Họ đứng yên trên mũi thuyền mình
với những đôi bàn tay khép chặt phía sau đầu. Đó là Trần Văn Nhân – một
thuyền trưởng tàu đánh cá người Việt Nam – cùng thủy thủ đoàn của mình.
Họ đang bị một nhóm thủy thủ người Trung Quốc cầm gậy chích điện đe dọa
bắt đứng yên. Nhóm thủy thủ này cướp hết số hải sản mà thuyền của Nhân
đánh bắt được.
Sự kiện ít được báo chí tường thuật nói trên diễn ra vào tháng 6/2019. Đó là lần đầu tiên mà thuyền trưởng Nhân bị Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc bắt, tính từ vài năm trở lại đây khi lực lượng này tăng cường các hoạt động tuần tra trong các khu vực đang có tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Sáu sĩ quan người Trung Quốc mặc đồng phục màu xanh dương bước lên chiếc thuyền cá bé xíu của Nhân từ chiếc tuần hạm nặng 3.000 tấn của họ. Họ bảo Nhân phải ngừng đánh cá trong những khu vực biển vốn đã nuôi sống nhiều thế hệ gia đình Nhân.
Kẹt chính giữa biển Đông
Những người đánh cá bắt gặp thuyền của Trung Quốc trên các vùng có tranh chấp lãnh thổ, vốn cách nơi họ ở nhiều dặm biển. Ảnh: từ bài viết
“Họ nói rằng ‘Đây là biển Trung Quốc. Anh không được phép đánh cá ở đây. Nếu anh còn đánh cá nữa, chúng tôi sẽ cắt lưới, tịch thu thuyền anh mang về Trung Quốc, và anh sẽ bị phạt nặng”, Nhân – 43 tuổi – kể lại vụ việc khi ngồi trên thuyền đánh cá của mình. Thuyền được neo tại xã Tam Quang, một làng chài nhỏ nằm ở tỉnh Quảng Nam.
Các thủy thủ trên thuyền của Nhân đã mất tất cả số hải sản mà họ đã lao động suốt bốn ngày mới bắt được – ước lượng trên hai tấn mực có trị giá khoảng 10 nghìn đô-la Mỹ [khoảng 230 triệu đồng – ND], bằng xấp xỉ bốn lần mức thu nhập trung bình năm của người Việt Nam. Họ chẳng thể làm gì khác ngoài quay về nhà. “Các anh em thủy thủ đã rất hoảng sợ và chẳng còn tinh thần đánh cá nữa”, Nhân kể.
Những ngư dân như Nhân đang đứng nơi “đầu sóng ngọn gió” của một trong những cuộc tranh chấp lãnh thổ phức tạp nhất tại châu Á. Có đến sáu nước tranh chấp, lại có thêm các thế lực bên ngoài như Hoa Kỳ – vốn có lợi ích trong việc bảo vệ các tuyến đường hàng hải chuyên chở một lượng hàng hóa có giá trị hơn ba nghìn tỷ đô-la Mỹ mỗi năm.
Có nhiều vụ việc giống như vụ việc nói trên và chúng thường không được lên báo. Trong khi đó, đầu tư cho hoạt động tuần tra trên Biển Đông của Trung Quốc tạo cho nước này một lợi thế trong cuộc tranh đua để bảo đảm an ninh năng lượng và các nguồn thủy hải sản – có tổng sản lượng vào khoảng một phần mười thủy hải sản toàn thế giới.
Bãi mìn trên biển
Vị trí các cuộc đụng độ trên biển giữa người đánh cá và các tàu thuyền của chính quyền Trung Quốc từ năm 2010 đến 2019. Ảnh: Từ bài viết
“Bạn có thể gọi đó là một cuộc chiến trong im lặng,” Lê Hồng Hiệp – một chuyên gia của Viện nghiên cứu ISEAS – Yusof Ishak tại Singapore – cho biết. Người Trung Quốc “đang tranh giành biển đảo. Có bạo lực. Nó xảy ra thường xuyên”.
Trung Quốc trông có vẻ là kẻ xâm phạm lớn nhất vì quy mô nước này cùng các nguồn lực sẵn có của nó. Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là bên duy nhất tìm cách bảo vệ các vùng đánh bắt cá trong bối cảnh các nguồn hải sản dần cạn kiệt và luật lệ thì vẫn còn lỏng lẻo.
