Trong nửa đầu tháng 8 vừa qua, tình
hình Hồng Kông căng thẳng hơn do phong trào biểu tình phản đối dự luật
dẫn độ liên tục đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp. Cùng với
đó là cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ leo thang và Trung Quốc phá giá
đồng Nhân dân tệ đã khiến viễn cảnh đàm phán càng bế tắc. Có phân tích
chỉ ra, lập trường cứng rắn không chịu nhượng bộ của ĐCSTQ là do chính
bản chất của tổ chức này, điều này sớm muộn cũng làm ĐCSTQ rơi vào nguy
cơ tồn vong.
Ngày
10/8, người dân Hồng Kông tiếp tục xuống đường phản đối và phong tỏa
nhiều nút giao thông trong thành phố, cảnh sát Hồng Kông đã phải dùng
đến hơi cay để giải tán. Trước đó, ngày 9/8, hàng nghìn người đã tới
chiếm sân bay quốc tế Hồng Kông và lên kế hoạch biểu tình trong ba ngày
liên tiếp.
Cùng
ngày, Đặc khu Trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga lên tiếng đe dọa
rằng Chính phủ Hồng Kông sẽ không nhượng bộ trước yêu cầu của người biểu
tình, rằng “chính quyền trung ương không thể ngồi yên” trước tình hình
Hồng Kông. Ông Trần Á Đinh, Phó chính ủy quân đội ĐCSTQ trú tại Hồng
Kông cũng tuyên bố sẽ đàn áp “thế lực chia rẽ”.
Về
chiến dịch biểu tình kéo dài suốt 10 tuần qua tại Hồng Kông, tờ Epoch
Times tại Mỹ đã phỏng vấn ông Trần Khuê Đức, Tổng biên tập của Tạp chí
“Tổng quan Trung Quốc” (China In Perspective). Ông nhận định, trong quan
điểm của ĐCSTQ thì mục tiêu quan trọng và cơ bản nhất của chiến dịch
biểu tình phản đối dự luật dẫn độ của người Hồng Kông vẫn là chính quyền
Bắc Kinh. ĐCSTQ cảm thấy nếu họ nhượng bộ chấp nhận 5 yêu cầu mà người
Hồng Kông đưa ra thì sẽ mất thể diện.
Vấn
đề cốt lõi khác là liên quan đến tâm bệnh lớn nhất trong sự cai trị của
ĐCSTQ, đó là lo lắng về tính hợp pháp cầm quyền. Ông Trần Khuê Đức cho
rằng nếu ĐCSTQ cho phép Hồng Kông bầu cử phổ thông trực tiếp thì về lâu
dài sẽ dẫn đến phản ứng dây chuyền tại Trung Quốc Đại lục, đây là vấn đề
căn bản mà ĐCSTQ không thể nhân nhượng.
Một
nhà bình luận thời sự khác, ông Trịnh Hạo Xương sống tại Mỹ cũng đã trả
lời tờ Epoch Times rằng “ĐCSTQ có đặc điểm là không dám thẳng thắn đàm
phán”. Ông nhấn mạnh, đặc biệt là đối với những người Hồng Kông biểu
tình phán đối dự luật dẫn độ thuộc phe yếu thế, vì thế càng không nằm
trong tính toán đàm phán, “Trong từ điển của ĐCSTQ chỉ có hai từ: dối
trá và đàn áp, ở Trung Quốc Đại lục ĐCSTQ tuyên truyền việc người dân
Hồng Kông bày tỏ nguyện vọng là dân bạo loạn, phần tử gây chia rẽ, kéo
theo hành động đàn áp.”
