Một hình ảnh chụp lại Quyết định của Chủ tịch tập đoàn Vingroup, kỷ luật và sa thải các nhân viên vi phạm chính sách ưu đãi nội bộ cho nhân viên với hành vi rao bán lại xe Vinfast trên mạng xã hội.
Đây là chính sách nội bộ công ty và không nhiều phê phán liên quan đến nó. Tuy nhiên, trong nội dung thông báo quyết định kỷ luật có nhắc đến ý chí “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam”, “tự hào về các sản phẩm “Made in Việt Nam”.
Giống như Bphone của ông CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng, Vinfast và các sản phẩm “công nghệ” khác của Vingroup được không ít quan chức cấp cao trong bộ máy chính quyền Việt Nam coi là “niềm tự hào của Việt Nam”, là “cảm hứng của tinh thần Made in Vietnam”. Và trong buổi trải nghiệm xe Vinfast tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Cát Hải, Hải Phòng) vào tháng 6.2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ví công cuộc sản xuất ô-tô của Vingroup như là cuộc hành trình của quân Tây Sơn thần tốc, là kỳ tích của ngành ô-tô Việt Nam.
Vingroup là tập đoàn tư nhân, và khát vọng họ vươn tầm thành một tập đoàn bền vững liên quan đến mảng công nghệ, hơn là bất động sản là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cho đến nay tập đoàn này vẫn được xem xét dưới góc độ vận động hành lang chính sách trong “đổi đất” và “giàu lên từ đất”. Đối với mảng ô-tô, xe đạp điện, và thậm chí là cả điện thoại sắp ra mắt, Vingroup chỉ được coi là “mãnh liệt” hơn là “tinh thần Việt”, và nhấn mạnh tự hào sản phẩm Vingrroup hơn là về các sản phẩm Made in Vietnam.
Tại sao lại nói như vậy?
Mới đây, điện thoại Vsmart Live – vốn được cho là sản phẩm công nghệ của tập đoàn bị tố là phiên bản đổi tên của điện thoại Trung Quốc (Meizu 16Xs). Kết cấu hoàn toàn giống nhau, chỉ khác mỗi ký tự ngôn ngữ trên viên pin. Trả lời về vấn đề này, trên trang công nghệ Genk.vn, Vsmart cho biết cả Vsmart và Meizu đều có chung một nhà thiết kế IDH và đây là “việc phổ biến của thị trường công nghệ”. Điểm khác duy nhất mà Vsmart chỉ ra là hệ điều hành được tùy biến từ Android, tương tự như cách ông Nguyễn Tử Quảng áp dụng với Bphone.
Và nếu nói như cách Vsmart, thì yếu tố “giữ bản quyền thiết kế” trong thời đại mà bản quyền đã trở thành cốt lõi của các công ty, nhà sản xuất là thứ không tồn tại. Chỉ “phổ biến thị trường công nghệ” khi và chỉ khi một nhà buôn nhập về số lượng lớn và đánh tráo bằng ký tự ngôn ngữ để đánh lừa người tiêu dùng.
Nói cách khác, Vingroup đang đi theo đường của BKAV, trong đó áp dụng White Label (Nhãn trắng), được sử dụng khi một sản phẩm hoặc dịch vụ được mua bởi một người bán lại, người đó đổi tên sản phẩm hoặc dịch vụ để tạo ấn tượng rằng chủ sở hữu mới đã tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Vingroup không làm ra sản phẩm, nhưng Vingroup sử dụng bàn tay marketing quyền lực để biến sản phẩm gần như là nhập trở thành một sản phẩm Made in Vietnam. Meizu 16Xs với cấu hình tương tự và khác mỗi hệ điều hành được tùy biến, được rao bán trên trang mạng tao bao. com (Trung Quốc) với giá 1499 tệ (tương đương 5,1 triệu đồng Việt Nam).
Vingroup không sai khi tìm cách kinh doanh, nhưng nếu đặt đường kẻ về mặt đạo đức và cái tâm trong kinh doanh thì Vingroup đã sai hoàn toàn. Sẽ khó chấp nhận một điện thoại được mô tả là “Made in Vietnam”, được cho là “mãnh liệt tinh thần Việt”, được nhấn mạnh là phải “tự hào về lòng yêu nước” chỉ là một đứa em sinh đôi từ bên Trung Quốc sang.
