Gần hai tháng biểu tình ở Hồng Kông khiến đảng Cộng Sản Trung Hoa bối rối. Không những họ chịu bó tay không can thiệp, họ còn thực sự không hiểu chuyện gì đang xảy ra, cho nên Bắc Kinh chưa biết phải đối phó cách nào.
Trong khi dân Hồng Kông đi biểu tình ở tòa nhà nghị viện, ở trụ sở cảnh sát và ở phi trường, thì Trung Cộng cho chiếu hình lính tráng kéo về túc trực, với những xe nhà binh xếp hàng chờ ở Thẩm Quyến, bên kia biên giới. Dương oai diễu võ đe dọa.
Nhưng cùng trong thời gian đó, Trung Cộng cũng đưa hàng ngàn “nhà nghiên cứu” vô Hồng Kông tìm gặp những người dân địa phương thuộc đủ các thành phần. Họ gặp các giáo sư đại học, các thương gia xưa nay không bao giờ bày tỏ ý kiến chính trị, các sinh viên, nhà báo, vân vân, để hỏi những câu giản dị, như: Dân Hồng Kông muốn cái gì? Tại sao người ta lại nổi giận dữ vậy?
Trung Cộng cũng đã làm giống như vậy lần trước. Năm 2003, sau khi nửa triệu người biểu tình chống một dự luật an ninh với mục đích thắt chặt ách kiểm soát đời sống dân cư, làm nghị viện phải hủy bỏ không bàn nữa, Bắc Kinh đã từng đưa hàng ngàn “nhà nghiên cứu” qua Hồng Kông để tìm hiểu. Chắc chắn những điều tra viên này đã làm báo cáo đầy đủ và trung thực những gì họ được nghe.
Nhưng năm nay, Bắc Kinh vẫn lâm tình trạng bất ngờ. Vì chính những người vẫn báo cáo tin tức cho Trung Ương Đảng và Bộ Công An cũng không nhìn thấy tâm trạng thật của người dân cựu thuộc địa.
Bốn tháng trước, cả Bắc Kinh không ai nghĩ trước rằng một dự luật về dẫn độ tội phạm qua Đài Loan, nhân vụ một thanh niên Hồng Kông giết cô bạn gái trong khi du lịch ở Đài Bắc, lại đưa tới các biến cố lạ lùng như thế này!
Một tháng trước ngày dân bắt đầu biểu tình, Phó Thủ Tướng Trung Cộng Hàn Chính (Han Zheng, 韩正) mới tiếp các đại biểu Quốc Hội từ Hồng Kông tới họp, ông nói rất tự tin: “Tình hình Hương Cảng đang tốt đẹp hơn… Hồng Kông đang phát triển đúng đường lối.”
Vì niềm tin tưởng sai lầm đó, cho nên khi hàng chục ngàn dân chúng bắt đầu biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, ông Hàn Chính còn khuyến khích dân Hồng Kông hãy ủng hộ dự luật này và tác giả là bà Lâm Quách Nguyệt Nga (Carrie Lam), vị hành chánh trưởng quan do Bắc Kinh chỉ định.
Hàn Chính không hiểu gì về dân Hồng Kông. Khi số người biểu tình lên tới 130,000, ngày 28 Tháng Tư, Bắc Kinh vẫn coi đó là chuyện nhỏ. Ngay trong lục địa, mỗi năm vẫn có hàng trăm ngàn cuộc biểu tình chống chính quyền các địa phương, có sao đâu?
Ngày 9 Tháng Sáu, nhìn cảnh một triệu người xuống đường, đủ các thành phần và mọi lớp tuổi, họ mới ngạc nhiên. Một tuần sau, sau khi bà Nguyệt Nga đã phải lên ti vi chính thức rút bản dự luật vô thời hạn, vẫn có hai triệu người tập họp bầy tỏ ý kiến tưng bừng như ngày hội lớn!
Giới lãnh đạo ở Bắc Kinh không hiểu nổi. Dân Hồng Kông không chỉ phản đối một bản dự luật. Họ muốn chống tất cả hệ thống lãnh đạo lãnh thổ này, chống những người cai trị bưng tai bịt mắt trước các nguyện vọng sâu xa của người dân. Nguyện vọng rất giản dị: Chúng tôi không muốn bị cai trị như cảnh người dân Trung Quốc đang phải chịu đựng.
Bắc Kinh đã cho quân đội biểu diễn thị uy, nhưng vô hiệu, dân vẫn tiếp tục biểu tình. Khi cảnh sát Hương Cảng mới thử dùng bạo lực, dân càng phản đối mạnh hơn. Họ kéo đến làm phi trường tắc nghẽn hai ngày liền. Họ không hề sợ hãi!
