Với hàng ngàn binh lính và hàng
trăm xe quân sự tập trung tại Thâm Quyến như một đe dọa trực tiếp sẵn
sàng tràn qua Hong Kong, “chế độ lưu manh” Bắc Kinh (từ của phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus trong buổi họp báo ngày
8-8-2019) sẽ cho Hong Kong tắm máu?
Điều 14 trong Luật cơ bản Hong Kong (“Hương Cảng cơ bản pháp”) ghi rằng 6.000 binh lính PLA (Giải phóng quân Trung Quốc) đồn trú ở Hong Kong có nhiệm vụ “quốc phòng” và “sẽ không can thiệp các vấn đề nội bộ lãnh thổ”. Luật cho phép chính quyền Hong Kong “yêu cầu trại lính (PLA) trợ giúp nhằm duy trì trật tự xã hội và hỗ trợ sự cố thảm họa” nhưng cũng nói rõ rằng trong những trường hợp như vậy thì PLA phải tuân thủ luật Hong Kong.
Điều 18 “Hương Cảng cơ bản pháp” nói rằng luật Trung Quốc nói chung không áp dụng cho Hong Kong, ngoại trừ những điều được ghi trong Phụ lục III trong “Hương Cảng cơ bản pháp”, chủ yếu liên quan các biểu tượng quốc gia và ngoại giao. Tuy nhiên, Điều 18 cũng nêu ra một ngoại lệ quan trọng: nếu Thường vụ Quốc hội Trung Quốc “quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh vì lý do biến loạn trong Đặc khu Hong Kong khiến nguy hại sự thống nhất quốc gia hoặc an ninh quốc gia và điều đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Chính quyền Đặc khu; (nếu Thường vụ Quốc hội Trung Quốc) quyết định rằng Đặc khu đang trong tình trạng khẩn cấp, thì Chính phủ Trung ương (Bắc Kinh) có thể ban hành một mệnh lệnh áp dụng luật quốc gia tương đương tại Đặc khu”.
Nói cách khác, trong “tình trạng khẩn cấp”, Bắc Kinh có thể dùng luật Trung Quốc áp dụng cho Hong Kong. Hơn nữa, dù việc triển khai PLA trong “tình trạng khẩn cấp quốc gia” chỉ có thể được dùng khi Chính quyền Đặc khu yêu cầu; nhưng với việc kiểm soát gần như tuyệt đối bộ máy hành chánh bù nhìn Hong Kong, Bắc Kinh hoàn toàn có thể gây sức ép buộc Chính quyền Đặc khu phải “yêu cầu” PLA “hỗ trợ”.
Bắc Kinh đến nay vẫn giới hạn chiến thuật đối phó trong khuôn khổ sử dụng lực lượng cảnh sát địa phương. Lựu đạn cay chưa đủ. Họ còn “vận dụng luật”, khi biến người biểu tình thành những kẻ bất tuân luật pháp. Theo luật Hong Kong, biểu tình sẽ trở nên “bất hợp pháp” nếu cảnh sát không ban hành thông báo “bất phản đối” (no-objection notice). Cảnh sát Hong Kong đã áp dụng trò này khi từ chối ban hành một thông báo như vậy đối với cuộc biểu tình ở Yuen Long (Nguyên Lãng) ngày 26-7 cũng như các cuộc tuần hành ở Hong Kong Island (hòn đảo ở phía Nam lãnh thổ Hong Kong) ngày 27-7 và 4-8-2019. Và bởi yếu tố “bất hợp pháp” nên cảnh sát có quyền trấn áp tàn bạo, bắt giam người biểu tình, và đặc biệt không can thiệp khi xảy ra đụng độ dữ dội giữa “các nhóm giang hồ” với người biểu tình (như sự cố ngày 21-7, khi hàng trăm tên “Tam Hoàng” mặc áo trắng cầm roi đánh túi bụi người biểu tình tại nhà ga Nguyên Lãng).
Cái gọi là Phòng liên lạc Bắc Kinh (“Trung liên biện”) tại Hong Kong thực chất là cơ quan uy quyền nhất Hong Kong. Nó không chỉ khống chế những vị trí chóp bu trong Chính quyền Hong Kong mà còn thò tay sâu xuống tất cả 18 cơ quan quản trị hành chính cấp khu vực (“Hương Cảng địa khu”) để can thiệp cũng như cài cắm thành phần thân Bắc Kinh. Điển hình: Junius Ho (Hà Quân Nghiêu) giành được ghế nghị viên năm 2016 sau khi đối thủ chính rút lui khỏi cuộc tranh cử do hoảng sợ trước loạt đe dọa nặc danh – như được thuật trên Foreign Affairs (5-8-2019). Junius Ho chính là kẻ tổ chức băng nhóm giang hồ đánh dân biểu tình tại Nguyên Lãng!