Và cái giá “lòng yêu nước”, “tinh thần Việt” của Bphone hay Vsmart Live rẻ như cái giá của người anh em sinh đôi của nó ở bên Trung Quốc vậy.
Phạm Văn Tam, CEO Asanzo có lẽ sẽ biết chớp lấy cơ hội này để biện minh cho cái gọi là “Made in Vietnam” theo kiểu thay ký tự ngôn ngữ trên bề mặt.
Chúng ta sẽ cổ súy và ủng hộ những sản phẩm Việt, chúng ta hoan nghênh các ông bà doanh nghiệp người Việt, nhưng chúng ta cũng cần lên án những mác kinh doanh dùng lòng yêu nước như một phương thức thời thượng để kích cầu kinh doanh, bởi đó là một hành vi đốn mạt.
Sự đốn mạt này tồn tại như một trạng thái mê sảng về lòng yêu nước.
Bạch Thái Bưởi, dù không phải là nhà tư sản giàu nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhưng ông lại chính là nhà buôn nổi danh nhất và được nhiều người kính trọng, ngưỡng mộ nhất, bởi doanh nhân này, đã thực sự phát huy thực tế lòng yêu nước đến từ những dịch vụ mang bản chất của người Việt. Trên cả, ông đáp ứng được lòng chân thực, chân thành, và liêm chính.
Rõ ràng, để cung cấp dịch vụ hay sản phẩm thực, thì một doanh nghiệp có tài và đức cần phải thêm một cái gì đó mà không thể được mua hoặc đo bằng tiền, và đó là sự chân thành và liêm chính.
Từ sự vụ Vsmart Live, Vingroup đã vô tình trả lời cho câu hỏi, tại sao những sản phẩm của tập đoàn này, được bán với giá ưu đãi cho nhân viên, lại bị chính nhân viên đem bán lại thay vì trải nghiệm sản phẩm Made in Vietnam như một sự tự hào về “lòng yêu nước”.
A.V.
Theo Bauxite Việt Nam
Vsmart Live hay lòng yêu nước giá rẻ |
Đây là chính sách nội bộ công ty và không nhiều phê phán liên quan đến nó. Tuy nhiên, trong nội dung thông báo quyết định kỷ luật có nhắc đến ý chí “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam”, “tự hào về các sản phẩm “Made in Việt Nam”.
Giống như Bphone của ông CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng, Vinfast và các sản phẩm “công nghệ” khác của Vingroup được không ít quan chức cấp cao trong bộ máy chính quyền Việt Nam coi là “niềm tự hào của Việt Nam”, là “cảm hứng của tinh thần Made in Vietnam”. Và trong buổi trải nghiệm xe Vinfast tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Cát Hải, Hải Phòng) vào tháng 6.2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ví công cuộc sản xuất ô-tô của Vingroup như là cuộc hành trình của quân Tây Sơn thần tốc, là kỳ tích của ngành ô-tô Việt Nam.
Vingroup là tập đoàn tư nhân, và khát vọng họ vươn tầm thành một tập đoàn bền vững liên quan đến mảng công nghệ, hơn là bất động sản là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cho đến nay tập đoàn này vẫn được xem xét dưới góc độ vận động hành lang chính sách trong “đổi đất” và “giàu lên từ đất”. Đối với mảng ô-tô, xe đạp điện, và thậm chí là cả điện thoại sắp ra mắt, Vingroup chỉ được coi là “mãnh liệt” hơn là “tinh thần Việt”, và nhấn mạnh tự hào sản phẩm Vingrroup hơn là về các sản phẩm Made in Vietnam.
Tại sao lại nói như vậy?
