Trong cuộc họp báo về Hồng Kông ngày 15/8 tại London, Đại sứ Trung
Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh đã đưa ra câu trả lời liên quan đến câu hỏi
trên.
Trong bối cảnh tình hình Hồng Kông diễn biến căng thẳng, ngày 15/8, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh đã tổ chức một cuộc họp báo trả lời những câu hỏi về vấn đề liên quan.
Tại buổi họp báo, phóng viên Bloomberg đã nêu câu hỏi: "[Chúng tôi] nhận thấy rằng một quan chức Hồng Kông trong đoạn video nói rằng cảnh sát Hồng Kông chưa bao giờ bắn một viên đạn thật. Các video trên mạng xã hội cũng cho thấy, quân đội Trung Quốc đang tiến hành cuộc diễn tập chống khủng bố bên ngoài Hồng Kông. Nếu quân đội được gửi tới Hồng Kông, liệu có được phép sử dụng đạn thật không?".
Trước câu hỏi này, ông Lưu Hiểu Minh không bác bỏ khả năng trên, mà chỉ nói rằng: "Tình hình ở Hồng Kông rất nghiêm trọng nhưng chúng tôi [Bắc Kinh] hoàn toàn tín nhiệm và tin tưởng vào chính quyền đặc khu và Trưởng đặc khu trong việc xử lý tình hình một cách hòa bình, khôi phục trật tự [đặc khu]. Nếu tình hình Hồng Kông diễn biến ngày càng xấu, xuất hiện sự xáo trộn ngoài tầm kiểm soát của chính quyền đặc khu, chính phủ trung ương Trung Quốc sẽ không bao giờ ngồi yên. Chính phủ Trung Quốc có đủ các giải pháp và sức mạnh để nhanh chóng dập tắt sự hỗn loạn"
Trong khi đó, phóng viên đài ITV (Anh) yêu cầu ông Lưu làm rõ ý nghĩa của tuyên bố "Bắc Kinh đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất" cũng như giải thích về những đồn đoán Trung Quốc có khả năng can thiệp quân sự khi quân đội và cảnh sát vũ trang đang tập kết ở Thâm Quyến.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh xác nhận rằng, Bắc Kinh cần thiết phải thực hiện các biện pháp một cách quyết đoán. Ông này một lần nữa nhắc lại quan điểm: "Nếu tình hình xấu đi hơn nữa và trở nên bất ổn, không thể kiểm soát, chính phủ trung ương Trung Quốc sẽ không ngồi yên. Chính phủ Trung Quốc có đủ các giải pháp và sức mạnh để nhanh chóng dập tắt sự hỗn loạn".
Phóng viên Reuters (Anh) đề nghị ông này giải thích rõ hơn về quan điểm của chính phủ Trung Quốc đối với lằn ranh đỏ và bước ngoặt cấu thành hành vi khủng bố bởi trước đó, Bắc Kinh từng đề cập rằng một số cuộc biểu tình ở Hồng Kông có dấu hiệu khủng bố.
"Theo luật pháp Trung Quốc, đây sẽ là cơ sở pháp lý để Trung Quốc đưa quân sang Hồng Kông?", phóng viên Reuters hỏi thêm.
Trả lời vấn đề trên, ông Lưu Hiểu Minh cho biết, theo quan điểm của Bắc Kinh, việc người biểu tình quá khích tấn công cảnh sát, phá hoại các cơ sở hạ tầng, thậm chí tấn công nhà báo đều là những "dấu hiệu của chủ nghĩa khủng bố". Đại sứ Trung Quốc nhấn mạnh, tình hình sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền đặc khu nếu diễn biến trở nên xấu đi.
Trước câu hỏi "Nếu triển khai quân đội thì có nghĩa chính sách 'một quốc gia, hai chế độ' và 'quyền tự trị mức cao' của Hồng Kông sẽ bị phá vỡ?", ông Lưu phản bác và cho rằng, giải pháp này mới thực sự là cách để bảo vệ nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
Hồng Kông hiện nay vẫn xuất hiện đang trong tình trạng bất ổn còn Bắc Kinh liên tục đưa ra những thông điệp cảnh cáo mạnh mẽ. Mới đây nhất, truyền thông thế giới ghi nhận, hàng nghìn cảnh sát vũ trang và dàn thiết giáp hùng hậu của Trung Quốc tham gia diễu hành tại Thâm Quyến - nơi "chỉ cách Hồng Kông 10 phút" theo cách nói của quân đội nước này.
Cục diện căng thẳng Hồng Kông từng bị đẩy lên đến đỉnh điểm khi người biểu tình tập trung biểu tình hai ngày liền ở sân bay quốc tế Hồng Kông khiến hoạt động tại đây bị tê liệt.
Một số người biểu tình sau đó đã lên tiếng xin lỗi về hành động trên và giải thích rằng họ chỉ có thể phong tỏa sân bay nhằm gây áp lực với chính quyền. "Hy vọng các bạn hiểu cho chúng tôi. Chúng tôi không còn nhiều biện pháp. Mọi biện pháp của chúng tôi đều đã thất bại", người biểu tình Hồng Kông bày tỏ.
