”…Nó mới mất đi chừng
mươi năm nay. Nhưng khi tôi kể chuyện này với một số người thì họ bảo,
trong nhà họ hiện vẫn đang dùng. Nhiều nhà đang dùng chứ không ít. Nhiều
nhà cái ống bò nhẵn thín và đen bóng như sừng…”
Bộ Văn thể du vừa có cái quyết định hay gì gì đấy, về việc không dùng chữ LON trong một quảng cáo nước giải khát. Nhà cháu thấy, ừ phải, nó ám ảnh lắm, ám chỉ lắm, hehe. Các cụ xưa có câu: Ma bắt hồn, thân LON bắt vía. Mịa, cứ chường ra thế, rồi thì vía vủng bị bắt hết thì còn ai tỉnh táo mà làm việc nữa, mà xây dựng và bảo vệ tổ quốc nữa, nên nhà cháu hết sức ủng hộ quyết định này…
Hôm nọ ngồi lẩn mẩn kể cho con gái chuyện ngày xưa trong thùng gạo luôn có cái ống bơ sữa bò? Nó hỏi để làm gì ba. Ơ con quên à, để đong gạo. Đấy là vật bất ly… gia của mọi gia đình Việt Nam một thời. Không có nó bất thành… bếp, mà không có bếp thì bất thành nhà. Thùng đựng gạo thì mỗi nhà có thể mỗi kiểu, từ thùng gánh nước đến cái rương có khóa, từ nồi đồng đến thúng treo lủng lẳng trên quang, nhưng cái ống bơ sữa bò thì bất di bất dịch. Ở Thanh Hóa gọi cái này là bò, cái từ bò gạo bát cơm nó quen với tất cả mọi người. Tôi có hỏi nhiều người là tại sao lại gọi là bò thì mỗi người nói mỗi phách, nhưng có vẻ mọi người tin rằng, vì nó dùng đựng sữa bò nên gọi là cái bò. Đến khi tôi chuyển về Huế thì bà con ở đây gọi là cái lon.
Cái thời ấy, sữa không có mà uống nhưng trong nhà ai cũng phải có cái ống bơ sữa bò ấy. Giờ cái gì cũng có thể đong gạo được, cứ ang áng thôi chứ không cần chính xác như đong bằng bò. Trong các nồi cơm điện đều có một dụng cụ bằng nhựa để đong gạo. Giờ còn cả loại nồi cơm điện tự động, chỉ việc bấm nút, gạo tự chảy vào nồi, nước tự chảy vào nồi, nồi tự động bật nút… trưa về chỉ việc mở nồi xúc cơm ra ăn, mười nồi như chục. Nhà tôi chưa có loại nồi này, thi thoảng vợ sai nấu cơm thì dùng tay vốc, chừng vốc rưỡi là cả nhà ăn nhòe. Kêu cửa hàng mang vào 5 cân gạo ăn cả tháng không hết. (Giờ đến mua gạo cũng sướng, bấm điện thoại gọi, bảo mang vào 5 cân gạo ngon nhất, lát sau có người chở đến, kèm tờ giấy ghi loằng ngoằng số tiền phải trả. Đưa tiền cho người sip ấy, xong).
Ống bò được giữ như… báu vật. Tôi nhớ thi thoảng có người đi mượn… ống bò, kiểu như đến giờ nấu cơm mà tìm không thấy cái ống bò ấy, thế là chạy sang hàng xóm mượn. Những người làm nghề buôn gạo thường có trên 2 cái ống bò trong nhà, cái để mua thì đít bị đục lõm xuống, cái bán thì đít bị đập cho nhô lên. Chắc mỗi “giao dịch” như thế lợi được khoảng… chục hạt gạo. Đã thế khi đong mua lại còn lấy tay khum miệng ống bơ lại, còn đong để bán thì tay giữ hững hờ ngang lưng cái ống bơ.
