Khoảng 1,7 triệu người đã tham gia cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào Chủ nhật tại Hong Kong theo ban tổ chức.
Cảnh sát đưa ra con số thấp hơn nhiều, với chỉ 128.000 người và chỉ tính những người tại một cuộc biểu tình đã chính thức đăng ký.
Người biểu tình và cảnh sát đã đụng độ suốt 11 tuần qua, nhưng cuộc biểu tình cuối tuần này đã diễn ra một cách ôn hòa.
Các cuộc biểu tình nổ ra vì dự luật dẫn độ gây tranh cãi nhưng giờ nó đã trở thành một phong trào lớn hơn với các yêu cầu đòi cải cách dân chủ và một cuộc điều tra về sự tàn bạo của cảnh sát.
Phía tổ chức cuộc biểu tình, Mặt trận Nhân quyền Dân sự, đã bị cảnh sát từ chối cho phép tổ chức một cuộc tuần hành qua thành phố, tuy nhiên cảnh sát vẫn cho phép một cuộc biểu tình trước Công viên Victoria.
Một trong những người tuần hành, nói tên là Wong, đã cho BBC Lam Cho Wai biết rằng: "Chúng tôi đã chiến đấu trong hơn hai tháng, nhưng chính phủ của chúng tôi vẫn không có phản hồi nào cả. Chúng tôi có thể sẽ tiếp tục biểu tình nữa."
Nhiều đám đông lớn cũng diễu hành ở các khu vực gần đó là Admiralty, Vịnh Causeway và Wan Chai bất chấp lệnh cấm của cảnh sát.
Người phát ngôn của chính phủ Hong Kong nói rằng mặc dù các cuộc biểu tình nhìn chung là ôn hòa, nhưng vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và gây ra nhiều bất tiện.
Ông nói thêm rằng "điều quan trọng nhất là khôi phục trật tự xã hội càng sớm càng tốt".
Niềm tin vào phong trào được củng cố
Phóng viên Stephen McDonell, BBC News, Hong Kong
Việc thúc đẩy phong trào dân chủ của Hong Kong theo một hướng đi ôn hòa hơn vào cuối tuần này dường như đã có hiệu quả.
Từ trẻ mới biết đi cho đến người già, những người biểu tình đã tham gia một cuộc biểu tình vô cùng quy mô. Nhiều gia đình được trông thấy mặc toàn đồ đen ướt đẫm khi trời đổ mưa.
Những cuộc biểu tình này muốn nhận được sự thu hút và ủng hộ của cộng đồng thêm một lần nữa sau khi những hình ảnh gây sốc về bạo lực leo thang gần đây khiến nhiều người phải suy nghĩ lại về phong trào dân chủ.
Bên trong Công viên Victoria chật kín người, khi một thông báo phát lên rằng các ga tàu điện ngầm đã bị đóng cửa vì có quá nhiều người tràn vào để cố gắng đến cuộc tuần hành, đám đông đã hò hét vui mừng cổ vũ.
Cuộc biểu tình hôm Chủ nhật 18/8 đã tiếp thêm niềm tin cho mọi người vào mục đích của phong trào dân chủ và ngay lúc này, cảm giác như thể một phần lớn dân số của thành phố đã nạp đủ năng lượng, sẵn sàng tiếp tục chiến đấu đến năm 2047, khi Hong Kong mất đi vị thế đặc biệt và trở thành một thành phố của Trung Quốc theo bản thỏa thuận năm 1997.
Biểu tình gần đây đã bạo lực?
Bạo lực đã gia tăng trong vài tuần qua và cảnh sát thường xuyên bắn hơi cay và đạn cao su.
Người biểu tình cuối tuần qua đã chiếm sân bay, dẫn đến hàng trăm chuyến bay bị hủy.
Tình trạng hỗn loạn đã khiến một trong những trung tâm tài chính hàng đầu châu Á rơi vào khủng hoảng. Nhiều doanh nghiệp vẫn đóng cửa vào Chủ nhật trong bối cảnh lo ngại về bạo lực.
Bắc Kinh đang nói gì?
Chính phủ Trung Quốc đã tăng nặng lời lẽ chỉ trích sau tình trạng bất ổn ở sân bay, lên án đó là "hành vi gần như khủng bố".
Đây là lần thứ hai trong một tuần, các quan chức Trung Quốc công khai ví các cuộc biểu tình dân chủ ở Hong Kong với hoạt động khủng bố.
Một số nhà quan sát tin rằng việc sử dụng nhiều lần ngôn ngữ như vậy cho thấy Trung Quốc đang mất kiên nhẫn với người biểu tình và báo hiệu rằng khả năng Bắc Kinh sẽ can thiệp ngày càng cao.
Hàng ngàn cảnh sát vũ trang đã đóng quân ở biên giới Hong Kong ở Thâm Quyến.
"Nếu tình hình của Hong Kong xấu đi đến mức không thể kiểm soát được bởi chính phủ Hong Kong, chính quyền trung ương sẽ không ngồi yên và xem," Chen Wen của Đại sứ quán Trung Quốc tại London nói với BBC Radio 4.
"Chúng tôi có đủ quyền hạn và đủ giải pháp để dập tắt mọi bất ổn trong giới hạn của luật cơ bản."
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo hôm Chủ nhật rằng nếu Trung Quốc thực hiện một cuộc đàn áp giống như sự kiện Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 với người biểu tình, thì một thỏa thuận thương mại giữa Washington và Bắc Kinh trở thành "một điều rất khó thực hiện".