Các bên khác, như Malaysia, Indonesia, và Việt Nam, đều đã có các hành động chống các đoàn đánh cá đến từ Trung Quốc hay kể cả của nhau. Thỉnh thoảng họ còn nhấn mạnh việc này bằng cách tiêu hủy tàu thuyền mà họ tịch thu được.
“Không chỉ có Trung Quốc mới ngày càng nhìn ra nhu cầu bức thiết của việc nâng cao các nỗ lực bảo vệ các quyền lợi hàng hải nói chung của nước mình – không chỉ bao gồm quyền đánh bắt thủy hải sản”, Collin Koh Swee Lean – một nghiên cứu viên của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore – phát biểu.
Một loạt các vụ va chạm trong nhiều tháng gần đây đã làm dư luận chú ý hơn đến các hiểm họa an ninh ngày càng leo thang trong hoạt động đánh bắt cá trên Biển Đông.
Tháng 3/2019, Việt Nam cáo buộc một tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc đã đánh chìm một thuyền đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa. Tháng 6/2019, một tàu Trung Quốc đã va chạm với một tàu đánh cá của Philippines gần một quần đảo xa hơn về phía Nam. Vụ va chạm khiến 22 dân đánh cá người Philippines bị bỏ rơi trên biển.
Dưới quyền Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo khẳng định chủ quyền với trên 80% diện tích khu vực Biển Đông. Họ cho xây dựng các đường băng sân bay, các căn cứ quân sự trên nhiều vùng biển vẫn còn tranh chấp. Hải quân Trung Quốc hiện cũng được đầu tư nâng số lượng tàu chiến lên hơn 300 đơn vị. Con số này giúp họ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành lực lượng hải quân đông đảo nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đang tận dụng các biện pháp ít tính quy ước hơn để dọn dẹp các lực lượng hàng hải đối địch. Họ có một lực lượng được gọi là dân quân trên biển với khoảng vài trăm chiếc tàu với trang thiết bị tốt, được ngụy trang như những tàu đánh cá. Các đội thuyền này tuần tra, thám thính, tiếp liệu trên biển. Thỉnh thoảng, các thuyền đó còn khiêu khích các thuyền nước ngoài.
Số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho thấy, trong 73% số vụ đụng độ được báo cáo trên Biển Đông tính từ năm 2010, luôn có ít nhất một tàu thuộc lực lượng chấp pháp Trung Quốc tham gia.
Gia tăng lực lượng
Tổng số tàu thuyền của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển các nước theo tải trọng. Ảnh: Từ bài viết
“Bất kể theo thước đo nào thì Trung Quốc cũng chính là bên đang tham gia vào đa số các vụ đụng độ bạo lực trên biển với các quốc gia láng giềng: khi thì là Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc, khi thì là những ngư dân bình thường”, Gregory Poling – giám đốc của tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative) tại Washington – phân tích.
Đề cập đến các vụ đụng độ trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, ông Poling nói: “Ngư dân Việt Nam đang bị người Trung Quốc sách nhiễu, chiếm thuyền, đánh đập, và bị bắt giữ làm con tin”.
Trung Quốc vẫn đã luôn bác bỏ các cáo buộc rằng họ đang làm gì đó bất thường trên Biển Đông. Họ liên tục kêu gọi các tranh chấp phải được giải quyết bằng đối thoại song phương, và kêu gọi các nước như Hoa Kỳ ngừng can thiệp vào các tranh chấp này.
Các vụ va chạm có thể được giải quyết “dựa trên nguyên tắc cùng thỏa hiệp và các cuộc thảo luận thân thiện”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Cảnh Sảng nói như thế vào tháng này khi được hỏi về vụ va chạm với tàu đánh cá Philippines.
“Chúng tôi không muốn một vài vụ việc riêng lẻ bị thổi phồng lên và ảnh hưởng đến tình hình chung của các mối quan hệ song phương mà chúng tôi có”, ông Cảnh nói.
Tại Philippines, căng thẳng hàng hải với Bắc Kinh tạo ra một rủi ro nghiêm trọng cho nền công nghiệp đánh bắt cá trị giá 5,15 tỷ đô-la Mỹ của nước này.