Nhưng sau cùng, những người dân phản kháng hăng hái nhất lại ngoan ngoãn giải tán. Chỉ vì ban giám đốc đưa chuyện này ra tòa và một vị chánh án đã phán quyết bắt phải ngưng (court injunction) các cuộc biểu tình ngăn cản hoạt động của phi trường.
Bây giờ giới lãnh đạo Trung Cộng có thể hiểu thêm một điều về dân Hương Cảng: Họ đã có thói quen sống trong luật pháp.
Ngay hôm sau, Tân Hoa Xã ở Bắc Kinh đã viết một bài, tựa đề: Cách duy nhất giải quyết vụ Hương Cảng là “Bảo vệ tinh thần pháp trị” (dịch tiếng Anh: Upholding rule of law). Bài báo nêu danh các chuyên gia, như ông Hàn Đại Nguyên (Han Dayuan,韓大元), khoa trưởng Luật Khoa Đại Học Nhân Dân, Bắc Kinh.
Trong một cuộc họp báo do nhà nước tổ chức, Giáo Sư Hàn Đại Nguyên nói rằng trước mối lo ngại bạo động, chỉ có một cách giải quyết vấn đề Hồng Kông là quay trở lại với khuôn khổ cai trị bằng luật pháp (rule of law). Hệ thống cai trị dựa trên pháp luật của Hồng Kông sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh, và phát triển; giúp Hồng Kông giữ được trật tự và phồn thịnh; bảo vệ các quyền và tự do của người dân Hồng Kông ghi trong bản “Luật căn bản,” là hiến pháp tạm thời của mảnh đất này.
Không cần sử dụng bạo lực, chỉ cần dùng luật pháp. Đó là bài học quan trọng nhất giới lãnh đạo cộng sản Bắc Kinh mới học được từ dân Hồng Kông.
Nhưng một điều mà ông Hàn Đại Nguyên không nói rõ, và Bắc Kinh cũng không muốn nhấn mạnh, là Hồng Kông theo một hệ thống tư pháp khác hẳn trong lục địa. Thượng tôn pháp luật, theo lối Trung Cộng là thẳng tay đàn áp những người không đồng ý với đảng và nhà nước. Quan tòa ở trong lục địa do đảng Cộng Sản chỉ định và sai khiến. Dân Hồng Kông đã sống và nghĩ theo truyền thống tư pháp của Anh quốc, khác hẳn. Luật pháp rõ ràng, quan tòa độc lập.
Ngay từ khi người Anh cai trị thuộc địa này, các quyền tự do căn bản của dân chúng vẫn được tôn trọng. Tự do phát biểu ý kiến, giúp cho báo, đài đủ mọi khuynh hướngmở mang. Tự do hội họp để bày tỏ ý kiến tập thể, cho nên hai triệu người có thể biểu tình trong trật tự. Tự do suy nghĩ, tự do tôn giáo, tự do kinh doanh, tự do cư trú nhờ không bị trói buộc bằng hộ khẩu, vân vân.
Bản Luật Căn Bản, do Anh và Trung Cộng ký kết bảo đảm thi hành trong 50 năm, vẫn tiếp tục cho dân hưởng các quyền tự do đó. Dưới chế độ của đế quốc Anh, dân Hồng Kông không có dân chủ nhưng được tự do.
Nhưng thế giới đã thay đổi. Người dân bắt đầu đứng lên đòi thêm các quyền dân chủ. Các tổ chức sinh viên, các hội đoàn nghề nghiệp đang vận động đòi quyền trưc tiếp bầu cử người hành chánh trưởng quan, đứng đầu guồng máy cai trị. Họ cũng đòi số đại biểu do dân trực tiếp bầu phải tăng lên trong nghị viện, thay vì đa số vẫn là những người do triều đình Bắc Kinh chọn và chỉ định.
Hai đại biểu đòi dân chủ trong nghị viện, Lương Quốc Hùng (Leung Kwok-hung,梁國雄), và Chu Khải Hồi (Eddie Chu Hoi-dick朱凱廸), 63 tuổi và 32 tuổi, cuối tuần này sẽ bắt đầu những cuộc biểu tình đòi cho người dân Hồng Kông được bỏ phiếu trực tiếp bầu những người cai trị mình.
Điều mà Cộng Sản Trung Quốc lo sợ nhất là dân chúng trong lục địa sẽ nhìn tấm gương của dân Hồng Kông và tự hỏi: Tại sao mình không được tự do như họ?
Đây sẽ là thử thách lớn đối đối với Trung Cộng trong những năm sắp tới.
