Header Ads

  • Breaking News

    TQ tức giận về lá thư đòi ngừng đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

    Trung Quốc phản ứng giận dữ trước việc hơn 20 quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ký thư chung chỉ trích cách đối xử của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
    TQ tức giận về lá thư đòi ngừng đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi các cáo buộc nêu trong thư là vu khống và vô căn cứ.

    Bắc Kinh cũng cáo buộc các nước ký thư là chính trị hóa vấn đề nhân quyền và can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

    Bộ Ngoại giao nói Bắc Kinh mời Trưởng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền tới Tân Cương để tận mắt chứng kiến thực tế tại đó.

    Lá thư thúc giục Trung Quốc hãy để Liên Hiệp Quốc và các nhà quan sát quốc tế độc lập "tiếp cận một cách có ý nghĩa tới Tân Cương".

    Các chuyên gia và các nhóm nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết Trung Quốc đang giam giữ khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác trong các trại tập trung.

    Trung Quốc tuyên bố rằng người Duy Ngô Nhĩ đang được giáo dục trong "các trung tâm dạy nghề" được xây dựng để chống lại chủ nghĩa cực đoan.

    Tuyên bố chưa từng có được ký bởi các đại sứ nhân quyền của 22 quốc gia bao gồm Anh, Canada và Nhật Bản.

    Bức thư trích dẫn các báo cáo về "những nơi giam giữ quy mô lớn, sự giám sát và hạn chế rộng khắp, đặc biệt nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương".

    Thư còn thúc giục Trung Quốc cho phép các nhà quan sát quốc tế và độc lập của Liên Hiệp Quốc "tiếp cận Tân Cương một cách có ý nghĩa".

    Tuy nhiên, bức thư chung ít tính ngoại giao hơn một tuyên bố chính thức được đọc tại hội đồng, hoặc một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc được đệ trình để bỏ phiếu.

    Quyết định ký bức thư chung được đưa ra do lo ngại về sự trả đũa chính trị và kinh tế từ Bắc Kinh, các nhà ngoại giao nói với Reuters.

    John Fisher, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Geneva, cho biết tuyên bố này gây áp lực để Trung Quốc ngừng "đối xử tàn ác với người Hồi giáo ở Tân Cương".

    "Tuyên bố chung không chỉ quan trọng đối với dân số Tân Cương, mà cả những người trên khắp thế giới, những người phụ thuộc vào cơ quan nhân quyền hàng đầu của Liên Hiệp Quốc để quy trách nhiệm cho ngay cả những quốc gia hùng mạnh nhất," ông nói.

    Bằng chứng được BBC thu thập cho thấy chỉ trong một thị trấn Tân Cương, hơn 400 trẻ em đã mất cả cha lẫn mẹ vì một số hình thức giam giữ.

    Nhiều người dường như bị gom vào đây như một hình phạt cho việc bày tỏ đức tin của họ - cầu nguyện hoặc mang khăn che mặt - hoặc vì có các kết nối ở nước ngoài như Thổ Nhĩ Kỳ.

    Đại sứ Trung Quốc tại Anh đã phủ nhận rằng trẻ em đang bị tách biệt một cách có hệ thống khỏi cha mẹ.
     
    (bbc)

    Không có nhận xét nào