Trung Quốc đang dần tiến tới kiểm soát phần lớn khu vực Biển Đông trong thời bình nếu Hoa Kỳ và các nước liên quan không có những thay đổi về chính sách đối phó thích hợp. Đây là nhận xét được chuyên gia quốc tế đưa ra tại hội thảo Biển Đông lần thứ 9 tổ chức ở Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế (CSIS) diễn ra ở Washington DC hôm 24/7.
Ông Greg Poling, Giám đốc Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) thuộc CSIS cho rằng mặc dù đến lúc này Trung Quốc chưa thể kiểm soát toàn bộ Biển Đông nhưng khả năng để tiến tới mục đích kiểm soát được các đảo, vùng nước và vùng trời thuộc khu vực đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc đang tăng lên.
“Vào lúc này Trung Quốc chưa kiểm soát được Biển Đông… Mục tiêu của Bắc Kinh là kiểm soát có hiệu quả vùng nước và vùng trời ở Biển Đông trong thời bình, đó là mục tiêu đối với các thực thể và khu vực đường đứt khúc 9 đoạn. Tuy nhiên khả năng để đạt mục tiêu này của Trung Quốc đang gia tăng và Trung Quốc đang kiểm soát được nhiều hơn so với giai đoạn cách đây 5 năm. Nếu chính sách của Mỹ và các nước đòi chủ quyền trong khu vực không thay đổi thì Trung Quốc sẽ kiểm soát được nhiều hơn nữa trong vài năm tới”.
Trung Quốc đòi chủ quyền đối với toàn bộ vùng nước và các thực thể nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên Biển Đông, chiếm đến khoảng 90% diện tích vùng nước tranh chấp. Đường đứt khúc này đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế ở The Hague bác bỏ tính hợp lệ trong một phán quyết vào năm 2016, nhưng Trung Quốc đã không chấp nhận phán quyết này.
Hội thảo Biển Đông lần thứ 9 diễn ra vào giữa lúc có những căng thẳng giữa Việt Nam, Malaysia với Trung Quốc khi Bắc Kinh đưa tàu hải cảnh và khảo sát địa chấn đến khu vực đặc quyền kinh tế của hai nước thuộc ASEAN, ngăn cản hoạt động khai thác dầu khí của hai quốc gia này.
Theo AMTI, từ giữa tháng 6, tàu Hải cảnh Haijing 35111 của Trung Quốc đã được triển khai đến khu vực Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam về phía tây nam, tìm cách cản trở hoạt động khia thác dầu khí ở lô 06 – 01 thuộc mỏ Lan Đỏ do công ty Rosneft của Nga vận hành.
Từ tháng 5, Trung Quốc cũng cho tàu Haijing 35111 đến bãi Luconia của Malaysia để ngăn cản hoạt động khai thác dầu khí của nước này tại đây.
Đồng thời trong tháng 7, Trung Quốc cũng điều tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống đến khu vực phía đông bắc lô 06 – 01, trong khu vực 9 lô dầu khí mà Trung Quốc tuyên bố mời thầu từ năm 2012 nhưng không có công ty nước ngoài nào tham gia. Đây cũng là khu vực có các lô dầu khí khác của Việt Nam và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc 1982 (UNCLOS).
Những hành động của Trung Quốc trong lúc này được đánh giá là mạnh mẽ nhất kể từ sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan dầu HD 981 ra quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam hồi năm 2014.
Đánh giá về những hành động gần đây của Trung Quốc, chuyên gia Greg Poling giải thích:
“Tại sao Trung Quốc vào lúc này lại có hành động can thiệp mạnh mẽ vào hoạt động khai thác dầu và khí của Việt Nam? Câu trả lời một phần là vì Trung Quốc có thể làm vậy. Việc xây dựng các cơ sở quân sự ở Trường Sa đã cho phép Bắc Kinh có thể triển khai các tàu. Họ có thể triển khai tàu hải cảnh và thậm chí tàu dân quân biển đến các nơi và thường trực ở đó 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần trong toàn bộ khu vực nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn. Họ có thể liên tục gây sách nhiễu theo cách mà họ đã không thể làm được vào năm 2015.