Tất cả mọi giao dịch đều bằng ống bò. Không chỉ đong gạo, mà ngô, đậu, lạc… và cả… cám lợn đều dùng ống bò. Cấp 3, tôi phải đi trọ học, cứ mỗi đầu tuần mẹ lại đong gạo cho mang đi. Nhà có cái ruột tượng màu xanh, thứ mà nhiều gia đình Việt Nam thời ấy có, đong gạo vào đấy rồi cột vào phía sau xe đạp. Bọn không có xe đạp thì vắt ngang vai, hùng dũng như các chú bộ đội hành quân. Mẹ tôi đong đủ nhưng không hiểu sao, bao giờ xuống nhà trọ bà chủ đong lại đều không đủ, thường bà ngồi đong xong thông bão rõ to: Thằng Hùng thiếu nửa bò, thằng Tự thiếu một bò. Xấu hổ vô cùng nhưng mà rồi tuần nào cũng thế. Là giữa mẹ tôi và bà ấy có 2 thứ khác nhau, một là cái ống bò và 2 là động tác khum tay. Một bên vục gạo xong dùng một tay đổ vào ruột tượng, một bên vục gạo xong khum hai tay nâng niu cái… ngọn gạo trên ống bò. Sau tôi chuyển sang trọ nhà bác khác, bác kiểm tra mấy lần thấy như nhau nên từ sau không đong lại kiểm tra nữa. Hồi ấy đi trọ cứ tính mỗi bữa một ống bò gạo, ngày 2 bò gửi bà chủ, mỗi tuần 1 bó củi nữa. Nhà bác trước ăn bao giờ cũng đói, nhưng nhà bác sau ăn no kềnh mà có khi buổi sáng lại có lưng bát cơm rang nữa, con gái bác dậy rang…
Ống bò ngoài bắc đong đầy ngọn, nhưng vào tới Huế thì đong lon bằng, tức sau khi vục lon vào gạo thì lấy bàn tay gạt phát cho bằng. Nhưng cách gạt cũng khác nhau nhé, khum tay phát là thêm… chục hạt…
À còn chuyện đi vay gạo nữa, cũng đầy chất bi hài. Nhà nào thoáng, vác rá đi vay về là đổ vào nồi luôn. Đi trả cũng thế, bụng rộng thì cũng cầm ra đổ luôn vào thùng gạo nhà mình. Người kỹ tính, đã đi vay (hồi ấy gần như không có nhà ai chưa từng đi vay gạo, cũng như sinh viên có trách nhiệm cao cả là phải… thi lại ấy), về vẫn lấy bò nhà mình ra đong lại, rồi bĩu môi: vay 5 bò mà đong lại được có bồn bò rưỡi. Rồi khi trả, chủ nợ cũng đong lại, thiếu một tí có khi lại… xung đột, ra sân sát phía hàng xóm vay gạo chửi con gà, con mèo. Thường thì có 2 nơi để vay gạo, một là hàng xóm, và 2 là bà con họ hàng…
Thế hệ chúng tôi lớn lên cùng cái… ống bò. Nó mới mất đi chừng mươi năm nay. Nhưng khi tôi kể chuyện này với một số người thì họ bảo, trong nhà họ hiện vẫn đang dùng. Nhiều nhà đang dùng chứ không ít. Nhiều nhà cái ống bò nhẵn thín và đen bóng như sừng.
Ngoài dùng để đong gạo, hồi nhỏ tôi còn dùng cái ống bò ấy làm mấy việc nữa. Một là lấy đinh đục lỗ ra để đánh xăm rồi vá. Thời ấy xe đạp mà hỏng thì đa phần là tự sửa. Dễ nhất là vá xăm. Khó hơn chút là cân vành, sửa cá, lộn xích vân vân, hầu như ai đã đi đạp xe thì đều biết tự sửa xe. Việc nữa là dùng nó cắt thành cái nạo đu đủ. Nhà có khách, có cỗ bao giờ cũng có món nộm. Để từ quả đu đủ trở thành những sợ đu đủ thì phải có cái nạo đu đủ. Và trẻ con chúng tôi thời ấy có thể tự mình làm ra những cái nạo đu đủ rất đẹp và tiện dụng.
