Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu
gọi Trung Quốc và Việt Nam “nhìn vào đại cục” và đưa quan hệ hữu nghị
giữa hai nước lên tầm cao mới, trong khi Việt Nam nói Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân đã có những cuộc trao đổi “thẳng thắn” ở Bắc Kinh,
theo truyền thông nhà nước ở cả hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: TTXVN) |
Bà
Ngân trở về Hà Nội vào tối thứ Sáu sau khi dẫn đầu một đoàn đại biểu
cao cấp của Việt Nam sang thăm chính thức Trung Quốc, nơi bà hội đàm với
các nhà lãnh đạo chính trị cao cấp bao gồm ông Tập và cũng ghé thăm
thành phố Nam Kinh ở miền nam. Chuyến thăm được truyền thông nhà nước
Việt Nam mô tả là “kết thúc tốt đẹp.”
Chuyến
thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước cộng sản anh em đang
chứng kiến những thách thức mới vào lúc cuộc chiến tranh thương mại mà
Mỹ đang tiến hành nhắm vào Trung Quốc đe dọa lan sang Việt Nam với những
cảnh báo gần đây của Tổng thống Donald Trump, trong khi đó tranh chấp
Biển Đông tiếp tục là vấn đề gây xích mích và thái độ bài Trung Quốc
ngày càng sâu sắc ở Việt Nam.
Chuyến
thăm cũng mang đậm tính biểu tượng khi Việt Nam và Trung Quốc sẽ kỉ
niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm sau, gợi nhớ tới lịch
sử đầy phức tạp giữa hai nước đồng minh ý thức hệ.
Tại
Bắc Kinh, ông Tập ca ngợi mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước
nhưng cũng nhắc nhở về những liên kết từ lâu nay mà ông nói sẽ giúp
định hình mối quan hệ trong tương lai.
“Ông
Tập kêu gọi hai nước trung thành với những khát vọng nguyên thủy của
mình, nhìn vào đại cục, thăng tiến tình hữu nghị và tăng cường sự hợp
tác nhằm nâng quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới so với điểm khởi
đầu,” Tân Hoa Xã tường trình.
Trong
chuyến thăm chính thức Việt Nam hồi năm 2015, ông Tập cũng từng sử dụng
từ “đại cục” để nhắc nhở về việc giữ gìn mối quan hệ giữa hai nước khi
đối diện với những bất đồng và tranh chấp.
Bản
tin của thông tấn xã nhà nước Trung Quốc cũng cho biết bà Ngân ca ngợi
Trung Quốc bằng cách nói rằng phía Việt Nam “sẽ không bao giờ quên sự
ủng hộ và trợ giúp quý giá mà các đồng chí Trung Quốc đã cung cấp trong
quá khứ và hiện tại.”
Truyền
thông chính thống của Việt Nam dường như không đề cập đến điều này
nhưng nhấn mạnh cuộc trao đổi diễn ra “thẳng thắn” và nêu bật sự thân
thiết giữa các nhà lãnh đạo.
“Sự
đón tiếp trọng thị, những cái bắt tay thật chặt, những trao đổi thẳng
thắn, chân thành trong các cuộc hội kiến, hội đàm là dư âm đọng lại” sau
chuyến thăm của bà Ngân, đài VOV mô tả.
Nhưng
những tường thuật chính thức cũng hé lộ những vấn đề đang đề ra thách
thức cho mối quan hệ giữa hai nước, từ kinh tế cho tới nhận thức của
người dân.
Chủ
nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu được dẫn lời nói bà
Ngân đã bày tỏ lo ngại về tình trạng mất cân bằng thương mại giữa hai
nước và yêu cầu Trung Quốc điều chỉnh. Đáp lại, ông Tập nói điều này
hoàn toàn không phải là mong muốn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và
việc khắc phục đòi hỏi phải tập trung thay đổi cơ cấu kinh tế, theo
Thông tấn xã Việt Nam.
Về
tranh chấp ở Biển Đông, hai nhà lãnh đạo được nói là cam kết sẽ tiếp
tục thực hiện, tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng,
hai nước; “kiên trì giải quyết vấn đề trên biển bằng biện pháp hòa bình,
phù hợp với luật pháp quốc tế; tăng cường trao đổi các biện pháp nhằm
thúc đẩy những điểm đồng và kiềm chế, kiểm soát điểm còn bất đồng vì đại
cục của hai nước,” theo báo Đại biểu Nhân dân trực thuộc Văn phòng Quốc
hội.
Các
bản tin cũng cho biết thêm ông Tập đã nói rằng hai bên cần “tuyên
truyền tích cực” về truyền thống láng giềng hữu nghị nhằm tạo sự đồng
thuận và sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân hai nước để cùng nhau phát
triển quan hệ láng giềng hữu nghị.
Một
báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố vào cuối tháng 5 cho
thấy Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim
ngạch đạt 29,6 tỉ USD, tăng 18,9% so với cùng kì năm trước, với các mặt
hàng điện tử, máy tính và linh kiện tăng tới 82,8%.
Một
số mặt hàng này sau đó lại được xuất khẩu sang Mỹ dưới mác “Made in
Vietnam” để tránh thuế quan áp lên Trung Quốc, theo phân tích dữ liệu
hải quan của báo The Wall Street Journal.
Tổng
thống Donald Trump cuối tháng 6 đưa ra những chỉ trích gay gắt nhắm vào
Việt Nam, cáo buộc Hà Nội là “kẻ lợi dụng tồi tệ nhất trong tất cả các
nước” về vấn đề thương mại và cho biết đang thảo luận về thuế quan.
Việt
Nam đáp lại bằng cách nói rằng họ chủ trương thúc đẩy giao thương giữa
hai nước “theo hướng tự do, công bằng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi” và
đang triển khai nhiều biện pháp kiểm soát, chống gian lận thương mại.
(VOA)
Không có nhận xét nào