Tại sao Việt Nam im lặng?
Hoạt động của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chỉ được truyền thông quốc tế biết đến sau những thông tin trên Twitter của Phó Giáo sư trường Hải Chiến Mỹ Ryan Martinson hôm 10/7 về đường đi của tàu Hải Dương 8. Thông tin này được AMTI xác nhận sau đó vào hôm 16/7. Trong khi đó, truyền thông Việt Nam hoàn toàn im lặng trước những thông tin này.
Chuyên gia phân tích cao cấp Lê Thu Hương, thuộc Viện Chính Sách Chiến Lược Australia (ASPI) nhận định lý do vì chính phủ Việt Nam muốn tránh tâm lý chống Trung Quốc ở Việt Nam dẫn đến những biểu tình phản đối của người dân như năm 2014, đồng thời Việt Nam cũng muốn chờ sự lên tiếng từ Hoa Kỳ:
“Có một số lý giải cho việc im lặng của Việt Nam. Thứ nhất có thể là do nỗ lực muốn kiểm soát những phản đối chống Trung Quốc ở Việt Nam, dựa theo những bài học rút ra từ năm 2014 khi nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra ở một loạt các thành phố lớn, dẫn đến những bạo động, phá hoại các cơ sở sản xuất của người Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, trong khi Việt Nam phải trả bồi thường. Chắc chắn là Việt Nam cũng hy vọng có được trao đổi với những đối tác quan trọng và có được sự ủng hộ từ Hoa Kỳ và các nước khác.
Sau khi thông tin về những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông được nhiều hãng tin quốc tế và mạng xã hội loan đi, hôm 19/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, có tuyên bố chính thức yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trong khu vực Biển Đông.
Ngay sau đó, vào ngày 20/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng ra tuyên bố lên án hành động bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông và yêu cầu Trung Quốc ngưng ngay các hành động khiêu khích gây bất ổn trong khu vực.
Hoa Kỳ nên thực hiện FONOP mỗi tháng 1 lần và duy trì lập trường trung lập
Mặc dù là nước không có đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông, Hoa Kỳ từ lâu đã khẳng định rằng Washington có những quyền lợi về tự do hàng hải và hàng không tại khu vực này, đồng thời phản đối các hành động xây lấp đảo nhân tạo và quân sự hóa khu vực Biển Đông của Trung Quốc.
Từ năm 2015 đến nay, Hoa Kỳ liên tục cho tàu chiến đến tuần tra khu vực Biển Đông, đi gần sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cho xây lấp để thách thức các đòi hỏi về chủ quyền của Bắc Kinh.
Đô đốc Scott H. Swift, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng mặc dù những hoạt động trong chương trình tự do hàng hải (FONOP) của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông là cần thiết nhưng không hiệu quả vì không gắn kết với một chiến lược lớn mang tầm quốc gia của Mỹ. Ông cho rằng Hoa Kỳ nên gia tăng tần suất tuần tra Biển Đông và nên mở rộng ra toàn cầu, đồng thời duy trì lập trường không đứng về bên nào trong đòi hỏi chủ quyền.
“Tôi ủng hộ mạnh mẽ các hoạt động FONOP nhưng tôi nghĩ nó đã không được hiểu đúng. Tôi đã nói trước đây, và tôi nói lại là ở khu vực Biển Đông, Hoa Kỳ nên thực hiện các hoạt động FONOP không ít hơn mỗi 4 tuần và các chuyến FONOP không nên cách nhau đến 6 tuần. Sự nhất quán là quan trọng. Chúng ta cần công bố FONOP mỗi ba tháng một lần thay vì mỗi năm. Hoa Kỳ không nên chỉ bó hẹp FONOP chỉ ở Biển Đông với Trung Quốc mà nên bao gồm các quốc gia khác bên ngoài UNCLOS. Theo tôi điều quan trọng là Mỹ nên duy trì lập trường Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong đòi hỏi về chủ quyền nhưng nên có một cách tiếp cận rộng hơn trong quá trình theo đuổi chủ quyền.
