên mức 7 đồng nguyên. Con số 7 là một “bức tường” tâm lý. Giờ, Tập Cận Bình cho phá bức tường đó.
Ngay lập tức, tổng thống Mỹ phản pháo. Bộ Trưởng Mnuchin tuyên bố đặt Trung Quốc vào danh sách các nước “thao túng đồng tiền” (currency manipulation) để cạnh tranh bất chính. Trung Quốc đã được đặt trong bản danh sách “chờ” bị kết tội này, trong đó có cả nước Đức, Malaysia, Việt Nam và Nam Hàn; bây giờ được nêu đích danh.
Cuộc đấu ăn miếng trả miếng giữa Trump và Tập có chỗ thực, chỗ hư. Đánh thuế 10% trên $300 tỷ mặt hàng sẽ gậy ảnh hưởng thực tế. Ngưng mua nông sản Mỹ sẽ tác động trên cuộc tranh cử của ông Trump năm tới.
Nhưng hai miếng đòn hạ giá đồng nguyên và kết tội thao túng tiền tệ chỉ là đánh nhứ, không có ảnh hưởng đáng kể.
Trước cuộc đấu tay đôi mới này, Ngân Hàng Trung Ương Bắc Kinh đã ấn định mức giá đồng nguyên là 6.9225 đồng lấy một Mỹ kim. Khi họ thả lỏng cho nó rơi, tỷ giá lên tới 7.05. Giá trị chỉ giảm gần 2%. Mấy ngày sau, Bắc Kinh lại cố gắng không cho đồng tiền của mình tụt giá nữa. Bởi vì lợi bất cập hại.
Đồng nguyên tụt giá thì Tàu có lợi khi bán hàng sang Mỹ. Thí dụ một con búp bê bằng nhựa bán sang Mỹ với giá $1. Lúc mỗi đô la bằng 6 nguyên thì người bán bên Tàu thu được 6 đồng. Nếu bây giờ 7 đồng nguyên mới bằng một đô la thì, người Tàu bán vẫn thu 6 đồng nguyên nhưng người Mỹ mua chỉ phải trả 85.7 cent tiền Mỹ thôi. Phải đóng thêm thuế quan 10% thì nhà nhập cảng Mỹ cũng chỉ phải trả hơn 94 cent thôi! Họ có thể tiếp tục mua, có thể bán giá thấp hơn!
Nhưng cho đồng nguyên xuống giá cũng làm nước Tàu bị thiệt. Trước hết, hàng nhập cảng vào nước Tàu, từ bất cứ quốc gia nào, cũng tăng giá; vì trên thế giới này các nước mua bán với nhau đều thanh toán bằng Mỹ kim. Trước đây người Tàu mua món nào $1 giờ vẫn phải trả $1. Chỉ có khi tính ra nhân dân tệ là giá cao hơn. Hàng nhập lên giá, tức là phải lo lạm phát. Kinh tế đang trì trệ mà còn phải lo chống lạm phát! Quá nhiều việc!
Hơn nữa, các công ty ở nước Tàu và các chi nhánh của họ đã đi vay khắp thế giới, và vay bằng đô la, sẽ trả tiền lãi và vốn bằng đô la. Hiện số nợ này lên trên $3,000 tỷ. Đẩy đồng đô la lên tức là bắt người Tàu phải trả lãi và vốn nặng hơn! Trong 12 tháng tới các công ty xây dựng trong nước Tàu sẽ phải trả $18 tỷ tiền vay ở nước ngoài, chưa kể phải trả số nợ trong nước tương đương với $35 tỷ. Cộng Sản Trung Quốc không muốn đô la lên giá quá. Ông Tập Cận Bình đánh một chiêu nhưng sẽ không muốn phải đối phó với các khó khăn trên. Ông sẽ giữ giá trị đồng nguyên không để nó xuống thấp hơn nữa so với đô la Mỹ.
Cho nên, ngày Thứ Năm vừa qua giá Mỹ kim chỉ còn 7.04 nguyên.
Để đáp lại vụ đồng tiền Trung Cộng sụt giá, ông Trump dọa sẽ đẩy giá trị đồng Mỹ kim, ông lại thúc đẩy Ngân Hàng Trung Ương Mỹ cắt lãi suất. Nhưng nếu đô la xuống giá thì chính phủ Mỹ cũng lo. Vì khi thấy đô la trên đà đi xuống thì nhiều nước sẽ “tạm ngưng” không đi mua đô la để cho chính phủ Mỹ vay nữa. Tội gì mua đô la bây giờ, khi biết rằng mai mốt ông Trump sẽ đẩy đồng tiền xuống giá? Hiện mỗi năm ngân sách Mỹ thiếu hụt $1,000 tỷ, thế nào cũng phải vay thêm nâng số $22,000 tỷ nợ lên cao hơn!
Miếng đòn đánh trả của Mỹ “kết tội thao túng tiền tệ” cũng là một hư chiêu. Lần trước, nước Tàu đã bị đặt vào danh sách “thao túng tiền tệ” vào năm 1994, thời ông Bill Clinton, và đó là một đòn đánh thật vì Bắc Kinh mới phá giá đồng nguyên 50%. Năm nay, trong lời tuyên bố của ông Mnuchin ông nói thêm rằng quyết định này còn phải tham khảo với Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF). Chắc chắn Bắc Kinh sẽ tìm cách thuyết phục IMF rằng họ không hề thao túng.
Với những đòn đánh qua đánh lại, nửa thực nửa hư như trên, Tháng Chín tới, hai bên Mỹ, Tàu chắc sẽ còn gặp nhau nữa.
Nhưng Tổng Thống Trump chắc đã rút ra được một bài học: Không thể cứ gọi lãnh tụ một nước khác là “Bạn” thì sẽ làm cho họ trở nên hiền lành dễ thương! Ông Tập hay cậu Kim, người nào cũng lo quyền lợi riêng của họ. Sự thật là “Trade War is not good! Trade war is not easy to win!” (Ngô Nhân Dụng)
Ngô Nhân Dụng
Không có nhận xét nào