Thị trường chứng khoán toàn cầu rớt
giá giữa lúc những lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và nền
kinh tế toàn cầu khiến các nhà đầu tư đua nhau bán cổ phiếu.
Ba thị trường chứng khoán chính của Mỹ đóng cửa ở mức thấp hơn 3% chỉ sau một đêm, chứng khoán châu Âu giảm ở mọi lãnh vực, còn thị trường chứng khoán châu Á xuống giá vào lúc đầu giờ mở cửa giao dịch.
Dữ liệu yếu từ Đức và Trung Quốc hôm thứ Tư khiến đẩy cơn sốt đầu tư vào các tài sản an toàn như trái phiếu và vàng.
Những biến động trong thị trường trái phiếu cho thấy suy thoái có thể xảy ra cho những nền kinh tế lớn.
Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ cũng chịu áp lực mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump vì bị cho là không làm đủ để hỗ trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hiện có các lo ngại rằng việc ông Trump tiếp tục công kích Cục Dự trữ Liên bang có thể sẽ làm xói mòn niềm tin của giới đầu tư vào khả năng đưa ra quyết định độc lập của Cục.
Nhà phân tích Oliver Pursche, thuộc công ty dịch vụ tài chính Bruderman, cho biết bức tranh toàn cầu khá bấp bênh.
"Những gì đang xảy ra ở Hong Kong, những gì đang xảy ra với Brexit và cuộc chiến thương mại, tất cả đều là một mớ hỗn độn," chiến lược gia trưởng về thị trường nói. "Mọi ngân hàng trung ương trên thế giới đang cố gắng thúc đẩy kinh tế trong lúc mọi chính trị gia trên toàn thế giới lại đang cố tìm cách làm suy hại các nền kinh tế."
Tin GDP của Đức bị giảm trong quý hai và mức tăng trưởng công nghiệp Trung Quốc trong tháng 7 chạm mức thấp nhất trong 17 năm, đã làm kinh ngạc các thị trường ở châu Âu. FTSE 100 đóng cửa thấp hơn 1%, trong khi tại Đức và Pháp, các thị trường đóng cửa ở mức giảm trên 2%.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm khoảng 2% vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Năm, trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong mở cửa thấp hơn 1,4%. Cả hai sau đó đã vãn hồi lại phần nào. Sự gián đoạn liên quan đến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ cũng đã đè nặng lên thị trường chứng khoán Hong Kong.
Một lo lắng khác là thị trường trái phiếu đang ra những tín hiệu cảnh báo tình trạng suy thoái.
Lợi nhuận từ Trái phiếu Chính phủ loại thời hạn hai năm và 10 năm lần đầu tiên bị đảo ngược kể từ tháng 6/2007.
Điều này có nghĩa là nhu cầu an toàn của giới đầu tư khiến họ sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp hơn trong khi giữ trái phiếu trong một thời gian dài hơn. Thường thì giới đầu tư muốn lợi nhuận cao hơn khi giữ trái phiếu lâu hơn do những rủi ro liên quan đến việc kẹt tiền vào đó trong một thời gian dài.
Trong quá khứ, các chuyển động của trái phiếu như vậy là một chỉ số đáng tin cậy về việc suy thoái có thể xảy ra. Chuyển động tương tự đã xảy ra trước cuộc suy thoái toàn cầu lần cuối cách đây hơn 10 năm.
Đường cong lãi suất trái phiếu của Anh cũng lần đầu tiên đảo ngược kể từ năm 2008, trong khi khoảng cách lãi suất giữa trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm và hai năm ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 10 năm trước.
Trong khi đó, chỉ số biến động CBOE - chỉ số được gọi là chỉ số sợ hãi - đã tăng cao hơn và giá vàng đang tăng.
Fed bị tấn công
Hôm thứ Tư, ông Trump một lần nữa cố gắng đánh lạc hướng sự hỗn loạn của thị trường bằng cách nhắm vào chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, gọi giám đốc Fed Jerome Powell là "không biết gì".
Với việc tăng lãi suất bốn lần vào năm ngoái, "Cục Dự trữ Liên bang đã hành động quá nhanh, và bây giờ là rất, rất muộn" trong việc cắt giảm chi phí vay nợ, tổng thống tweet.
Các vị tổng thống Hoa Kỳ gần đây thường tránh bình luận về chính sách của Fed, một dấu hiệu tôn trọng sự độc lập của ngân hàng.
Phân tích của Michelle Fleury
Phóng viên kinh doanh tại New York
Tín hiệu suy thoái từ thị trường trái phiếu sẽ chỉ gây thêm áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang phải trao cho tổng thống những gì ông muốn - cắt giảm lãi suất thêm nữa.
Phố Wall chắc chắn nghĩ rằng điều không thể tránh khỏi là lãi suất sẽ giảm trong tháng Chín.
Tháng trước, ngân hàng trung ương của Mỹ đã giảm lãi suất chuẩn lần đầu tiên kể từ năm 2008. Nhưng điều đó không gây được ấn tượng với Donald Trump, người đã mắng Chủ tịch Fed Jay Powell là đã không cắt giảm lãi suất đủ nhanh.