Đô đốc Scott H. Swift cũng loại bỏ khả năng Hải quân Mỹ sẽ tham gia vào việc bảo vệ các hoạt động thăm dò dầu khí của các quốc gia trong khu vực khi có sự quấy nhiễu từ Trung Quốc vì Hoa Kỳ duy trì lập trường không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Theo ông Liu Xiaobo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hải quân Thế giới thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, kể từ năm 2015 đến nay, Hoa Kỳ đã thực hiện 17 hoạt động tuần tra ở Biển Đông. Theo ông Liu, điều này đã kích động Trung Quốc, tác động trực tiếp lên tinh thần dân tộc ngay trong Trung Quốc.
“Trung Quốc phản ứng là bởi sự mất ổn định gây ra bởi hoạt động FONOP của Hoa Kỳ. Một số hoạt động FONOP của Mỹ ở Biển Đông thách thức luật của Trung Quốc… Từ năm 2015 đến nay Mỹ đã thực hiện 17 hoạt động FONOP nhưng chính sách của Trung Quốc không thay đổi….Theo tôi, sức ép của FONOP đang ảnh hưởng đến tinh thần dân tộc ở Trung Quốc và khiến người dân trong nước có thể hiểu là Trung Quốc đang cho thấy mình yếu hơn trước Hoa Kỳ”
Học giả Trung Quốc cũng nhận định rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng hoạt động quân sự ở khu vực Biển Đông vì những hoạt động của Mỹ trong khu vực đang ảnh hưởng đến những quyền lợi cốt lõi của Mỹ. Ông Liu cũng nói mục tiêu muốn kìm hãm Trung Quốc của Hoa Kỳ là một mục tiêu không thể thực hiện.
(rfa)
Các diễn giả tại hội thảo Biển Đông ở CSIS hôm 24/7/2019 |
Ông Greg Poling, Giám đốc Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) thuộc CSIS cho rằng mặc dù đến lúc này Trung Quốc chưa thể kiểm soát toàn bộ Biển Đông nhưng khả năng để tiến tới mục đích kiểm soát được các đảo, vùng nước và vùng trời thuộc khu vực đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc đang tăng lên.
“Vào lúc này Trung Quốc chưa kiểm soát được Biển Đông… Mục tiêu của Bắc Kinh là kiểm soát có hiệu quả vùng nước và vùng trời ở Biển Đông trong thời bình, đó là mục tiêu đối với các thực thể và khu vực đường đứt khúc 9 đoạn. Tuy nhiên khả năng để đạt mục tiêu này của Trung Quốc đang gia tăng và Trung Quốc đang kiểm soát được nhiều hơn so với giai đoạn cách đây 5 năm. Nếu chính sách của Mỹ và các nước đòi chủ quyền trong khu vực không thay đổi thì Trung Quốc sẽ kiểm soát được nhiều hơn nữa trong vài năm tới”.
Trung Quốc đòi chủ quyền đối với toàn bộ vùng nước và các thực thể nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên Biển Đông, chiếm đến khoảng 90% diện tích vùng nước tranh chấp. Đường đứt khúc này đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế ở The Hague bác bỏ tính hợp lệ trong một phán quyết vào năm 2016, nhưng Trung Quốc đã không chấp nhận phán quyết này.
Hội thảo Biển Đông lần thứ 9 diễn ra vào giữa lúc có những căng thẳng giữa Việt Nam, Malaysia với Trung Quốc khi Bắc Kinh đưa tàu hải cảnh và khảo sát địa chấn đến khu vực đặc quyền kinh tế của hai nước thuộc ASEAN, ngăn cản hoạt động khai thác dầu khí của hai quốc gia này.