Các bình luận gần đây cho rằng một “Thiên An Môn 2.0” khó có khả năng xảy ra. Trên Project Syndicate (12-8-2019), giáo sư Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân) nói rằng hậu quả kinh tế của một giải pháp quân sự đối với Hong Kong là cực kỳ nghiêm trọng. Dù kinh tế Hong Kong chỉ chiếm 3% GDP Trung Quốc nhưng với vai trò là trung tâm dịch vụ pháp lý, tài chính và vận chuyển hàng hóa đẳng cấp thế giới giúp đưa vốn nước ngoài vào Hoa lục, Hong Kong giữ một vị trí chiến lược mà Thâm Quyến hoặc thậm chí Thượng Hải cũng không có được. Nếu binh lính Trung Quốc tràn vào Hong Kong – giáo sư Bùi viết – một làn sóng di cư đối với thành phần tinh hoa và giàu có Hong Kong sẽ xảy ra, giới doanh nghiệp phương Tây sẽ tìm đến những trung tâm thương mại khác ở châu Á, và kinh tế Hong Kong, một cầu nối quan trọng giữa Trung Quốc với phần còn lại của thế giới, sẽ sụp đổ.
Giáo sư Shi Yinhong (Thời Ân Hoàng), gương mặt quen thuộc vốn nổi tiếng diều hâu, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc Đại học Nhân Dân, cố vấn chính trị của Bắc Kinh, cũng thận trọng khuyên rằng Trung Quốc sẽ làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ với Mỹ và các cường quốc phương Tây nếu xả súng vào người biểu tình (South China Morning Post, 15-8-2019). Nếu cuộc biểu tình Hong Kong bị nghiền nát bằng bánh xích xe tăng PLA, Mỹ có thể rút lại quy chế ưu đãi đối với Hong Kong. Khả năng này không phải là một lập luận tưởng tượng. Nó là một đe dọa “rất thật”. Tháng 6-2019, giới lập pháp Hoa Kỳ đã đưa ra một dự luật với ủng hộ lưỡng đảng, yêu cầu Chính phủ Mỹ xét lại định kỳ mỗi năm quy chế ưu đãi được cam kết từ năm 1992 này (theo quy chế, Hong Kong được ưu đãi đặc biệt hơn so với Trung Quốc, trong những vấn đề liên quan thương mại, kinh tế; thậm chí cả việc xét visa và dự án đầu tư…).
Hong Kong đã cho thấy họ không phải là Tây Tạng. Chưa có cuộc biểu tình nào, kể cả các cuộc “cách mạng màu” tại nhiều nước thế giới, huống hồ những cuộc biểu tình đình công bên trong Hoa lục, được tổ chức như Hong Kong. Người ta không thấy thủ lĩnh. Hàng chục cuộc biểu tình và tuần hành tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn được tổ chức đều đặn mỗi năm đã mang lại những kinh nghiệm “xây dựng quần chúng” mà có lẽ không quyển sách đấu tranh bất bạo động nào trước nay đề cập đầy đủ.
Làm thế nào mà cùng một lúc có đến hai triệu người mặc áo đen để xuống đường? Làm thế nào có thể tổ chức liên tục các cuộc biểu tình với những địa điểm tập trung khác nhau? Đó là những “bí mật” mà không tổ chức xã hội dân sự hoặc tổ chức đấu tranh dân chủ nào không thắc mắc, kèm theo sự ngưỡng phục. Không chỉ là vấn đề mô hình và cách thức tổ chức. Chưa có cuộc biểu tình nào mà “ý thức phải lên tiếng” lại được nhiều tầng lớp và thành phần ủng hộ dữ dội như vậy, từ người già, luật sư đoàn, hiệp hội giáo chức, đến thậm chí gần đây còn có sự biểu thị của những gia đình dắt con trẻ đi cùng. Họ đã tìm được một điểm chung và xây dựng điểm chung đó thành nhận thức căn bản: sự giàu có vật chất mà họ có không thể mang lại những giá trị sống đúng nghĩa, một khi dân chủ và tự do không tồn tại.