Ôi cái thời khốn khổ oánh nhau chia gạo nhưng may, còn có câu rất đẹp là “chào nhau ăn cơm”…
Văn Công Hùng
(vanconghung.com)
Chuyện… lon |
Bộ Văn thể du vừa có cái quyết định hay gì gì đấy, về việc không dùng chữ LON trong một quảng cáo nước giải khát. Nhà cháu thấy, ừ phải, nó ám ảnh lắm, ám chỉ lắm, hehe. Các cụ xưa có câu: Ma bắt hồn, thân LON bắt vía. Mịa, cứ chường ra thế, rồi thì vía vủng bị bắt hết thì còn ai tỉnh táo mà làm việc nữa, mà xây dựng và bảo vệ tổ quốc nữa, nên nhà cháu hết sức ủng hộ quyết định này…
Hôm nọ ngồi lẩn mẩn kể cho con gái chuyện ngày xưa trong thùng gạo luôn có cái ống bơ sữa bò? Nó hỏi để làm gì ba. Ơ con quên à, để đong gạo. Đấy là vật bất ly… gia của mọi gia đình Việt Nam một thời. Không có nó bất thành… bếp, mà không có bếp thì bất thành nhà. Thùng đựng gạo thì mỗi nhà có thể mỗi kiểu, từ thùng gánh nước đến cái rương có khóa, từ nồi đồng đến thúng treo lủng lẳng trên quang, nhưng cái ống bơ sữa bò thì bất di bất dịch. Ở Thanh Hóa gọi cái này là bò, cái từ bò gạo bát cơm nó quen với tất cả mọi người. Tôi có hỏi nhiều người là tại sao lại gọi là bò thì mỗi người nói mỗi phách, nhưng có vẻ mọi người tin rằng, vì nó dùng đựng sữa bò nên gọi là cái bò. Đến khi tôi chuyển về Huế thì bà con ở đây gọi là cái lon.
Cái thời ấy, sữa không có mà uống nhưng trong nhà ai cũng phải có cái ống bơ sữa bò ấy. Giờ cái gì cũng có thể đong gạo được, cứ ang áng thôi chứ không cần chính xác như đong bằng bò. Trong các nồi cơm điện đều có một dụng cụ bằng nhựa để đong gạo. Giờ còn cả loại nồi cơm điện tự động, chỉ việc bấm nút, gạo tự chảy vào nồi, nước tự chảy vào nồi, nồi tự động bật nút… trưa về chỉ việc mở nồi xúc cơm ra ăn, mười nồi như chục. Nhà tôi chưa có loại nồi này, thi thoảng vợ sai nấu cơm thì dùng tay vốc, chừng vốc rưỡi là cả nhà ăn nhòe. Kêu cửa hàng mang vào 5 cân gạo ăn cả tháng không hết. (Giờ đến mua gạo cũng sướng, bấm điện thoại gọi, bảo mang vào 5 cân gạo ngon nhất, lát sau có người chở đến, kèm tờ giấy ghi loằng ngoằng số tiền phải trả. Đưa tiền cho người sip ấy, xong).
Ống bò được giữ như… báu vật. Tôi nhớ thi thoảng có người đi mượn… ống bò, kiểu như đến giờ nấu cơm mà tìm không thấy cái ống bò ấy, thế là chạy sang hàng xóm mượn. Những người làm nghề buôn gạo thường có trên 2 cái ống bò trong nhà, cái để mua thì đít bị đục lõm xuống, cái bán thì đít bị đập cho nhô lên. Chắc mỗi “giao dịch” như thế lợi được khoảng… chục hạt gạo. Đã thế khi đong mua lại còn lấy tay khum miệng ống bơ lại, còn đong để bán thì tay giữ hững hờ ngang lưng cái ống bơ.