Job Dalisaymo – một ngư dân 71 tuổi – nói rằng các lo ngại an ninh đang đẩy ông ra khỏi ngành đánh cá. Trước đây, ông có thể an lành đi thuyền ra bãi cạn Scarborough – khoảng 120 hải lý từ đảo Luzon của Philippines. Những năm gần đây thì thuyền ông liên tục gặp các hành vi bạo lực dù không hề có khiêu khích trước đó – Đây là một rủi ro mà ông không còn muốn phải đối mặt.
“Tôi sợ phải ra ngoài đó – có khi chúng tôi chẳng còn sống nổi để mà về nhà”, Dalisaymo nói khi đang ngồi dưới bóng một mái tre ọp ẹp trên một bãi biển thuộc huyện Zambales phía bắc Manila. “Chả biết được, có khi họ sẽ lại dùng vòi rồng với chúng tôi rồi mặc chúng tôi chết trôi ngoài đó”.
Lãnh thổ đang tranh chấp
Các khẳng định chủ quyền đối với các vùng lãnh hải, bãi san hô, và quần đảo trong khu vực Biên Đông. Ảnh: Từ bài viết
Bãi cạn Scarborough bao năm qua vẫn đã là một chủ đề gây căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila, kể từ khi Hải quân Philippines bắt giữ một đội thuyền đánh cá của Trung Quốc vào năm 2012 vì tội xâm phạm lãnh hải.
Vào năm 2016, Philippines giành chiến thắng trước Trung Quốc tại một tòa án quốc tế. Tuy nhiên, chiến thắng đó vẫn không ngăn cản được Trung Quốc xây dựng thêm công trình trên các khu vực tranh chấp.
Hoạt động xây lắp hàng hải cũng đã làm trầm trọng thêm các vấn đề khác vốn đang hủy hoại nền công nghiệp đánh bắt cá, từ vấn đề đánh bắt trộm đến những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường, trữ lượng nguồn hải sản đang suy giảm một cách đáng báo động. Số liệu của CSIS cho thấy tổng trữ lượng cá đã giảm đến 70% – 95% từ những năm 1950 đến nay, trong khi tỷ lệ đánh bắt đã giảm từ đến 66% – 75% trong vòng vỏn vẹn 20 năm qua.
Cạn kiệt tài nguyên
“Nơi đó từng là thiên đường – bao giống cá ngon bơi lội ngay gần thuyền chúng tôi,” ngư dân Jorge Limuardo – một người đã ngừng đánh cá gần bãi cạn Scarborough kể từ khi các tàu thuyền Trung Quốc bắt đầu bao vây khu vực này – kể lại. “Bây giờ thì tất cả các rặng san hô đã bị phá hủy, giống như một khu rừng đã bị đốn trụi cây”.
Tình trạng khốn khổ của các ngư dân kéo theo các hệ quả chính trị. Tại Philippines, vụ đâm thuyền diễn ra tháng trước đã làm nóng lại mối chia rẽ sâu sắc bên trong chính phủ Philippines vốn vẫn đang đấu tranh phản bác các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, trong khi Tổng thống Rodrigo Duterte và người đồng cấp Tập Cận Bình thì ngày càng thân thiện với nhau.
Vụ đâm thuyền đó đã khiến chính phủ và quân đội Philippines phải đưa ra những phát biểu mâu thuẫn. Một số quan chức kêu gọi Philippines khẳng định các quyền lợi lãnh thổ, trong khi một số khác ủng hộ một thế đứng uyển chuyển hơn. Duterte thì lại không đề cập gì đến vụ việc này cho đến vài ngày sau đó, khi ông ta gọi vụ đụng thuyền này là một “vụ việc hàng hải”.
“Nếu tôi muốn cấm người Trung Quốc đánh cá, tôi phải chế tài họ như thế nào?” – Duterte phát biểu hôm 26/06. “Ngay cả Hoa Kỳ cũng chả thể làm gì vì họ sợ đối đầu ngoài biển”.
Indonesia đã chọn một cách tiếp cận quyết liệt hơn trong cuộc khủng hoảng ngư nghiệp này. Họ khẳng định quyền xây dựng các cơ sở dự trữ hải sản trên quần đảo Natuna Regency nằm ở phía Tây Bắc đảo Borneo. Để chống nạn đánh bắt trộm, họ thường tiêu huỷ hàng tá thuyền đánh cá tịch thu được từ khu vực biển của họ, nhiều tàu thuyền bị tiêu huỷ đó là của Trung Quốc.