“Các người có thể xiềng xích tôi, các người có thể tra tấn tôi, các người thậm chí có thể tàn phá cơ thể này nhưng các người không bao giờ có thể cầm tù được tâm hồn tôi” – không ít người chắc còn chưa quên câu nói đó của Nathan Law Kwun-chung khi cậu thanh niên trẻ này (lúc đó 23 tuổi) phát biểu, thay vì đọc lời tuyên thệ, tại kỳ họp Hội đồng lập pháp Hong Kong (Legco) ngày 12-10-2016, lúc cậu vừa đắc cử ghế nghị viên. Cũng trong ngày đó, nghị viên trẻ Sixtus “Baggio” Leung Chung-hang, 30 tuổi, thành viên đảng Youngspiration, đã quấn băngrôn xanh ghi hàng chữ “Hong Kong không phải Trung Quốc”. Trong khi đó, tân nghị viên Yau Wai-ching, 25 tuổi, cũng thuộc đảng Youngspiration, nói rằng cô ủng hộ Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc và từ chối tuyên bố trung thành với Bắc Kinh. “Tôi, Yau Wai-ching, trang trọng thề rằng tôi sẽ trung thực và trung thành với tổ quốc Hong Kong và sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ và che chở cho những giá trị Hong Kong”.
Nathan Law bị tước ghế nghị viên ngày 14-7-2017; trong khi Sixtus “Baggio” và Yau Wai-ching bị “tống khỏi” Legco ngày 15-11-2016. Tuy nhiên, họ - cùng cả triệu “Hongkonger” khác - đã không để bị tước mất ý chí. Ngày 15-8-2019, Hoàng Chi Phong thậm chí thách thức Tập Cận Bình đối thoại trực tiếp với người biểu tình. Họ không còn là những người biểu tình. Họ đã là những người chiến đấu trên chiến tuyến “bảo vệ và che chở cho những giá trị” mà họ đặt niềm tin vào. Họ không thể không biết những tín hiệu đe dọa về một cuộc tắm máu. Họ không đánh giá thấp sức mạnh của súng đạn. Chỉ súng đạn mới không có lý trí để đánh giá như thế nào là đáng để sống vĩnh viễn khi ngã xuống trên vũng máu “Tự Do”.
“Hong Kong vĩnh viễn không phải Trung Quốc!” (New York Times và HKFP)
https://www.facebook.com/nguyen.manhkim/posts/10158384116834796
Xe quân sự PLA giáp biên giới Hong Kong ngày 15-8-2019 (Reuters) |
Điều 14 trong Luật cơ bản Hong Kong (“Hương Cảng cơ bản pháp”) ghi rằng 6.000 binh lính PLA (Giải phóng quân Trung Quốc) đồn trú ở Hong Kong có nhiệm vụ “quốc phòng” và “sẽ không can thiệp các vấn đề nội bộ lãnh thổ”. Luật cho phép chính quyền Hong Kong “yêu cầu trại lính (PLA) trợ giúp nhằm duy trì trật tự xã hội và hỗ trợ sự cố thảm họa” nhưng cũng nói rõ rằng trong những trường hợp như vậy thì PLA phải tuân thủ luật Hong Kong.
Điều 18 “Hương Cảng cơ bản pháp” nói rằng luật Trung Quốc nói chung không áp dụng cho Hong Kong, ngoại trừ những điều được ghi trong Phụ lục III trong “Hương Cảng cơ bản pháp”, chủ yếu liên quan các biểu tượng quốc gia và ngoại giao. Tuy nhiên, Điều 18 cũng nêu ra một ngoại lệ quan trọng: nếu Thường vụ Quốc hội Trung Quốc “quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh vì lý do biến loạn trong Đặc khu Hong Kong khiến nguy hại sự thống nhất quốc gia hoặc an ninh quốc gia và điều đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Chính quyền Đặc khu; (nếu Thường vụ Quốc hội Trung Quốc) quyết định rằng Đặc khu đang trong tình trạng khẩn cấp, thì Chính phủ Trung ương (Bắc Kinh) có thể ban hành một mệnh lệnh áp dụng luật quốc gia tương đương tại Đặc khu”.
Nói cách khác, trong “tình trạng khẩn cấp”, Bắc Kinh có thể dùng luật Trung Quốc áp dụng cho Hong Kong. Hơn nữa, dù việc triển khai PLA trong “tình trạng khẩn cấp quốc gia” chỉ có thể được dùng khi Chính quyền Đặc khu yêu cầu; nhưng với việc kiểm soát gần như tuyệt đối bộ máy hành chánh bù nhìn Hong Kong, Bắc Kinh hoàn toàn có thể gây sức ép buộc Chính quyền Đặc khu phải “yêu cầu” PLA “hỗ trợ”.
