Thương chiến gia tăng với Mỹ đang
buộc các nhà sản xuất Trung Quốc phải thu hẹp hoạt động và bán hàng với
giá chiết khấu cao hơn khiến chỉ số giá sản xuất rơi vào khu vực giảm
phát, ngoài ra việc ngừng nhập nông sản Mỹ cũng đẩy giá cả thực phẩm của
Trung Quốc tăng cao.
Hình minh họa |
Theo
số liệu mới được Cục Thống kê Trung Quốc công bố hôm thứ Sáu 9/8, chỉ
số PPI, phản ánh giá bán buôn của các nhà máy, đã giảm 0,3% trong tháng
7/2019 so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số này suy giảm lần đầu tiên trong
vòng 3 năm qua, cho thấy các nhà sản xuất Trung Quốc đã phải cắt giảm
giá bán buôn để giữ được thị phần khi mà nhu cầu trong và ngoài nước suy
giảm. Điều này đã gây tác động tiêu cực tới lợi nhuận biên và làm mất
đi động lực gia tăng các khoản đầu tư mới mà nền kinh tế này đang rất
cần để thoát khỏi trạng thái trì trệ.
Các
nguyên vật liệu sản xuất như dầu thô, quặng sắt và các nguyên liệu thô
khác cũng bị giảm giá, cho thấy hoạt động sản xuất đang bị đình trệ.
“Nhu
cầu yếu đã bắt đầu tác động đến kỳ vọng của khu vực sản xuất”, nhà phân
tích Zou Qiang tại công ty quản lý quỹ Everbright Pramerica nói.
Ông
Zou cho rằng việc sụt giá bán buôn công nghiệp còn tiếp tục tồi tệ hơn
trong những tháng tiếp theo do chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn trong
ngành bất động sản nhằm kiềm chế nợ xấu và khống chế giá nhà tăng vọt.
Các
ngành kinh tế có mức nhu cầu suy giảm nhiều nhất là dầu khí, sản xuất
giấy và sản phẩm từ giấy, với mức giảm tương ứng là 8,3% và 7,1% so với
cùng kỳ năm ngoái, theo Reuters.
Trong
tình cảnh buôn bán và sản xuất công nghiệp trì trệ, chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) lại tăng mạnh trong tháng 7, chủ yếu là do giá thịt lợn tăng
cao vì dịch tả lợn Châu Phi hoành hành và Trung Quốc đã ngừng nhập thịt
lợn của Mỹ.
CPI
của Trung Quốc tăng lên 2,8%, mức cao nhất kể từ tháng 2/2018, và tăng
0,4% so với tháng 6. Giá thịt lợn tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái,
theo báo cáo trên. Ngoài ra, lạm phát giá lương thực tăng nhanh nhất từ
tháng 1/2012. Chỉ số giá thực phẩm tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái và
nhích lên từ mức 8,3% hồi tháng 6. Giá hoa quả cũng tăng 39,1%, giá
thịt lợn tăng 18,2% so với tháng trước.
Tờ
Hoa Nam Tảo Báo (SCMP) nhận định việc giá tiêu dùng liên tục tăng gây
ảnh hưởng xấu đến sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc vốn đang lo
ngại về thu nhập và tình hình việc làm của mình. Trong khi đó, Bắc Kinh
lại đang trông đợi vào việc người tiêu dùng nội địa gia tăng chi tiêu để
bù vào thâm hụt do tác động của nền kinh tế yếu đi cũng như cuộc chiến
thương mại ngày càng căng thẳng với Mỹ.
“Kết
quả cuối cùng là Trung Quốc phải đối mặt với sự tồi tệ nhất của cả 2
thế giới”, trung tâm tư vấn kinh độc lập Captial Economics (London) viết
trong một thông báo.
“Giá
tiêu dùng tăng cao sẽ tác động đến niềm tin của hộ gia đình và tăng
trưởng thu nhập thực tế, cùng lúc đó, việc giá bán buôn tại nhà máy trở
lại vùng giảm phát sẽ tiếp tục đặt áp lực suy giảm lên lợi nhuận của
ngành sản xuất”.
Chỉ
số bán hàng công nghiệp PPI suy yếu cũng là dấu hiệu cho thấy nền kinh
tế công nghiệp của Trung Quốc đang đình trệ. Ngoài ra, chỉ số mua hàng
nhà quản lý (PMI) – một thước đo về niềm tin trong giới vận hành nhà máy
dù tăng lên 49,7 trong tháng 7 (từ mức 49,4) nhưng vẫn nhỏ hơn mốc 50 –
mức hòa vốn, đấu hiệu cho thấy việc thu hẹp hoạt động trong ngành này.
Cục
Thống kê chỉ đưa ra một vài lý do đã gây ra sự giảm phát của chỉ số PPI
công nghiệp, trong đó bao gồm “phương tiện sản xuất” – một thuật ngữ
chung chỉ các nguyên liệu tư bản như vật liệu thô và máy móc – giảm
9,7%. Do hoạt động công nghiệp giảm, giá cả trong ngành thăm dò dầu khí
giảm 8,3% trong khi giá các nhiên liệu đầu vào như dầu khí, than đá và
các nhiên liệu khác đã giảm 5,1%.
Vấn
đề đáng lo ngại là tác động tiêu cực đối với nền kinh tế lớn thế 2 thế
giới khi xu hướng giảm giá bán buôn công nghiệp không đổi và các nhà
buôn hoãn nhập hàng do trông đợi giá tại cổng nhà máy sẽ tiếp tục giảm
trong tương lai, theo tờ SCMP nhận định.
Cuộc
chiến thương mại Mỹ-Trung bất ngờ trở nên căng thẳng vào tuần trước khi
Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh thuế nốt 300 tỷ USD còn lại của hàng
hóa Trung Quốc, và Trung Quốc phá giá đồng tiền của mình để đáp trả.
Trong
khi đó tăng trưởng đầu tư vào ngành sản xuất công nghiệp của Trung Quốc
trong nửa năm 2019 vốn đã giảm xuống 3% từ mức 9,5% trong cả năm 2018,
theo ước tính của Tập đoàn tài chính Nomura (Nhật Bản) và hàng rào thuế
mới của Mỹ nhiều khả năng sẽ kéo lùi con số đầu tư này thêm nữa.
Giá
sản xuất yếu hơn còn có thể làm gia tăng lo ngại về vấn đề nợ và vỡ nợ
đối với các công ty Trung Quốc, trong khi nền kinh tế của họ chạm ngưỡng
tăng trưởng thấp nhất trong gần 30 năm.
Ngân
hàng trung ương Trung Quốc được kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm yêu cầu dự trữ
(RRR) trong thời gian ngắn tới để bơm thêm tiền vào nền kinh tế, tuy
nhiên Bắc Kinh cũng e ngại bởi vì việc bơm tiền và cắt giảm lãi suất là
phương án cuối cùng, do họ vẫn còn phải xử lý vấn đề nợ xấu còn tồn đọng
từ những đợt kích thích kinh tế khổng lồ trước đây.
Trọng Đức
(Tri thức VN)
Không có nhận xét nào