Tại Việt Nam vào tháng trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao bà Lê Thị Thu Hằng đã đưa ra yêu cầu đòi bồi thường cho ngư dân Việt Nam sau khi các tàu Trung Quốc rượt đuổi và cướp tài sản của các ngư dân này gần quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc đã từng gạt bỏ các yêu cầu đòi bồi thường như thế. Thay vào đó, Trung Quốc thường cáo buộc các nước khác vi phạm pháp luật. Một bản thảo các quy tắc ứng xử với các nước Đông Nam Á vẫn không giúp tình hình tiến triển thêm nhiều trong một thập niên qua, bất kể các thảo luận thường xuyên của các bên.
Với ông Nhân, người ngư dân Việt đã phải mất hải sản về tay Trung Quốc, có một giải pháp thẳng thắn hơn nhiều.
“Vùng biển đó là của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa là của chúng tôi”, ông Nhân nói. “Chúng tôi đã đánh cá ở vùng biển đó từ thế hệ ông bà nội mình”.
***
Trần Văn Nhân tại Vịnh Tam Quang, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Maika Elan/Bloomberg |
Sự kiện ít được báo chí tường thuật nói trên diễn ra vào tháng 6/2019. Đó là lần đầu tiên mà thuyền trưởng Nhân bị Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc bắt, tính từ vài năm trở lại đây khi lực lượng này tăng cường các hoạt động tuần tra trong các khu vực đang có tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Sáu sĩ quan người Trung Quốc mặc đồng phục màu xanh dương bước lên chiếc thuyền cá bé xíu của Nhân từ chiếc tuần hạm nặng 3.000 tấn của họ. Họ bảo Nhân phải ngừng đánh cá trong những khu vực biển vốn đã nuôi sống nhiều thế hệ gia đình Nhân.
Kẹt chính giữa biển Đông
Những người đánh cá bắt gặp thuyền của Trung Quốc trên các vùng có tranh chấp lãnh thổ, vốn cách nơi họ ở nhiều dặm biển. Ảnh: từ bài viết
“Họ nói rằng ‘Đây là biển Trung Quốc. Anh không được phép đánh cá ở đây. Nếu anh còn đánh cá nữa, chúng tôi sẽ cắt lưới, tịch thu thuyền anh mang về Trung Quốc, và anh sẽ bị phạt nặng”, Nhân – 43 tuổi – kể lại vụ việc khi ngồi trên thuyền đánh cá của mình. Thuyền được neo tại xã Tam Quang, một làng chài nhỏ nằm ở tỉnh Quảng Nam.
Các thủy thủ trên thuyền của Nhân đã mất tất cả số hải sản mà họ đã lao động suốt bốn ngày mới bắt được – ước lượng trên hai tấn mực có trị giá khoảng 10 nghìn đô-la Mỹ [khoảng 230 triệu đồng – ND], bằng xấp xỉ bốn lần mức thu nhập trung bình năm của người Việt Nam. Họ chẳng thể làm gì khác ngoài quay về nhà. “Các anh em thủy thủ đã rất hoảng sợ và chẳng còn tinh thần đánh cá nữa”, Nhân kể.
Những ngư dân như Nhân đang đứng nơi “đầu sóng ngọn gió” của một trong những cuộc tranh chấp lãnh thổ phức tạp nhất tại châu Á. Có đến sáu nước tranh chấp, lại có thêm các thế lực bên ngoài như Hoa Kỳ – vốn có lợi ích trong việc bảo vệ các tuyến đường hàng hải chuyên chở một lượng hàng hóa có giá trị hơn ba nghìn tỷ đô-la Mỹ mỗi năm.
Có nhiều vụ việc giống như vụ việc nói trên và chúng thường không được lên báo. Trong khi đó, đầu tư cho hoạt động tuần tra trên Biển Đông của Trung Quốc tạo cho nước này một lợi thế trong cuộc tranh đua để bảo đảm an ninh năng lượng và các nguồn thủy hải sản – có tổng sản lượng vào khoảng một phần mười thủy hải sản toàn thế giới.