Bắc Kinh đến nay vẫn giới hạn chiến thuật đối phó trong khuôn khổ sử dụng lực lượng cảnh sát địa phương. Lựu đạn cay chưa đủ. Họ còn “vận dụng luật”, khi biến người biểu tình thành những kẻ bất tuân luật pháp. Theo luật Hong Kong, biểu tình sẽ trở nên “bất hợp pháp” nếu cảnh sát không ban hành thông báo “bất phản đối” (no-objection notice). Cảnh sát Hong Kong đã áp dụng trò này khi từ chối ban hành một thông báo như vậy đối với cuộc biểu tình ở Yuen Long (Nguyên Lãng) ngày 26-7 cũng như các cuộc tuần hành ở Hong Kong Island (hòn đảo ở phía Nam lãnh thổ Hong Kong) ngày 27-7 và 4-8-2019. Và bởi yếu tố “bất hợp pháp” nên cảnh sát có quyền trấn áp tàn bạo, bắt giam người biểu tình, và đặc biệt không can thiệp khi xảy ra đụng độ dữ dội giữa “các nhóm giang hồ” với người biểu tình (như sự cố ngày 21-7, khi hàng trăm tên “Tam Hoàng” mặc áo trắng cầm roi đánh túi bụi người biểu tình tại nhà ga Nguyên Lãng).
Cái gọi là Phòng liên lạc Bắc Kinh (“Trung liên biện”) tại Hong Kong thực chất là cơ quan uy quyền nhất Hong Kong. Nó không chỉ khống chế những vị trí chóp bu trong Chính quyền Hong Kong mà còn thò tay sâu xuống tất cả 18 cơ quan quản trị hành chính cấp khu vực (“Hương Cảng địa khu”) để can thiệp cũng như cài cắm thành phần thân Bắc Kinh. Điển hình: Junius Ho (Hà Quân Nghiêu) giành được ghế nghị viên năm 2016 sau khi đối thủ chính rút lui khỏi cuộc tranh cử do hoảng sợ trước loạt đe dọa nặc danh – như được thuật trên Foreign Affairs (5-8-2019). Junius Ho chính là kẻ tổ chức băng nhóm giang hồ đánh dân biểu tình tại Nguyên Lãng!
Các bình luận gần đây cho rằng một “Thiên An Môn 2.0” khó có khả năng xảy ra. Trên Project Syndicate (12-8-2019), giáo sư Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân) nói rằng hậu quả kinh tế của một giải pháp quân sự đối với Hong Kong là cực kỳ nghiêm trọng. Dù kinh tế Hong Kong chỉ chiếm 3% GDP Trung Quốc nhưng với vai trò là trung tâm dịch vụ pháp lý, tài chính và vận chuyển hàng hóa đẳng cấp thế giới giúp đưa vốn nước ngoài vào Hoa lục, Hong Kong giữ một vị trí chiến lược mà Thâm Quyến hoặc thậm chí Thượng Hải cũng không có được. Nếu binh lính Trung Quốc tràn vào Hong Kong – giáo sư Bùi viết – một làn sóng di cư đối với thành phần tinh hoa và giàu có Hong Kong sẽ xảy ra, giới doanh nghiệp phương Tây sẽ tìm đến những trung tâm thương mại khác ở châu Á, và kinh tế Hong Kong, một cầu nối quan trọng giữa Trung Quốc với phần còn lại của thế giới, sẽ sụp đổ.
Giáo sư Shi Yinhong (Thời Ân Hoàng), gương mặt quen thuộc vốn nổi tiếng diều hâu, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc Đại học Nhân Dân, cố vấn chính trị của Bắc Kinh, cũng thận trọng khuyên rằng Trung Quốc sẽ làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ với Mỹ và các cường quốc phương Tây nếu xả súng vào người biểu tình (South China Morning Post, 15-8-2019). Nếu cuộc biểu tình Hong Kong bị nghiền nát bằng bánh xích xe tăng PLA, Mỹ có thể rút lại quy chế ưu đãi đối với Hong Kong. Khả năng này không phải là một lập luận tưởng tượng. Nó là một đe dọa “rất thật”. Tháng 6-2019, giới lập pháp Hoa Kỳ đã đưa ra một dự luật với ủng hộ lưỡng đảng, yêu cầu Chính phủ Mỹ xét lại định kỳ mỗi năm quy chế ưu đãi được cam kết từ năm 1992 này (theo quy chế, Hong Kong được ưu đãi đặc biệt hơn so với Trung Quốc, trong những vấn đề liên quan thương mại, kinh tế; thậm chí cả việc xét visa và dự án đầu tư…).