Ngô Nhân Dụng
Hôm Thứ Sáu, 16 Tháng Tám, 2019, người dân Hồng Kông tiếp tục xuống đường biểu tình ủng hộ dân chủ, bất chấp sự răn đe của Bắc Kinh. (Hình: Manan Vatsyayana/AFP/Getty Images) |
Trong khi dân Hồng Kông đi biểu tình ở tòa nhà nghị viện, ở trụ sở cảnh sát và ở phi trường, thì Trung Cộng cho chiếu hình lính tráng kéo về túc trực, với những xe nhà binh xếp hàng chờ ở Thẩm Quyến, bên kia biên giới. Dương oai diễu võ đe dọa.
Nhưng cùng trong thời gian đó, Trung Cộng cũng đưa hàng ngàn “nhà nghiên cứu” vô Hồng Kông tìm gặp những người dân địa phương thuộc đủ các thành phần. Họ gặp các giáo sư đại học, các thương gia xưa nay không bao giờ bày tỏ ý kiến chính trị, các sinh viên, nhà báo, vân vân, để hỏi những câu giản dị, như: Dân Hồng Kông muốn cái gì? Tại sao người ta lại nổi giận dữ vậy?
Trung Cộng cũng đã làm giống như vậy lần trước. Năm 2003, sau khi nửa triệu người biểu tình chống một dự luật an ninh với mục đích thắt chặt ách kiểm soát đời sống dân cư, làm nghị viện phải hủy bỏ không bàn nữa, Bắc Kinh đã từng đưa hàng ngàn “nhà nghiên cứu” qua Hồng Kông để tìm hiểu. Chắc chắn những điều tra viên này đã làm báo cáo đầy đủ và trung thực những gì họ được nghe.
Nhưng năm nay, Bắc Kinh vẫn lâm tình trạng bất ngờ. Vì chính những người vẫn báo cáo tin tức cho Trung Ương Đảng và Bộ Công An cũng không nhìn thấy tâm trạng thật của người dân cựu thuộc địa.
Bốn tháng trước, cả Bắc Kinh không ai nghĩ trước rằng một dự luật về dẫn độ tội phạm qua Đài Loan, nhân vụ một thanh niên Hồng Kông giết cô bạn gái trong khi du lịch ở Đài Bắc, lại đưa tới các biến cố lạ lùng như thế này!
Một tháng trước ngày dân bắt đầu biểu tình, Phó Thủ Tướng Trung Cộng Hàn Chính (Han Zheng, 韩正) mới tiếp các đại biểu Quốc Hội từ Hồng Kông tới họp, ông nói rất tự tin: “Tình hình Hương Cảng đang tốt đẹp hơn… Hồng Kông đang phát triển đúng đường lối.”
Vì niềm tin tưởng sai lầm đó, cho nên khi hàng chục ngàn dân chúng bắt đầu biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, ông Hàn Chính còn khuyến khích dân Hồng Kông hãy ủng hộ dự luật này và tác giả là bà Lâm Quách Nguyệt Nga (Carrie Lam), vị hành chánh trưởng quan do Bắc Kinh chỉ định.
Hàn Chính không hiểu gì về dân Hồng Kông. Khi số người biểu tình lên tới 130,000, ngày 28 Tháng Tư, Bắc Kinh vẫn coi đó là chuyện nhỏ. Ngay trong lục địa, mỗi năm vẫn có hàng trăm ngàn cuộc biểu tình chống chính quyền các địa phương, có sao đâu?
Ngày 9 Tháng Sáu, nhìn cảnh một triệu người xuống đường, đủ các thành phần và mọi lớp tuổi, họ mới ngạc nhiên. Một tuần sau, sau khi bà Nguyệt Nga đã phải lên ti vi chính thức rút bản dự luật vô thời hạn, vẫn có hai triệu người tập họp bầy tỏ ý kiến tưng bừng như ngày hội lớn!
Giới lãnh đạo ở Bắc Kinh không hiểu nổi. Dân Hồng Kông không chỉ phản đối một bản dự luật. Họ muốn chống tất cả hệ thống lãnh đạo lãnh thổ này, chống những người cai trị bưng tai bịt mắt trước các nguyện vọng sâu xa của người dân. Nguyện vọng rất giản dị: Chúng tôi không muốn bị cai trị như cảnh người dân Trung Quốc đang phải chịu đựng.
Bắc Kinh đã cho quân đội biểu diễn thị uy, nhưng vô hiệu, dân vẫn tiếp tục biểu tình. Khi cảnh sát Hương Cảng mới thử dùng bạo lực, dân càng phản đối mạnh hơn. Họ kéo đến làm phi trường tắc nghẽn hai ngày liền. Họ không hề sợ hãi!