Bãi mìn trên biển
Vị trí các cuộc đụng độ trên biển giữa người đánh cá và các tàu thuyền của chính quyền Trung Quốc từ năm 2010 đến 2019. Ảnh: Từ bài viết
“Bạn có thể gọi đó là một cuộc chiến trong im lặng,” Lê Hồng Hiệp – một chuyên gia của Viện nghiên cứu ISEAS – Yusof Ishak tại Singapore – cho biết. Người Trung Quốc “đang tranh giành biển đảo. Có bạo lực. Nó xảy ra thường xuyên”.
Trung Quốc trông có vẻ là kẻ xâm phạm lớn nhất vì quy mô nước này cùng các nguồn lực sẵn có của nó. Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là bên duy nhất tìm cách bảo vệ các vùng đánh bắt cá trong bối cảnh các nguồn hải sản dần cạn kiệt và luật lệ thì vẫn còn lỏng lẻo.
Các bên khác, như Malaysia, Indonesia, và Việt Nam, đều đã có các hành động chống các đoàn đánh cá đến từ Trung Quốc hay kể cả của nhau. Thỉnh thoảng họ còn nhấn mạnh việc này bằng cách tiêu hủy tàu thuyền mà họ tịch thu được.
“Không chỉ có Trung Quốc mới ngày càng nhìn ra nhu cầu bức thiết của việc nâng cao các nỗ lực bảo vệ các quyền lợi hàng hải nói chung của nước mình – không chỉ bao gồm quyền đánh bắt thủy hải sản”, Collin Koh Swee Lean – một nghiên cứu viên của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore – phát biểu.
Một loạt các vụ va chạm trong nhiều tháng gần đây đã làm dư luận chú ý hơn đến các hiểm họa an ninh ngày càng leo thang trong hoạt động đánh bắt cá trên Biển Đông.
Tháng 3/2019, Việt Nam cáo buộc một tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc đã đánh chìm một thuyền đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa. Tháng 6/2019, một tàu Trung Quốc đã va chạm với một tàu đánh cá của Philippines gần một quần đảo xa hơn về phía Nam. Vụ va chạm khiến 22 dân đánh cá người Philippines bị bỏ rơi trên biển.
Dưới quyền Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo khẳng định chủ quyền với trên 80% diện tích khu vực Biển Đông. Họ cho xây dựng các đường băng sân bay, các căn cứ quân sự trên nhiều vùng biển vẫn còn tranh chấp. Hải quân Trung Quốc hiện cũng được đầu tư nâng số lượng tàu chiến lên hơn 300 đơn vị. Con số này giúp họ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành lực lượng hải quân đông đảo nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đang tận dụng các biện pháp ít tính quy ước hơn để dọn dẹp các lực lượng hàng hải đối địch. Họ có một lực lượng được gọi là dân quân trên biển với khoảng vài trăm chiếc tàu với trang thiết bị tốt, được ngụy trang như những tàu đánh cá. Các đội thuyền này tuần tra, thám thính, tiếp liệu trên biển. Thỉnh thoảng, các thuyền đó còn khiêu khích các thuyền nước ngoài.
Số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho thấy, trong 73% số vụ đụng độ được báo cáo trên Biển Đông tính từ năm 2010, luôn có ít nhất một tàu thuộc lực lượng chấp pháp Trung Quốc tham gia.
Gia tăng lực lượng
Tổng số tàu thuyền của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển các nước theo tải trọng. Ảnh: Từ bài viết
“Bất kể theo thước đo nào thì Trung Quốc cũng chính là bên đang tham gia vào đa số các vụ đụng độ bạo lực trên biển với các quốc gia láng giềng: khi thì là Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc, khi thì là những ngư dân bình thường”, Gregory Poling – giám đốc của tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative) tại Washington – phân tích.
Đề cập đến các vụ đụng độ trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, ông Poling nói: “Ngư dân Việt Nam đang bị người Trung Quốc sách nhiễu, chiếm thuyền, đánh đập, và bị bắt giữ làm con tin”.
Trung Quốc vẫn đã luôn bác bỏ các cáo buộc rằng họ đang làm gì đó bất thường trên Biển Đông. Họ liên tục kêu gọi các tranh chấp phải được giải quyết bằng đối thoại song phương, và kêu gọi các nước như Hoa Kỳ ngừng can thiệp vào các tranh chấp này.