Theo AMTI, từ giữa tháng 6, tàu Hải cảnh Haijing 35111 của Trung Quốc đã được triển khai đến khu vực Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam về phía tây nam, tìm cách cản trở hoạt động khia thác dầu khí ở lô 06 – 01 thuộc mỏ Lan Đỏ do công ty Rosneft của Nga vận hành.
Từ tháng 5, Trung Quốc cũng cho tàu Haijing 35111 đến bãi Luconia của Malaysia để ngăn cản hoạt động khai thác dầu khí của nước này tại đây.
Đồng thời trong tháng 7, Trung Quốc cũng điều tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống đến khu vực phía đông bắc lô 06 – 01, trong khu vực 9 lô dầu khí mà Trung Quốc tuyên bố mời thầu từ năm 2012 nhưng không có công ty nước ngoài nào tham gia. Đây cũng là khu vực có các lô dầu khí khác của Việt Nam và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc 1982 (UNCLOS).
Những hành động của Trung Quốc trong lúc này được đánh giá là mạnh mẽ nhất kể từ sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan dầu HD 981 ra quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam hồi năm 2014.
Đánh giá về những hành động gần đây của Trung Quốc, chuyên gia Greg Poling giải thích:
“Tại sao Trung Quốc vào lúc này lại có hành động can thiệp mạnh mẽ vào hoạt động khai thác dầu và khí của Việt Nam? Câu trả lời một phần là vì Trung Quốc có thể làm vậy. Việc xây dựng các cơ sở quân sự ở Trường Sa đã cho phép Bắc Kinh có thể triển khai các tàu. Họ có thể triển khai tàu hải cảnh và thậm chí tàu dân quân biển đến các nơi và thường trực ở đó 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần trong toàn bộ khu vực nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn. Họ có thể liên tục gây sách nhiễu theo cách mà họ đã không thể làm được vào năm 2015.
Tại sao Việt Nam im lặng?
Hoạt động của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chỉ được truyền thông quốc tế biết đến sau những thông tin trên Twitter của Phó Giáo sư trường Hải Chiến Mỹ Ryan Martinson hôm 10/7 về đường đi của tàu Hải Dương 8. Thông tin này được AMTI xác nhận sau đó vào hôm 16/7. Trong khi đó, truyền thông Việt Nam hoàn toàn im lặng trước những thông tin này.
Chuyên gia phân tích cao cấp Lê Thu Hương, thuộc Viện Chính Sách Chiến Lược Australia (ASPI) nhận định lý do vì chính phủ Việt Nam muốn tránh tâm lý chống Trung Quốc ở Việt Nam dẫn đến những biểu tình phản đối của người dân như năm 2014, đồng thời Việt Nam cũng muốn chờ sự lên tiếng từ Hoa Kỳ:
“Có một số lý giải cho việc im lặng của Việt Nam. Thứ nhất có thể là do nỗ lực muốn kiểm soát những phản đối chống Trung Quốc ở Việt Nam, dựa theo những bài học rút ra từ năm 2014 khi nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra ở một loạt các thành phố lớn, dẫn đến những bạo động, phá hoại các cơ sở sản xuất của người Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, trong khi Việt Nam phải trả bồi thường. Chắc chắn là Việt Nam cũng hy vọng có được trao đổi với những đối tác quan trọng và có được sự ủng hộ từ Hoa Kỳ và các nước khác.
Sau khi thông tin về những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông được nhiều hãng tin quốc tế và mạng xã hội loan đi, hôm 19/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, có tuyên bố chính thức yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trong khu vực Biển Đông.
Ngay sau đó, vào ngày 20/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng ra tuyên bố lên án hành động bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông và yêu cầu Trung Quốc ngưng ngay các hành động khiêu khích gây bất ổn trong khu vực.