Tất cả mọi giao dịch đều bằng ống bò. Không chỉ đong gạo, mà ngô, đậu, lạc… và cả… cám lợn đều dùng ống bò. Cấp 3, tôi phải đi trọ học, cứ mỗi đầu tuần mẹ lại đong gạo cho mang đi. Nhà có cái ruột tượng màu xanh, thứ mà nhiều gia đình Việt Nam thời ấy có, đong gạo vào đấy rồi cột vào phía sau xe đạp. Bọn không có xe đạp thì vắt ngang vai, hùng dũng như các chú bộ đội hành quân. Mẹ tôi đong đủ nhưng không hiểu sao, bao giờ xuống nhà trọ bà chủ đong lại đều không đủ, thường bà ngồi đong xong thông bão rõ to: Thằng Hùng thiếu nửa bò, thằng Tự thiếu một bò. Xấu hổ vô cùng nhưng mà rồi tuần nào cũng thế. Là giữa mẹ tôi và bà ấy có 2 thứ khác nhau, một là cái ống bò và 2 là động tác khum tay. Một bên vục gạo xong dùng một tay đổ vào ruột tượng, một bên vục gạo xong khum hai tay nâng niu cái… ngọn gạo trên ống bò. Sau tôi chuyển sang trọ nhà bác khác, bác kiểm tra mấy lần thấy như nhau nên từ sau không đong lại kiểm tra nữa. Hồi ấy đi trọ cứ tính mỗi bữa một ống bò gạo, ngày 2 bò gửi bà chủ, mỗi tuần 1 bó củi nữa. Nhà bác trước ăn bao giờ cũng đói, nhưng nhà bác sau ăn no kềnh mà có khi buổi sáng lại có lưng bát cơm rang nữa, con gái bác dậy rang…
Ống bò ngoài bắc đong đầy ngọn, nhưng vào tới Huế thì đong lon bằng, tức sau khi vục lon vào gạo thì lấy bàn tay gạt phát cho bằng. Nhưng cách gạt cũng khác nhau nhé, khum tay phát là thêm… chục hạt…
À còn chuyện đi vay gạo nữa, cũng đầy chất bi hài. Nhà nào thoáng, vác rá đi vay về là đổ vào nồi luôn. Đi trả cũng thế, bụng rộng thì cũng cầm ra đổ luôn vào thùng gạo nhà mình. Người kỹ tính, đã đi vay (hồi ấy gần như không có nhà ai chưa từng đi vay gạo, cũng như sinh viên có trách nhiệm cao cả là phải… thi lại ấy), về vẫn lấy bò nhà mình ra đong lại, rồi bĩu môi: vay 5 bò mà đong lại được có bồn bò rưỡi. Rồi khi trả, chủ nợ cũng đong lại, thiếu một tí có khi lại… xung đột, ra sân sát phía hàng xóm vay gạo chửi con gà, con mèo. Thường thì có 2 nơi để vay gạo, một là hàng xóm, và 2 là bà con họ hàng…
Thế hệ chúng tôi lớn lên cùng cái… ống bò. Nó mới mất đi chừng mươi năm nay. Nhưng khi tôi kể chuyện này với một số người thì họ bảo, trong nhà họ hiện vẫn đang dùng. Nhiều nhà đang dùng chứ không ít. Nhiều nhà cái ống bò nhẵn thín và đen bóng như sừng.
Ngoài dùng để đong gạo, hồi nhỏ tôi còn dùng cái ống bò ấy làm mấy việc nữa. Một là lấy đinh đục lỗ ra để đánh xăm rồi vá. Thời ấy xe đạp mà hỏng thì đa phần là tự sửa. Dễ nhất là vá xăm. Khó hơn chút là cân vành, sửa cá, lộn xích vân vân, hầu như ai đã đi đạp xe thì đều biết tự sửa xe. Việc nữa là dùng nó cắt thành cái nạo đu đủ. Nhà có khách, có cỗ bao giờ cũng có món nộm. Để từ quả đu đủ trở thành những sợ đu đủ thì phải có cái nạo đu đủ. Và trẻ con chúng tôi thời ấy có thể tự mình làm ra những cái nạo đu đủ rất đẹp và tiện dụng.
Ôi cái thời khốn khổ oánh nhau chia gạo nhưng may, còn có câu rất đẹp là “chào nhau ăn cơm”…
Văn Công Hùng
(vanconghung.com)
Không có nhận xét nào