Từ sáng 09/08/2019, hàng trăm người
biểu tình đòi dân chủ đã tập trung tọa kháng tại nhà ga sân bay quốc tế
Hồng Kông. Hành động mới của phong trào đòi dân chủ dự kiến kéo dài đến
Chủ Nhật 11/08 nhằm đánh động dư luận quốc tế.
Người biểu tình tọa kháng ở sảnh đến, sân bay quốc tế Hồng Kông, ngày 09/08/2019. |
Theo
người biểu tình, mục tiêu của họ không nhằm phong tỏa sân bay, hay gây
bạo loạn mà chỉ để cho du khách quốc tế hiểu về những gì đang diễn ra ở
Hồng Kông. Đó là cuộc đấu tranh đòi dân chủ và phản đối Bắc Kinh áp chế
đời sống chính trị của đặc khu hành chính.
AFP
cho biết người biểu tình đeo mặt nạ, mũ bảo hiểm lao động. Phần đông
trong số họ mặc đồ đen, màu biểu tượng cho phong trào phản kháng, khởi
phát từ cuộc tuần hành khổng lồ hôm 09/06. Người biểu tình ngồi bệt
xuống sàn nhà chờ ở cửa đến của sân bay, trương các khẩu hiệu bằng tiếng
Trung, tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác lên án bạo lực cảnh sát. Người
ta có thể thấy các biểu ngữ : « Hãy cứu Hồng Kông khỏi chuyên chế và bạo
lực cảnh sát ».
Hồng
Kông đang lâm vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi được Anh
trao trả lại Trung Quốc năm 1997 dưới quy chế một đặc khu hành chính
bán tự trị. Từ hai tháng nay, các cuộc biểu tình diễn ra gần như hàng
ngày. Xuất phát điểm của phong trào biểu tình là phản đối dự luật dẫn độ
mà chính quyền đặc khu dưới sự thao túng của Bắc Kinh đã dự định thông
qua.
Yêu
sách của người biểu tình ngày càng mở rộng, từ chống chính quyền đặc
khu đến chống chế độ Bắc Kinh. Nhiều vụ xô xát bạo lực giữa người biểu
tình và cảnh sát đã xảy ra.
Người
biểu tình quyết tâm theo đuổi cuộc đấu tranh cho đến khi yêu sách của
họ được thỏa mãn : Hủy hẳn dự luật dẫn độ, lãnh đạo đặc khu Lâm Trịnh
Nguyệt Nga phải từ chức, mở điều tra độc lập về các hành động bạo lực
của cảnh sát, ân xá những người biểu tình bị bắt và hơn nữa là bầu lãnh
đạo Hồng Kông theo thể thức phổ thông trực tiếp...
Những
biến động ở đặc khu hành chính Hồng Kông không chỉ thu hút sự quan tâm
của nhiều nước mà đặc biệt còn làm quan hệ Mỹ - Trung thêm căng thẳng.
Bắc
Kinh vào ngày 08/08 cho công bố ảnh và thông tin cá nhân của một nhà
ngoại giao Mỹ đã tiếp xúc với các sinh viên trong phong trào dân chủ ở
Hồng Kông và gọi đó là hành vi « can thiệp của thế lực bên ngoài ».
Ngay
lập tức, hôm 09/08, bộ Ngoại Giao Mỹ đã lên án Trung Quốc cư xử như một
« chế độ côn đồ » khi tung các thông tin cá nhân liên quan đến gia đình
của nhà ngoại giao Mỹ lên mặt báo. Đánh giá gay gắt về Trung Quốc như
vậy được đưa ra trong khi quan hệ Washington và Bắc Kinh đang rất căng
thẳng do chiến tranh thương mại, cũng như do cạnh tranh quân sự tại khu
vực châu Á-Thái Bình Dương.
(RFI)
Không có nhận xét nào