(BBC)
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Hàng trăm ngàn người Hong Kong tràn xuống đường hôm Chủ nhật để biểu tình ủng hộ dân chủ, mặc cho trời mưa |
Cảnh sát đưa ra con số thấp hơn nhiều, với chỉ 128.000 người và chỉ tính những người tại một cuộc biểu tình đã chính thức đăng ký.
Người biểu tình và cảnh sát đã đụng độ suốt 11 tuần qua, nhưng cuộc biểu tình cuối tuần này đã diễn ra một cách ôn hòa.
Các cuộc biểu tình nổ ra vì dự luật dẫn độ gây tranh cãi nhưng giờ nó đã trở thành một phong trào lớn hơn với các yêu cầu đòi cải cách dân chủ và một cuộc điều tra về sự tàn bạo của cảnh sát.
Phía tổ chức cuộc biểu tình, Mặt trận Nhân quyền Dân sự, đã bị cảnh sát từ chối cho phép tổ chức một cuộc tuần hành qua thành phố, tuy nhiên cảnh sát vẫn cho phép một cuộc biểu tình trước Công viên Victoria.
Một trong những người tuần hành, nói tên là Wong, đã cho BBC Lam Cho Wai biết rằng: "Chúng tôi đã chiến đấu trong hơn hai tháng, nhưng chính phủ của chúng tôi vẫn không có phản hồi nào cả. Chúng tôi có thể sẽ tiếp tục biểu tình nữa."
Nhiều đám đông lớn cũng diễu hành ở các khu vực gần đó là Admiralty, Vịnh Causeway và Wan Chai bất chấp lệnh cấm của cảnh sát.
Người phát ngôn của chính phủ Hong Kong nói rằng mặc dù các cuộc biểu tình nhìn chung là ôn hòa, nhưng vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và gây ra nhiều bất tiện.
Ông nói thêm rằng "điều quan trọng nhất là khôi phục trật tự xã hội càng sớm càng tốt".
Niềm tin vào phong trào được củng cố
Phóng viên Stephen McDonell, BBC News, Hong Kong
Việc thúc đẩy phong trào dân chủ của Hong Kong theo một hướng đi ôn hòa hơn vào cuối tuần này dường như đã có hiệu quả.
Từ trẻ mới biết đi cho đến người già, những người biểu tình đã tham gia một cuộc biểu tình vô cùng quy mô. Nhiều gia đình được trông thấy mặc toàn đồ đen ướt đẫm khi trời đổ mưa.
Những cuộc biểu tình này muốn nhận được sự thu hút và ủng hộ của cộng đồng thêm một lần nữa sau khi những hình ảnh gây sốc về bạo lực leo thang gần đây khiến nhiều người phải suy nghĩ lại về phong trào dân chủ.
Bên trong Công viên Victoria chật kín người, khi một thông báo phát lên rằng các ga tàu điện ngầm đã bị đóng cửa vì có quá nhiều người tràn vào để cố gắng đến cuộc tuần hành, đám đông đã hò hét vui mừng cổ vũ.
Cuộc biểu tình hôm Chủ nhật 18/8 đã tiếp thêm niềm tin cho mọi người vào mục đích của phong trào dân chủ và ngay lúc này, cảm giác như thể một phần lớn dân số của thành phố đã nạp đủ năng lượng, sẵn sàng tiếp tục chiến đấu đến năm 2047, khi Hong Kong mất đi vị thế đặc biệt và trở thành một thành phố của Trung Quốc theo bản thỏa thuận năm 1997.
Biểu tình gần đây đã bạo lực?
Bạo lực đã gia tăng trong vài tuần qua và cảnh sát thường xuyên bắn hơi cay và đạn cao su.
Người biểu tình cuối tuần qua đã chiếm sân bay, dẫn đến hàng trăm chuyến bay bị hủy.
Tình trạng hỗn loạn đã khiến một trong những trung tâm tài chính hàng đầu châu Á rơi vào khủng hoảng. Nhiều doanh nghiệp vẫn đóng cửa vào Chủ nhật trong bối cảnh lo ngại về bạo lực.
Bắc Kinh đang nói gì?
Chính phủ Trung Quốc đã tăng nặng lời lẽ chỉ trích sau tình trạng bất ổn ở sân bay, lên án đó là "hành vi gần như khủng bố".
Đây là lần thứ hai trong một tuần, các quan chức Trung Quốc công khai ví các cuộc biểu tình dân chủ ở Hong Kong với hoạt động khủng bố.
Một số nhà quan sát tin rằng việc sử dụng nhiều lần ngôn ngữ như vậy cho thấy Trung Quốc đang mất kiên nhẫn với người biểu tình và báo hiệu rằng khả năng Bắc Kinh sẽ can thiệp ngày càng cao.
Hàng ngàn cảnh sát vũ trang đã đóng quân ở biên giới Hong Kong ở Thâm Quyến.
"Nếu tình hình của Hong Kong xấu đi đến mức không thể kiểm soát được bởi chính phủ Hong Kong, chính quyền trung ương sẽ không ngồi yên và xem," Chen Wen của Đại sứ quán Trung Quốc tại London nói với BBC Radio 4.
"Chúng tôi có đủ quyền hạn và đủ giải pháp để dập tắt mọi bất ổn trong giới hạn của luật cơ bản."
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo hôm Chủ nhật rằng nếu Trung Quốc thực hiện một cuộc đàn áp giống như sự kiện Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 với người biểu tình, thì một thỏa thuận thương mại giữa Washington và Bắc Kinh trở thành "một điều rất khó thực hiện".
(BBC)
Không có nhận xét nào