Xe quân sự Trung Quốc xuất hiện tại Thâm Quyến. Ảnh: Reuters |
Trong bối cảnh tình hình Hồng Kông diễn biến căng thẳng, ngày 15/8, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh đã tổ chức một cuộc họp báo trả lời những câu hỏi về vấn đề liên quan.
Tại buổi họp báo, phóng viên Bloomberg đã nêu câu hỏi: "[Chúng tôi] nhận thấy rằng một quan chức Hồng Kông trong đoạn video nói rằng cảnh sát Hồng Kông chưa bao giờ bắn một viên đạn thật. Các video trên mạng xã hội cũng cho thấy, quân đội Trung Quốc đang tiến hành cuộc diễn tập chống khủng bố bên ngoài Hồng Kông. Nếu quân đội được gửi tới Hồng Kông, liệu có được phép sử dụng đạn thật không?".
Trước câu hỏi này, ông Lưu Hiểu Minh không bác bỏ khả năng trên, mà chỉ nói rằng: "Tình hình ở Hồng Kông rất nghiêm trọng nhưng chúng tôi [Bắc Kinh] hoàn toàn tín nhiệm và tin tưởng vào chính quyền đặc khu và Trưởng đặc khu trong việc xử lý tình hình một cách hòa bình, khôi phục trật tự [đặc khu]. Nếu tình hình Hồng Kông diễn biến ngày càng xấu, xuất hiện sự xáo trộn ngoài tầm kiểm soát của chính quyền đặc khu, chính phủ trung ương Trung Quốc sẽ không bao giờ ngồi yên. Chính phủ Trung Quốc có đủ các giải pháp và sức mạnh để nhanh chóng dập tắt sự hỗn loạn"
Trong khi đó, phóng viên đài ITV (Anh) yêu cầu ông Lưu làm rõ ý nghĩa của tuyên bố "Bắc Kinh đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất" cũng như giải thích về những đồn đoán Trung Quốc có khả năng can thiệp quân sự khi quân đội và cảnh sát vũ trang đang tập kết ở Thâm Quyến.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh xác nhận rằng, Bắc Kinh cần thiết phải thực hiện các biện pháp một cách quyết đoán. Ông này một lần nữa nhắc lại quan điểm: "Nếu tình hình xấu đi hơn nữa và trở nên bất ổn, không thể kiểm soát, chính phủ trung ương Trung Quốc sẽ không ngồi yên. Chính phủ Trung Quốc có đủ các giải pháp và sức mạnh để nhanh chóng dập tắt sự hỗn loạn".
Phóng viên Reuters (Anh) đề nghị ông này giải thích rõ hơn về quan điểm của chính phủ Trung Quốc đối với lằn ranh đỏ và bước ngoặt cấu thành hành vi khủng bố bởi trước đó, Bắc Kinh từng đề cập rằng một số cuộc biểu tình ở Hồng Kông có dấu hiệu khủng bố.
"Theo luật pháp Trung Quốc, đây sẽ là cơ sở pháp lý để Trung Quốc đưa quân sang Hồng Kông?", phóng viên Reuters hỏi thêm.
Trả lời vấn đề trên, ông Lưu Hiểu Minh cho biết, theo quan điểm của Bắc Kinh, việc người biểu tình quá khích tấn công cảnh sát, phá hoại các cơ sở hạ tầng, thậm chí tấn công nhà báo đều là những "dấu hiệu của chủ nghĩa khủng bố". Đại sứ Trung Quốc nhấn mạnh, tình hình sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền đặc khu nếu diễn biến trở nên xấu đi.
Trước câu hỏi "Nếu triển khai quân đội thì có nghĩa chính sách 'một quốc gia, hai chế độ' và 'quyền tự trị mức cao' của Hồng Kông sẽ bị phá vỡ?", ông Lưu phản bác và cho rằng, giải pháp này mới thực sự là cách để bảo vệ nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
Hồng Kông hiện nay vẫn xuất hiện đang trong tình trạng bất ổn còn Bắc Kinh liên tục đưa ra những thông điệp cảnh cáo mạnh mẽ. Mới đây nhất, truyền thông thế giới ghi nhận, hàng nghìn cảnh sát vũ trang và dàn thiết giáp hùng hậu của Trung Quốc tham gia diễu hành tại Thâm Quyến - nơi "chỉ cách Hồng Kông 10 phút" theo cách nói của quân đội nước này.
Cục diện căng thẳng Hồng Kông từng bị đẩy lên đến đỉnh điểm khi người biểu tình tập trung biểu tình hai ngày liền ở sân bay quốc tế Hồng Kông khiến hoạt động tại đây bị tê liệt.
Một số người biểu tình sau đó đã lên tiếng xin lỗi về hành động trên và giải thích rằng họ chỉ có thể phong tỏa sân bay nhằm gây áp lực với chính quyền. "Hy vọng các bạn hiểu cho chúng tôi. Chúng tôi không còn nhiều biện pháp. Mọi biện pháp của chúng tôi đều đã thất bại", người biểu tình Hồng Kông bày tỏ.
Thủy Thu
(soha.vn)
(soha.vn)
Không có nhận xét nào