Các vụ va chạm có thể được giải quyết “dựa trên nguyên tắc cùng thỏa hiệp và các cuộc thảo luận thân thiện”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Cảnh Sảng nói như thế vào tháng này khi được hỏi về vụ va chạm với tàu đánh cá Philippines.
“Chúng tôi không muốn một vài vụ việc riêng lẻ bị thổi phồng lên và ảnh hưởng đến tình hình chung của các mối quan hệ song phương mà chúng tôi có”, ông Cảnh nói.
Tại Philippines, căng thẳng hàng hải với Bắc Kinh tạo ra một rủi ro nghiêm trọng cho nền công nghiệp đánh bắt cá trị giá 5,15 tỷ đô-la Mỹ của nước này.
Job Dalisaymo – một ngư dân 71 tuổi – nói rằng các lo ngại an ninh đang đẩy ông ra khỏi ngành đánh cá. Trước đây, ông có thể an lành đi thuyền ra bãi cạn Scarborough – khoảng 120 hải lý từ đảo Luzon của Philippines. Những năm gần đây thì thuyền ông liên tục gặp các hành vi bạo lực dù không hề có khiêu khích trước đó – Đây là một rủi ro mà ông không còn muốn phải đối mặt.
“Tôi sợ phải ra ngoài đó – có khi chúng tôi chẳng còn sống nổi để mà về nhà”, Dalisaymo nói khi đang ngồi dưới bóng một mái tre ọp ẹp trên một bãi biển thuộc huyện Zambales phía bắc Manila. “Chả biết được, có khi họ sẽ lại dùng vòi rồng với chúng tôi rồi mặc chúng tôi chết trôi ngoài đó”.
Lãnh thổ đang tranh chấp
Các khẳng định chủ quyền đối với các vùng lãnh hải, bãi san hô, và quần đảo trong khu vực Biên Đông. Ảnh: Từ bài viết
Bãi cạn Scarborough bao năm qua vẫn đã là một chủ đề gây căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila, kể từ khi Hải quân Philippines bắt giữ một đội thuyền đánh cá của Trung Quốc vào năm 2012 vì tội xâm phạm lãnh hải.
Vào năm 2016, Philippines giành chiến thắng trước Trung Quốc tại một tòa án quốc tế. Tuy nhiên, chiến thắng đó vẫn không ngăn cản được Trung Quốc xây dựng thêm công trình trên các khu vực tranh chấp.
Hoạt động xây lắp hàng hải cũng đã làm trầm trọng thêm các vấn đề khác vốn đang hủy hoại nền công nghiệp đánh bắt cá, từ vấn đề đánh bắt trộm đến những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường, trữ lượng nguồn hải sản đang suy giảm một cách đáng báo động. Số liệu của CSIS cho thấy tổng trữ lượng cá đã giảm đến 70% – 95% từ những năm 1950 đến nay, trong khi tỷ lệ đánh bắt đã giảm từ đến 66% – 75% trong vòng vỏn vẹn 20 năm qua.
Cạn kiệt tài nguyên
“Nơi đó từng là thiên đường – bao giống cá ngon bơi lội ngay gần thuyền chúng tôi,” ngư dân Jorge Limuardo – một người đã ngừng đánh cá gần bãi cạn Scarborough kể từ khi các tàu thuyền Trung Quốc bắt đầu bao vây khu vực này – kể lại. “Bây giờ thì tất cả các rặng san hô đã bị phá hủy, giống như một khu rừng đã bị đốn trụi cây”.
Tình trạng khốn khổ của các ngư dân kéo theo các hệ quả chính trị. Tại Philippines, vụ đâm thuyền diễn ra tháng trước đã làm nóng lại mối chia rẽ sâu sắc bên trong chính phủ Philippines vốn vẫn đang đấu tranh phản bác các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, trong khi Tổng thống Rodrigo Duterte và người đồng cấp Tập Cận Bình thì ngày càng thân thiện với nhau.