Mới đây, điện thoại Vsmart Live – vốn được cho là sản phẩm công nghệ của tập đoàn bị tố là phiên bản đổi tên của điện thoại Trung Quốc (Meizu 16Xs). Kết cấu hoàn toàn giống nhau, chỉ khác mỗi ký tự ngôn ngữ trên viên pin. Trả lời về vấn đề này, trên trang công nghệ Genk.vn, Vsmart cho biết cả Vsmart và Meizu đều có chung một nhà thiết kế IDH và đây là “việc phổ biến của thị trường công nghệ”. Điểm khác duy nhất mà Vsmart chỉ ra là hệ điều hành được tùy biến từ Android, tương tự như cách ông Nguyễn Tử Quảng áp dụng với Bphone.
Và nếu nói như cách Vsmart, thì yếu tố “giữ bản quyền thiết kế” trong thời đại mà bản quyền đã trở thành cốt lõi của các công ty, nhà sản xuất là thứ không tồn tại. Chỉ “phổ biến thị trường công nghệ” khi và chỉ khi một nhà buôn nhập về số lượng lớn và đánh tráo bằng ký tự ngôn ngữ để đánh lừa người tiêu dùng.
Nói cách khác, Vingroup đang đi theo đường của BKAV, trong đó áp dụng White Label (Nhãn trắng), được sử dụng khi một sản phẩm hoặc dịch vụ được mua bởi một người bán lại, người đó đổi tên sản phẩm hoặc dịch vụ để tạo ấn tượng rằng chủ sở hữu mới đã tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Vingroup không làm ra sản phẩm, nhưng Vingroup sử dụng bàn tay marketing quyền lực để biến sản phẩm gần như là nhập trở thành một sản phẩm Made in Vietnam. Meizu 16Xs với cấu hình tương tự và khác mỗi hệ điều hành được tùy biến, được rao bán trên trang mạng tao bao. com (Trung Quốc) với giá 1499 tệ (tương đương 5,1 triệu đồng Việt Nam).
Vingroup không sai khi tìm cách kinh doanh, nhưng nếu đặt đường kẻ về mặt đạo đức và cái tâm trong kinh doanh thì Vingroup đã sai hoàn toàn. Sẽ khó chấp nhận một điện thoại được mô tả là “Made in Vietnam”, được cho là “mãnh liệt tinh thần Việt”, được nhấn mạnh là phải “tự hào về lòng yêu nước” chỉ là một đứa em sinh đôi từ bên Trung Quốc sang.
Và cái giá “lòng yêu nước”, “tinh thần Việt” của Bphone hay Vsmart Live rẻ như cái giá của người anh em sinh đôi của nó ở bên Trung Quốc vậy.
Phạm Văn Tam, CEO Asanzo có lẽ sẽ biết chớp lấy cơ hội này để biện minh cho cái gọi là “Made in Vietnam” theo kiểu thay ký tự ngôn ngữ trên bề mặt.
Chúng ta sẽ cổ súy và ủng hộ những sản phẩm Việt, chúng ta hoan nghênh các ông bà doanh nghiệp người Việt, nhưng chúng ta cũng cần lên án những mác kinh doanh dùng lòng yêu nước như một phương thức thời thượng để kích cầu kinh doanh, bởi đó là một hành vi đốn mạt.
Sự đốn mạt này tồn tại như một trạng thái mê sảng về lòng yêu nước.
Bạch Thái Bưởi, dù không phải là nhà tư sản giàu nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhưng ông lại chính là nhà buôn nổi danh nhất và được nhiều người kính trọng, ngưỡng mộ nhất, bởi doanh nhân này, đã thực sự phát huy thực tế lòng yêu nước đến từ những dịch vụ mang bản chất của người Việt. Trên cả, ông đáp ứng được lòng chân thực, chân thành, và liêm chính.
Rõ ràng, để cung cấp dịch vụ hay sản phẩm thực, thì một doanh nghiệp có tài và đức cần phải thêm một cái gì đó mà không thể được mua hoặc đo bằng tiền, và đó là sự chân thành và liêm chính.
Từ sự vụ Vsmart Live, Vingroup đã vô tình trả lời cho câu hỏi, tại sao những sản phẩm của tập đoàn này, được bán với giá ưu đãi cho nhân viên, lại bị chính nhân viên đem bán lại thay vì trải nghiệm sản phẩm Made in Vietnam như một sự tự hào về “lòng yêu nước”.
A.V.
Theo Bauxite Việt Nam
Không có nhận xét nào