Và trong lúc suy yếu trên thị trường tài chính đang diễn ra, Tổng thống Trump lại vào twitter bảo vệ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và tấn công Fed, gọi chủ tịch là không biết gì.
Nhưng nếu ông Trump có được những gì ông muốn, ông có thể sẽ phải trả giá cao.
Việc cắt giảm lãi suất gần đây của Fed đã không vực nổi các thị trường như trước đây. Vì vậy, không chắc rằng cắt giảm lãi suất nhiều hơn sẽ giảm được thiệt hại đến từ cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Trung Quốc, cuộc chiến cũng đang tạo ra sự bất ổn và tăng giá cả cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trước đó vào thứ Tư, Peter Navarro, cố vấn thương mại của Nhà Trắng nói với Fox Business Network rằng Ngân hàng Trung ương nên giảm lãi suất nửa điểm phần trăm "càng sớm càng tốt", một hành động mà ông tuyên bố sẽ đưa đến việc thị trường chứng khoán tăng vọt.
Tuy Mỹ trì hoãn, chưa áp thuế từ ngày 1/9 với một số mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ, nhưng điều đó đã không mấy giảm bớt lo ngại.
"Thách thức nằm ở chỗ chính sách thương mại của Trump đã được chứng minh rất thất thường đến nỗi bạn không thể nào làm giảm cảm giác không chắc chắn," Tim Duy, giáo sư kinh tế tại Đại học Oregon, nói.
Kể từ tháng 9 năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã có triển vọng tương đối màu hồng cho nền kinh tế, kỳ vọng rằng sự kích thích từ việc cắt giảm khoản khổng lồ chi tiêu và thuế 1,5 nghìn tỷ đôla trong năm 2018 của chính quyền Trump sẽ duy trì tăng trưởng và hỗ trợ lãi suất cao hơn.
Ông Trump muốn biến kinh tế thành một tâm điểm trong chiến lược tái tranh cử năm 2020.
Trong cuộc phỏng vấn dự kiến phát sóng trên Fox Business Network vào thứ Sáu, cựu giám đốc Fed Janet Yellen nói rằng bà cảm thấy nền kinh tế Mỹ vẫn "đủ mạnh" để tránh được suy thoái, nhưng "nguy cơ suy thoái đã tăng rõ ràng và thẳng thắn mà nói ở mức tôi có thể cảm thấy thoải mái."
Russell Hotten BBC News, New York
Bản quyền hình ảnh Reuters |
Ba thị trường chứng khoán chính của Mỹ đóng cửa ở mức thấp hơn 3% chỉ sau một đêm, chứng khoán châu Âu giảm ở mọi lãnh vực, còn thị trường chứng khoán châu Á xuống giá vào lúc đầu giờ mở cửa giao dịch.
Dữ liệu yếu từ Đức và Trung Quốc hôm thứ Tư khiến đẩy cơn sốt đầu tư vào các tài sản an toàn như trái phiếu và vàng.
Những biến động trong thị trường trái phiếu cho thấy suy thoái có thể xảy ra cho những nền kinh tế lớn.
Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ cũng chịu áp lực mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump vì bị cho là không làm đủ để hỗ trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hiện có các lo ngại rằng việc ông Trump tiếp tục công kích Cục Dự trữ Liên bang có thể sẽ làm xói mòn niềm tin của giới đầu tư vào khả năng đưa ra quyết định độc lập của Cục.
Nhà phân tích Oliver Pursche, thuộc công ty dịch vụ tài chính Bruderman, cho biết bức tranh toàn cầu khá bấp bênh.
"Những gì đang xảy ra ở Hong Kong, những gì đang xảy ra với Brexit và cuộc chiến thương mại, tất cả đều là một mớ hỗn độn," chiến lược gia trưởng về thị trường nói. "Mọi ngân hàng trung ương trên thế giới đang cố gắng thúc đẩy kinh tế trong lúc mọi chính trị gia trên toàn thế giới lại đang cố tìm cách làm suy hại các nền kinh tế."
Tin GDP của Đức bị giảm trong quý hai và mức tăng trưởng công nghiệp Trung Quốc trong tháng 7 chạm mức thấp nhất trong 17 năm, đã làm kinh ngạc các thị trường ở châu Âu. FTSE 100 đóng cửa thấp hơn 1%, trong khi tại Đức và Pháp, các thị trường đóng cửa ở mức giảm trên 2%.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm khoảng 2% vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Năm, trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong mở cửa thấp hơn 1,4%. Cả hai sau đó đã vãn hồi lại phần nào. Sự gián đoạn liên quan đến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ cũng đã đè nặng lên thị trường chứng khoán Hong Kong.
Một lo lắng khác là thị trường trái phiếu đang ra những tín hiệu cảnh báo tình trạng suy thoái.