Còn
nhà bình luận Hồ Bình, chủ biên danh dự tờ “Mùa xuân Bắc Kinh” lại trả
lời tờ Epoch Times rằng, ĐCSTQ sẽ tiếp tục duy trì áp lực cao. Không khó
nhận thấy kể từ khi bùng nổ chiến dịch biểu tình phản đối dự luật dẫn
độ vào ngày 9/6, ĐCSTQ chưa bao giờ xem xét đáp ứng yêu cầu của người
dân Hồng Kông hoặc chân thành muốn giải quyết vấn đề, ngược lại đã tăng
cường gây mâu thuẫn, dùng cảnh sát mặc thường phục hoặc xã hội đen để
đối phó. Ông cho rằng “Toan tính của ĐCSTQ luôn rất rõ ràng, nghĩa là
kiên quyết không thay đổi, không nhượng bộ, giảm thiểu đổ máu, kéo dài
thời gian để tiêu tan ý chí của người dân.” Và chính quyền “Sẽ không có ý
định đàm phán, sẽ tiếp tục bắt giữ và gây áp lực lên người dân để gây
ảnh hưởng, để ngăn chặn ‘bạo loạn’ và đạt được mục đích tăng cường kiểm
soát.”
Nhà
quan sát Trần Khuê Đức cho biết: “Cách tiếp cận của ĐCSTQ đã cho thấy
tổ chức này sớm muộn cũng phải đối diện nguy cơ lớn, vì ĐCSTQ không
giống như chính phủ các nước dân chủ phương Tây xem vấn đề thay đổi
chính phủ là chuyện bình thường mà đó là chuyện sinh tồn nên không thể
chấp nhận, ngày đêm lo lắng. Vì vậy họ thường dùng những thủ đoạn cực
đoan để giữ quyền lực và rồi sẽ đến thời điểm bùng phát biến cố lớn.”
Chuyên
gia Trình Hạo Xương cũng lưu ý rằng trong cuộc chiến thương mại
Mỹ-Trung, ĐCSTQ lại cho thấy biểu hiện khác, đó là khi ĐCSTQ phải đối
mặt với một đối thủ hùng mạnh thì nó sẽ xúc tiến đàm phán… Trong lịch sử
của ĐCSTQ, việc đàm phán kiểu này đã xảy ra với đàm phán Trùng Khánh
(năm 1945, với chính phủ Quốc gia) sau kháng chiến thắng lợi. Một lần
khác là khi ĐCSTQ gia nhập WTO. Nhưng trong cả hai lần này ĐCSTQ đều đưa
ra những lời hứa chiếu lệ, trên thực tế đã không thực hiện cam kết.
Điều đó có nghĩa là cho dù có những lần hiếm hoi ngồi đàm phán kiểu này
thì vẫn chưa bao giờ có tiền lệ về việc ĐCSTQ chịu nhượng bộ gì đáng kể.
Còn đàm phán thương mại Mỹ-Trung, cho đến nay Bắc Kinh không có nhượng
bộ nào mang tính thay đổi về cấu trúc.
Tuần
trước Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp đặt một đợt thuế quan mới đối với
hàng hóa Trung Quốc từ 1/9 sắp tới. Giới quan sát chỉ ra rằng điều này
phản ánh sự thất vọng của ông Trump về đàm phán không thể tiến triển.
Sau đó, ĐCSTQ đã phá giá đồng Nhân dân tệ và tuyên bố ngừng mua các sản
phẩm nông nghiệp của Mỹ, buộc Mỹ phải đưa ĐCSTQ vào danh sách “các quốc
gia thao túng tiền tệ”. Đàm phán thương mại vì thế lại rơi vào bế tắc,
triển vọng đạt thành thỏa thuận càng xa vời hơn.
Ông
Hồ Bình cho rằng biểu hiện của ĐCSTQ đã khiến nó phải đối mặt với một
vấn đề nan giải: “Nếu nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại, đó không
chỉ là vấn đề mất mặt mà còn gây ra vấn đề khủng hoảng nội bộ. Ngược lại
nếu không nhượng bộ mà tiếp tục đối đầu cứng rắn sẽ khiến Mỹ cũng ngày
càng cứng rắn và có thể làm cuộc chiến lan rộng sang các vấn đề khác,
như chiến tranh tiền tệ, vấn đề Đài Loan, Hồng Kông và Biển Đông, sẽ gây
ra khủng hoảng chính trị của ĐCSTQ. Dù trước mắt thì cuộc khủng hoảng
này còn trong tình trạng cầm cự chưa dễ thấy kết cục, hiện vẫn đang cần
quan sát theo dõi, nhưng có vấn đề không thể phủ nhận là ĐCSTQ đang đứng
trước cuộc khủng hoảng lớn.”
Tuyết Mai
(Tri thức VN)
Không có nhận xét nào