Nhưng sau cùng, những người dân phản kháng hăng hái nhất lại ngoan ngoãn giải tán. Chỉ vì ban giám đốc đưa chuyện này ra tòa và một vị chánh án đã phán quyết bắt phải ngưng (court injunction) các cuộc biểu tình ngăn cản hoạt động của phi trường.
Bây giờ giới lãnh đạo Trung Cộng có thể hiểu thêm một điều về dân Hương Cảng: Họ đã có thói quen sống trong luật pháp.
Ngay hôm sau, Tân Hoa Xã ở Bắc Kinh đã viết một bài, tựa đề: Cách duy nhất giải quyết vụ Hương Cảng là “Bảo vệ tinh thần pháp trị” (dịch tiếng Anh: Upholding rule of law). Bài báo nêu danh các chuyên gia, như ông Hàn Đại Nguyên (Han Dayuan,韓大元), khoa trưởng Luật Khoa Đại Học Nhân Dân, Bắc Kinh.
Trong một cuộc họp báo do nhà nước tổ chức, Giáo Sư Hàn Đại Nguyên nói rằng trước mối lo ngại bạo động, chỉ có một cách giải quyết vấn đề Hồng Kông là quay trở lại với khuôn khổ cai trị bằng luật pháp (rule of law). Hệ thống cai trị dựa trên pháp luật của Hồng Kông sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh, và phát triển; giúp Hồng Kông giữ được trật tự và phồn thịnh; bảo vệ các quyền và tự do của người dân Hồng Kông ghi trong bản “Luật căn bản,” là hiến pháp tạm thời của mảnh đất này.
Không cần sử dụng bạo lực, chỉ cần dùng luật pháp. Đó là bài học quan trọng nhất giới lãnh đạo cộng sản Bắc Kinh mới học được từ dân Hồng Kông.
Nhưng một điều mà ông Hàn Đại Nguyên không nói rõ, và Bắc Kinh cũng không muốn nhấn mạnh, là Hồng Kông theo một hệ thống tư pháp khác hẳn trong lục địa. Thượng tôn pháp luật, theo lối Trung Cộng là thẳng tay đàn áp những người không đồng ý với đảng và nhà nước. Quan tòa ở trong lục địa do đảng Cộng Sản chỉ định và sai khiến. Dân Hồng Kông đã sống và nghĩ theo truyền thống tư pháp của Anh quốc, khác hẳn. Luật pháp rõ ràng, quan tòa độc lập.
Ngay từ khi người Anh cai trị thuộc địa này, các quyền tự do căn bản của dân chúng vẫn được tôn trọng. Tự do phát biểu ý kiến, giúp cho báo, đài đủ mọi khuynh hướngmở mang. Tự do hội họp để bày tỏ ý kiến tập thể, cho nên hai triệu người có thể biểu tình trong trật tự. Tự do suy nghĩ, tự do tôn giáo, tự do kinh doanh, tự do cư trú nhờ không bị trói buộc bằng hộ khẩu, vân vân.
Bản Luật Căn Bản, do Anh và Trung Cộng ký kết bảo đảm thi hành trong 50 năm, vẫn tiếp tục cho dân hưởng các quyền tự do đó. Dưới chế độ của đế quốc Anh, dân Hồng Kông không có dân chủ nhưng được tự do.
Nhưng thế giới đã thay đổi. Người dân bắt đầu đứng lên đòi thêm các quyền dân chủ. Các tổ chức sinh viên, các hội đoàn nghề nghiệp đang vận động đòi quyền trưc tiếp bầu cử người hành chánh trưởng quan, đứng đầu guồng máy cai trị. Họ cũng đòi số đại biểu do dân trực tiếp bầu phải tăng lên trong nghị viện, thay vì đa số vẫn là những người do triều đình Bắc Kinh chọn và chỉ định.
Hai đại biểu đòi dân chủ trong nghị viện, Lương Quốc Hùng (Leung Kwok-hung,梁國雄), và Chu Khải Hồi (Eddie Chu Hoi-dick朱凱廸), 63 tuổi và 32 tuổi, cuối tuần này sẽ bắt đầu những cuộc biểu tình đòi cho người dân Hồng Kông được bỏ phiếu trực tiếp bầu những người cai trị mình.
Điều mà Cộng Sản Trung Quốc lo sợ nhất là dân chúng trong lục địa sẽ nhìn tấm gương của dân Hồng Kông và tự hỏi: Tại sao mình không được tự do như họ?
Đây sẽ là thử thách lớn đối đối với Trung Cộng trong những năm sắp tới.
Ngô Nhân Dụng
(diendantheky.net)
Không có nhận xét nào