Hoa Kỳ nên thực hiện FONOP mỗi tháng 1 lần và duy trì lập trường trung lập
Mặc dù là nước không có đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông, Hoa Kỳ từ lâu đã khẳng định rằng Washington có những quyền lợi về tự do hàng hải và hàng không tại khu vực này, đồng thời phản đối các hành động xây lấp đảo nhân tạo và quân sự hóa khu vực Biển Đông của Trung Quốc.
Từ năm 2015 đến nay, Hoa Kỳ liên tục cho tàu chiến đến tuần tra khu vực Biển Đông, đi gần sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cho xây lấp để thách thức các đòi hỏi về chủ quyền của Bắc Kinh.
Đô đốc Scott H. Swift, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng mặc dù những hoạt động trong chương trình tự do hàng hải (FONOP) của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông là cần thiết nhưng không hiệu quả vì không gắn kết với một chiến lược lớn mang tầm quốc gia của Mỹ. Ông cho rằng Hoa Kỳ nên gia tăng tần suất tuần tra Biển Đông và nên mở rộng ra toàn cầu, đồng thời duy trì lập trường không đứng về bên nào trong đòi hỏi chủ quyền.
“Tôi ủng hộ mạnh mẽ các hoạt động FONOP nhưng tôi nghĩ nó đã không được hiểu đúng. Tôi đã nói trước đây, và tôi nói lại là ở khu vực Biển Đông, Hoa Kỳ nên thực hiện các hoạt động FONOP không ít hơn mỗi 4 tuần và các chuyến FONOP không nên cách nhau đến 6 tuần. Sự nhất quán là quan trọng. Chúng ta cần công bố FONOP mỗi ba tháng một lần thay vì mỗi năm. Hoa Kỳ không nên chỉ bó hẹp FONOP chỉ ở Biển Đông với Trung Quốc mà nên bao gồm các quốc gia khác bên ngoài UNCLOS. Theo tôi điều quan trọng là Mỹ nên duy trì lập trường Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong đòi hỏi về chủ quyền nhưng nên có một cách tiếp cận rộng hơn trong quá trình theo đuổi chủ quyền.
Đô đốc Scott H. Swift cũng loại bỏ khả năng Hải quân Mỹ sẽ tham gia vào việc bảo vệ các hoạt động thăm dò dầu khí của các quốc gia trong khu vực khi có sự quấy nhiễu từ Trung Quốc vì Hoa Kỳ duy trì lập trường không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Theo ông Liu Xiaobo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hải quân Thế giới thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, kể từ năm 2015 đến nay, Hoa Kỳ đã thực hiện 17 hoạt động tuần tra ở Biển Đông. Theo ông Liu, điều này đã kích động Trung Quốc, tác động trực tiếp lên tinh thần dân tộc ngay trong Trung Quốc.
“Trung Quốc phản ứng là bởi sự mất ổn định gây ra bởi hoạt động FONOP của Hoa Kỳ. Một số hoạt động FONOP của Mỹ ở Biển Đông thách thức luật của Trung Quốc… Từ năm 2015 đến nay Mỹ đã thực hiện 17 hoạt động FONOP nhưng chính sách của Trung Quốc không thay đổi….Theo tôi, sức ép của FONOP đang ảnh hưởng đến tinh thần dân tộc ở Trung Quốc và khiến người dân trong nước có thể hiểu là Trung Quốc đang cho thấy mình yếu hơn trước Hoa Kỳ”
Học giả Trung Quốc cũng nhận định rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng hoạt động quân sự ở khu vực Biển Đông vì những hoạt động của Mỹ trong khu vực đang ảnh hưởng đến những quyền lợi cốt lõi của Mỹ. Ông Liu cũng nói mục tiêu muốn kìm hãm Trung Quốc của Hoa Kỳ là một mục tiêu không thể thực hiện.
(rfa)
Không có nhận xét nào