Vụ đâm thuyền đó đã khiến chính phủ và quân đội Philippines phải đưa ra những phát biểu mâu thuẫn. Một số quan chức kêu gọi Philippines khẳng định các quyền lợi lãnh thổ, trong khi một số khác ủng hộ một thế đứng uyển chuyển hơn. Duterte thì lại không đề cập gì đến vụ việc này cho đến vài ngày sau đó, khi ông ta gọi vụ đụng thuyền này là một “vụ việc hàng hải”.
“Nếu tôi muốn cấm người Trung Quốc đánh cá, tôi phải chế tài họ như thế nào?” – Duterte phát biểu hôm 26/06. “Ngay cả Hoa Kỳ cũng chả thể làm gì vì họ sợ đối đầu ngoài biển”.
Indonesia đã chọn một cách tiếp cận quyết liệt hơn trong cuộc khủng hoảng ngư nghiệp này. Họ khẳng định quyền xây dựng các cơ sở dự trữ hải sản trên quần đảo Natuna Regency nằm ở phía Tây Bắc đảo Borneo. Để chống nạn đánh bắt trộm, họ thường tiêu huỷ hàng tá thuyền đánh cá tịch thu được từ khu vực biển của họ, nhiều tàu thuyền bị tiêu huỷ đó là của Trung Quốc.
Tại Việt Nam vào tháng trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao bà Lê Thị Thu Hằng đã đưa ra yêu cầu đòi bồi thường cho ngư dân Việt Nam sau khi các tàu Trung Quốc rượt đuổi và cướp tài sản của các ngư dân này gần quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc đã từng gạt bỏ các yêu cầu đòi bồi thường như thế. Thay vào đó, Trung Quốc thường cáo buộc các nước khác vi phạm pháp luật. Một bản thảo các quy tắc ứng xử với các nước Đông Nam Á vẫn không giúp tình hình tiến triển thêm nhiều trong một thập niên qua, bất kể các thảo luận thường xuyên của các bên.
Với ông Nhân, người ngư dân Việt đã phải mất hải sản về tay Trung Quốc, có một giải pháp thẳng thắn hơn nhiều.
“Vùng biển đó là của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa là của chúng tôi”, ông Nhân nói. “Chúng tôi đã đánh cá ở vùng biển đó từ thế hệ ông bà nội mình”.
***
Phùng Anh Khương
Dịch từ bài “China Is Winning the Silent War to Dominate the South China Sea” đăng ngày 10/07/2019 trên trang tin Bloomberg.
Nguồn dữ liệu: Center for Strategic and International Studies, Khoa Hải dương, Đại học British Columbia.
Bài báo gốc của nhóm tác giả bao gồm: Nguyen Xuan Quynh, Andreo Calonzo, Philip J. Heijmans, Hannah Dormido và Adrian Leung.
Từ khoá:
Biển Đông (cách gọi của Việt Nam)/biển Nam Trung Hoa: South China Sea (n)
đảo nhân tạo: artificial island (np)
trật tự hàng hải toàn cầu: global maritime order (np)
an ninh năng lượng: energy security (np)
suy giảm trữ lượng nguồn cá: fish stock depletion (np)
quần đảo Hoàng sa: Paracels islands (n)
bãi cạn Scarborough: Scarborough shoal (n)
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc: Chinese Coast Guard (n)
dân quân: militia (n)
tàu, thuyền: ship (n), vessel (n)
Dịch từ bài “China Is Winning the Silent War to Dominate the South China Sea” đăng ngày 10/07/2019 trên trang tin Bloomberg.
Nguồn dữ liệu: Center for Strategic and International Studies, Khoa Hải dương, Đại học British Columbia.
Bài báo gốc của nhóm tác giả bao gồm: Nguyen Xuan Quynh, Andreo Calonzo, Philip J. Heijmans, Hannah Dormido và Adrian Leung.
Từ khoá:
Biển Đông (cách gọi của Việt Nam)/biển Nam Trung Hoa: South China Sea (n)
đảo nhân tạo: artificial island (np)
trật tự hàng hải toàn cầu: global maritime order (np)
an ninh năng lượng: energy security (np)
suy giảm trữ lượng nguồn cá: fish stock depletion (np)
quần đảo Hoàng sa: Paracels islands (n)
bãi cạn Scarborough: Scarborough shoal (n)
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc: Chinese Coast Guard (n)
dân quân: militia (n)
tàu, thuyền: ship (n), vessel (n)
Không có nhận xét nào