Lợi nhuận từ Trái phiếu Chính phủ loại thời hạn hai năm và 10 năm lần đầu tiên bị đảo ngược kể từ tháng 6/2007.
Điều này có nghĩa là nhu cầu an toàn của giới đầu tư khiến họ sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp hơn trong khi giữ trái phiếu trong một thời gian dài hơn. Thường thì giới đầu tư muốn lợi nhuận cao hơn khi giữ trái phiếu lâu hơn do những rủi ro liên quan đến việc kẹt tiền vào đó trong một thời gian dài.
Trong quá khứ, các chuyển động của trái phiếu như vậy là một chỉ số đáng tin cậy về việc suy thoái có thể xảy ra. Chuyển động tương tự đã xảy ra trước cuộc suy thoái toàn cầu lần cuối cách đây hơn 10 năm.
Đường cong lãi suất trái phiếu của Anh cũng lần đầu tiên đảo ngược kể từ năm 2008, trong khi khoảng cách lãi suất giữa trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm và hai năm ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 10 năm trước.
Trong khi đó, chỉ số biến động CBOE - chỉ số được gọi là chỉ số sợ hãi - đã tăng cao hơn và giá vàng đang tăng.
Fed bị tấn công
Hôm thứ Tư, ông Trump một lần nữa cố gắng đánh lạc hướng sự hỗn loạn của thị trường bằng cách nhắm vào chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, gọi giám đốc Fed Jerome Powell là "không biết gì".
Với việc tăng lãi suất bốn lần vào năm ngoái, "Cục Dự trữ Liên bang đã hành động quá nhanh, và bây giờ là rất, rất muộn" trong việc cắt giảm chi phí vay nợ, tổng thống tweet.
Các vị tổng thống Hoa Kỳ gần đây thường tránh bình luận về chính sách của Fed, một dấu hiệu tôn trọng sự độc lập của ngân hàng.
Phân tích của Michelle Fleury
Phóng viên kinh doanh tại New York
Tín hiệu suy thoái từ thị trường trái phiếu sẽ chỉ gây thêm áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang phải trao cho tổng thống những gì ông muốn - cắt giảm lãi suất thêm nữa.
Phố Wall chắc chắn nghĩ rằng điều không thể tránh khỏi là lãi suất sẽ giảm trong tháng Chín.
Tháng trước, ngân hàng trung ương của Mỹ đã giảm lãi suất chuẩn lần đầu tiên kể từ năm 2008. Nhưng điều đó không gây được ấn tượng với Donald Trump, người đã mắng Chủ tịch Fed Jay Powell là đã không cắt giảm lãi suất đủ nhanh.
Và trong lúc suy yếu trên thị trường tài chính đang diễn ra, Tổng thống Trump lại vào twitter bảo vệ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và tấn công Fed, gọi chủ tịch là không biết gì.
Nhưng nếu ông Trump có được những gì ông muốn, ông có thể sẽ phải trả giá cao.
Việc cắt giảm lãi suất gần đây của Fed đã không vực nổi các thị trường như trước đây. Vì vậy, không chắc rằng cắt giảm lãi suất nhiều hơn sẽ giảm được thiệt hại đến từ cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Trung Quốc, cuộc chiến cũng đang tạo ra sự bất ổn và tăng giá cả cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trước đó vào thứ Tư, Peter Navarro, cố vấn thương mại của Nhà Trắng nói với Fox Business Network rằng Ngân hàng Trung ương nên giảm lãi suất nửa điểm phần trăm "càng sớm càng tốt", một hành động mà ông tuyên bố sẽ đưa đến việc thị trường chứng khoán tăng vọt.
Tuy Mỹ trì hoãn, chưa áp thuế từ ngày 1/9 với một số mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ, nhưng điều đó đã không mấy giảm bớt lo ngại.
"Thách thức nằm ở chỗ chính sách thương mại của Trump đã được chứng minh rất thất thường đến nỗi bạn không thể nào làm giảm cảm giác không chắc chắn," Tim Duy, giáo sư kinh tế tại Đại học Oregon, nói.
Kể từ tháng 9 năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã có triển vọng tương đối màu hồng cho nền kinh tế, kỳ vọng rằng sự kích thích từ việc cắt giảm khoản khổng lồ chi tiêu và thuế 1,5 nghìn tỷ đôla trong năm 2018 của chính quyền Trump sẽ duy trì tăng trưởng và hỗ trợ lãi suất cao hơn.
Ông Trump muốn biến kinh tế thành một tâm điểm trong chiến lược tái tranh cử năm 2020.
Trong cuộc phỏng vấn dự kiến phát sóng trên Fox Business Network vào thứ Sáu, cựu giám đốc Fed Janet Yellen nói rằng bà cảm thấy nền kinh tế Mỹ vẫn "đủ mạnh" để tránh được suy thoái, nhưng "nguy cơ suy thoái đã tăng rõ ràng và thẳng thắn mà nói ở mức tôi có thể cảm thấy thoải mái."
Russell Hotten BBC News, New York
Không có nhận xét nào