Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc Đại
Lục suy thoái và chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn đang căng thẳng,
các số liệu mới nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố cho thấy
nhiều chỉ số quan trọng trong tháng 7/2019 của nền kinh tế Trung Quốc đã
sụt giảm trên mức dự kiến. Trong đó đáng kể là tốc độ tăng trưởng sản
xuất công nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua.
Kinh tế Trung Quốc tồi tệ hơn thời khủng hoảng toàn cầu năm 2008 |
Các chỉ số kinh tế chính đều sụt giảm
Ngày
14/8, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố số liệu cho thấy quy mô
giá trị gia tăng công nghiệp trong tháng 7/2019 của Đại Lục chỉ tăng
4,8%, thấp hơn ước tính trung bình 5,8% theo khảo sát của Reuters. Đây
được xem là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2002 đến nay. Tổng doanh số bán
lẻ hàng tiêu dùng cũng chỉ tăng 7,6%, thấp hơn ước tính trung bình 8,6%
theo khảo sát của Reuters, mức thấp kể từ tháng Tư năm nay.
Đầu
tư tài sản cố định từ tháng 1 đến tháng 7 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm
trước, thấp hơn một chút so với ước tính trung bình 5,8% theo khảo sát
của Reuter. Trong đó, đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm chỉ tăng 3,8%, còn
tốc độ tăng trưởng từ tháng 1 đến tháng 6 giảm 0,3 điểm phần trăm.
Đầu
tư sản xuất chế tạo từ tháng 1 đến tháng 7 đạt mức 3,3%, cao hơn 0,3
điểm phần trăm so với từ tháng 1 đến tháng 6. Nhưng tốc độ tăng trưởng
của đầu tư tư nhân có tính độ đồng bộ hóa cao đã giảm từ 5,7% xuống
5,4%, liệu lĩnh vực sản xuất chế tạo có phục hồi lại được mức bền vững
không thì cần quan sát tiếp. Trong cùng kỳ, đầu tư phát triển bất động
sản so với cùng kỳ năm trước tăng 10,6%, còn tốc độ tăng trưởng giảm 0,3
điểm phần trăm so với từ tháng 1 đến tháng 6.
Đồng
thời, tỷ lệ thất nghiệp hồi tháng 7/2019 trong khảo sát đô thị toàn
quốc là 5,3%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp thuộc 31 thành phố lớn là 5,2%,
cả hai đều tăng 0,2 điểm phần trăm so với tháng trước.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm giảm xuống mức thấp nhất trong 17 năm
Dữ
liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng của giá trị gia tăng công nghiệp là
thấp nhất kể từ tháng 2/2002, mức tăng trưởng hàng năm trong tháng
7/2019 là 4,8%, thấp hơn mức tăng 6,3% của tháng 6/2019.
Về tốc độ tăng trưởng hàng tháng, giá trị gia tăng công nghiệp tháng 7 tăng 0,19%, giảm 0,48 điểm phần trăm so với tháng 6.
Về
loại hình kinh tế, trong tháng 7, giá trị gia tăng của các công ty cổ
phần nhà nước tăng 3,7%, số doanh nghiệp cổ phần tăng 6,1%, còn doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ Hồng Kông, Macao và Đài Loan giảm
0,2%.
Về
công nghiệp, hệ lụy tăng trưởng công nghiệp vẫn thuộc về ngành sản xuất
xe hơi với mức âm giá trị gia tăng công nghiệp tháng thứ tư liên tục,
trong tháng 7 giảm 4,4%, biên độ giảm được mở rộng thêm 1,9 điểm phần
trăm.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên 5,3%
Số
liệu của Cục Thống kê ĐCSTQ cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong khảo sát
đô thị toàn quốc vào tháng 7 đã tăng lên 5,3%, tăng 0,2 điểm phần trăm
so với tháng 6.
Kinh
tế suy thoái khiến áp lực gia tăng sẽ gây tác động hơn nữa đến việc
làm. Tạp chí Phố Wall chỉ ra, giải quyết vấn đề thất nghiệp là ưu tiên
hàng đầu của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ, vì họ xem phát triển kinh tế là nền
tảng duy trì vai trò cai trị của đảng. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế cho
rằng, trên thực tế tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc cao hơn nhiều so với
dữ liệu chính thức công bố.
Trong
một báo cáo nghiên cứu vào tháng 7, Công ty Tài chính Quốc tế Trung
Quốc (China International Capital Corporation Ltd) chỉ ra, trong một năm
qua lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc đã mất 5 triệu việc làm, trong
đó khoảng 1,8 triệu – 1,9 triệu việc làm bị mất do cuộc chiến thương mại
Trung-Mỹ.
Do
ảnh hưởng của thương chiến, ngày càng có nhiều công ty nước ngoài
chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, ngay cả doanh nghiệp
Trung Quốc cũng tìm cách rời khỏi Đại Lục để tránh thuế quan. Theo
Nikkei Asian Review, kể từ tháng 6 năm ngoái đến nay đã có 33 công ty
niêm yết thông báo về kế hoạch thiết lập hoặc mở rộng sản xuất ở nước
ngoài cho hai sàn giao dịch chứng khoán hàng đầu của Trung Quốc. Do đó,
tỷ lệ thất nghiệp ở Đại Lục sẽ tiếp tục tăng lên.
Phân tích: Tình hình kinh tế tháng 7/2019 tồi tệ hơn năm 2008
Tạp
chí Phố Wall dẫn lời chuyên gia kinh tế Hình Triệu Bằng tại ANZ (công
ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia của Úc) cho biết, mức suy
thoái kinh tế tháng 7 của Trung Quốc thậm chí còn tồi tệ hơn hồi năm
2008, khi đó khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng đến sản xuất công
nghiệp nhưng mức tiêu dùng trong nước vẫn mạnh.
Nguồn
tin cho hay, chuyên gia kinh tế Đinh Sảng Biểu tại Standard Chartered
(công ty đa quốc gia Anh chuyên về ngân hàng và tài chính) nhận định
rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực suy thoái ngày
càng mạnh, trong khi các chính sách kích thích dùng trước đây hiện không
giúp giảm bớt áp lực này.
Cho
đến nay, chiến lược kích thích tăng trưởng chủ yếu thông qua cắt giảm
thuế và giảm phí của Bắc Kinh hầu như chưa có dấu hiệu thành công. Trong
quý II, tăng trưởng kinh tế đã giảm tới mức 6,2%, đây là mức tăng
trưởng chậm nhất ở Trung Quốc trong 30 năm qua.
Theo
Reuters, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 7 đã
giảm xuống mức thấp kỷ lục mới trong 17 năm qua, cộng thêm tình trạng
khó khăn của các kênh tài chính phi truyền thống làm nổi rõ bức tranh
nền kinh tế ảm đạm. Cùng đó là tốc độ tăng trưởng đầu tư cơ sở hạ tầng
co lại, cho thấy hiệu quả không tốt của các chính sách ngắn hạn, khiến
đầu tư bất động sản cũng phải đối mặt với áp lực suy giảm.
Reuters
dẫn quan điểm của một nhà kinh tế chỉ ra: “Dữ liệu kinh tế Đại Lục
tháng 7 cho thấy nền kinh tế suy giảm cả cung và cầu, thêm vào đó là nhu
cầu tín dụng xã hội suy giảm nhanh, bức tranh nền kinh tế ngày càng ảm
đạm hơn, áp lực sẽ tiếp tục gia tăng.”
Huệ Anh
(Tri thức VN)
Không có nhận xét nào