Hong Kong đã cho thấy họ không phải là Tây Tạng. Chưa có cuộc biểu tình nào, kể cả các cuộc “cách mạng màu” tại nhiều nước thế giới, huống hồ những cuộc biểu tình đình công bên trong Hoa lục, được tổ chức như Hong Kong. Người ta không thấy thủ lĩnh. Hàng chục cuộc biểu tình và tuần hành tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn được tổ chức đều đặn mỗi năm đã mang lại những kinh nghiệm “xây dựng quần chúng” mà có lẽ không quyển sách đấu tranh bất bạo động nào trước nay đề cập đầy đủ.
Làm thế nào mà cùng một lúc có đến hai triệu người mặc áo đen để xuống đường? Làm thế nào có thể tổ chức liên tục các cuộc biểu tình với những địa điểm tập trung khác nhau? Đó là những “bí mật” mà không tổ chức xã hội dân sự hoặc tổ chức đấu tranh dân chủ nào không thắc mắc, kèm theo sự ngưỡng phục. Không chỉ là vấn đề mô hình và cách thức tổ chức. Chưa có cuộc biểu tình nào mà “ý thức phải lên tiếng” lại được nhiều tầng lớp và thành phần ủng hộ dữ dội như vậy, từ người già, luật sư đoàn, hiệp hội giáo chức, đến thậm chí gần đây còn có sự biểu thị của những gia đình dắt con trẻ đi cùng. Họ đã tìm được một điểm chung và xây dựng điểm chung đó thành nhận thức căn bản: sự giàu có vật chất mà họ có không thể mang lại những giá trị sống đúng nghĩa, một khi dân chủ và tự do không tồn tại.
“Các người có thể xiềng xích tôi, các người có thể tra tấn tôi, các người thậm chí có thể tàn phá cơ thể này nhưng các người không bao giờ có thể cầm tù được tâm hồn tôi” – không ít người chắc còn chưa quên câu nói đó của Nathan Law Kwun-chung khi cậu thanh niên trẻ này (lúc đó 23 tuổi) phát biểu, thay vì đọc lời tuyên thệ, tại kỳ họp Hội đồng lập pháp Hong Kong (Legco) ngày 12-10-2016, lúc cậu vừa đắc cử ghế nghị viên. Cũng trong ngày đó, nghị viên trẻ Sixtus “Baggio” Leung Chung-hang, 30 tuổi, thành viên đảng Youngspiration, đã quấn băngrôn xanh ghi hàng chữ “Hong Kong không phải Trung Quốc”. Trong khi đó, tân nghị viên Yau Wai-ching, 25 tuổi, cũng thuộc đảng Youngspiration, nói rằng cô ủng hộ Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc và từ chối tuyên bố trung thành với Bắc Kinh. “Tôi, Yau Wai-ching, trang trọng thề rằng tôi sẽ trung thực và trung thành với tổ quốc Hong Kong và sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ và che chở cho những giá trị Hong Kong”.
Nathan Law bị tước ghế nghị viên ngày 14-7-2017; trong khi Sixtus “Baggio” và Yau Wai-ching bị “tống khỏi” Legco ngày 15-11-2016. Tuy nhiên, họ - cùng cả triệu “Hongkonger” khác - đã không để bị tước mất ý chí. Ngày 15-8-2019, Hoàng Chi Phong thậm chí thách thức Tập Cận Bình đối thoại trực tiếp với người biểu tình. Họ không còn là những người biểu tình. Họ đã là những người chiến đấu trên chiến tuyến “bảo vệ và che chở cho những giá trị” mà họ đặt niềm tin vào. Họ không thể không biết những tín hiệu đe dọa về một cuộc tắm máu. Họ không đánh giá thấp sức mạnh của súng đạn. Chỉ súng đạn mới không có lý trí để đánh giá như thế nào là đáng để sống vĩnh viễn khi ngã xuống trên vũng máu “Tự Do”.
“Hong Kong vĩnh viễn không phải Trung Quốc!” (New York Times và HKFP)
https://www.facebook.com/nguyen.manhkim/posts/10158384116834796
Không có nhận xét nào