Cuốn "Hồ Chí Minh: Những năm chưa
biết đến" (Ho Chi Minh: The Missing Years 1919 - 1941) của tiến sĩ
Sophie Quinn-Judge, Đại học LSE, London, chủ yếu dựa trên tư liệu về
Quốc tế Cộng sản được giải mật năm 1992 của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
Nga - và tư liệu từ kho lưu trữ quốc gia Pháp.
Hồ Chí Minh trong một ảnh chụp vào thập niên 1940s |
Tập
trung vào những năm hoạt động của ông Hồ Chí Minh thời kì trước 1945,
cuốn sách cố gắng dựng lại chân dung cũng như vị trí thật sự của ông Hồ
trong thời kỳ này.
Hồi tháng 9/2003, khi còn làm việc tại Anh, bà Sophie Quinn-Judge, người Mỹ, đã trả lời phỏng vấn của Ban Tiếng Việt BBC.
BBC:Cuốn
sách của bà mở đầu bằng hội nghị tại Paris năm 1919 khi lần đầu tiên
ông Hồ Chí Minh - mà lúc này có tên Nguyễn Ái Quốc - được nhiều người
biết tới. Vậy trước giai đoạn này chúng ta có biết gì nhiều về hoạt
động của ông, đặc biệt là việc người cha của ông có ảnh hưởng thế
nào đến ông không?
Sophie Quinn-Judge: Cha
của ông Hồ là một nhân vật rất đáng chú ý và tôi hy vọng sẽ có thêm
tài liệu nghiên cứu tiếng Việt để hiểu rõ hơn thân thế của người này.
Nhưng rõ ràng là việc người cha bị thất sủng, không còn là quan cấp
tỉnh trong chế độ Pháp đã có tác động đến cuộc sống ông Hồ.
Bởi
sau khi ông Nguyễn Sinh Huy bị miễn nhiệm tại tỉnh Bình Định, con ông
là Nguyễn Tất Thành buộc phải thôi học ở trường Quốc học Huế và trở
thành thầy giáo tại Phan Thiết. Rồi ông vào Nam và như mọi người đều
biết, ông đi Pháp năm 1911.
Nếu
cha ông vẫn còn tại chức, thì có lẽ người thanh niên Nguyễn Tất Thành
đã tiếp tục đi học ở Huế và sự nghiệp chống thực dân của ông có thể đã
ngả sang một hướng khác. Chúng ta không biết chắc, nhưng những hoàn
cảnh bên ngoài đã buộc ông phải ra nước ngoài.
BBC:Bà ngụ ý là ban đầu ông Hồ ra nước ngoài không phải với mục đích tìm đường cứu nước?
Không,
ý tôi không phải là như thế. Dựa trên tài liệu của Pháp nói về các anh
chị trong gia đình ông Hồ và những lần họ giúp đỡ cho Phan Bội Châu,
tôi nghĩ gia đình họ tham gia vào các hoạt động yêu nước chống thực dân
từ sớm.
Tôi
tin là ông Hồ Chí Minh cũng sẽ tham gia vào các hoạt động chống thực
dân theo cách này hay cách khác. Nhưng bởi vì ông không thể ở lại trường
Quốc học, nên ông ra nước ngoài để tìm biện pháp hoặc học thêm để
nghĩ cách chống người Pháp.
BBC:Khi Nguyễn Ái Quốc tới hội nghị hòa bình Versailles 1919, người ta nhìn ông như thế nào?
Đây
là một điều mà chúng ta rất khó biết chắc bởi vì có một khoảng trống
lớn trong tiểu sử của ông Hồ. Chúng ta không biết trước năm 1919, ông Hồ
hoạt động ở mức độ nào, chuyện chính trị có phải là vấn đề bận tâm
duy nhất của ông hay không.
Nên
khi ông xuất hiện tại hội nghị Paris tháng Sáu năm 1919, phân phát
bản kiến nghị cho các đại biểu tham dự, mọi người thấy khó chấp nhận
ông ấy như một nhân vật ngang hàng với những người nổi tiếng như Phan
Chu Trinh hay Phan Văn Trường.
BBC:Sau
hội nghị ở Paris, ông Hồ đến Nga năm 1923 rồi sau đó đi Quảng Đông.
Trong khoảng thời gian này, vị trí của ông Hồ trong Quốc tế Cộng sản
như thế nào,bởi vì một số tác giả cho rằng lúc này ông Hồ đã được Quốc
tế Cộng sản chú ý nhiều?
Đầu
tiên, ông Hồ lúc đó không phải là thành viên của một đảng cộng sản
châu Á nào. Ông ấy đang là thành viên của đảng cộng sản Pháp. Vì thế,
ông chưa có vị trí vững chắc trong nội bộ Quốc tế Cộng sản. Ví dụ,
ông không có chân trong ban chấp hành. Có nhiều nhân vật khác quan
trọng hơn như Mahendra Roy từ Ấn Độ hay Sen Katayama của Nhật.
Nhưng
Nguyễn Ái Quốc có một thông điệp rất rõ về việc phong trào cộng sản
có thể tham gia thế nào trong phong trào quốc gia tại các thuộc địa.
Tôi nghĩ bởi vì thông điệp này nên ông ấy được khuyến khích lên phát
biểu tại đại hội lần thứ năm của Quốc tế Cộng sản năm 1924. Nhưng lúc
ấy, theo tôi, ông Hồ chưa phải là người phát ngôn hàng đầu về các vấn đề
thuộc địa trong Quốc tế Cộng sản.
Việc
ông Hồ là thành viên đảng Cộng sản Pháp cũng có thể đã khiến vị trí
của ông trở nên phức tạp. Trotsky - đối thủ chính trị của Stalin thời
bấy giờ - có một ảnh hưởng đáng kể đối với những người cộng sản Pháp.
Trong một bãi mìn chính trị như vậy, ông Hồ dường như bắt đầu học cách
hợp tác với bất kỳ ai đang nắm quyền lực và học cách theo đuổi những
quan tâm của riêng mình.
BBC:Một số tác giả như Jean Lacouture nói rằng ông Hồ được gửi tới Quảng Đông để làm trợ lý hay thư ký cho Mikhail Borodin?
Tôi
nghĩ điều này không chính xác, bởi vì ông Hồ lúc đó từ Nga đi Quảng
Đông mà không mang theo một hướng dẫn rõ ràng về những gì ông sẽ làm
tại đó. Ban đầu ông ấy không được cho một vai trò chính thức. Có vẻ như
người ta đã tìm cho ông công việc làm người dịch thuật tại hãng tin
của Nga tại đó để có tiền thực hiện các hoạt động chính trị của ông.
Chứ
còn lúc mới đến Quảng Đông, ông Hồ rất vất vả trong việc có đủ tiền
giúp cho việc giúp đưa các thanh niên Việt Nam sang Quảng ̣Đông tham
gia các khóa đào luyện. Như vậy, không có một kế hoạch, chỉ thị rõ
ràng dành cho ông Hồ và ông phải tự bươn chải, đối phó với các vấn đề
khi chúng diễn ra.
Mikhail Borodin và Hồ Chí Minh |
BBC:Chúng ta có biết tâm trạng của ông Hồ lúc này không?
Tôi
nghĩ ông ấy cảm thấy bức bối vì thiếu sự giúp đỡ cụ thể của Quốc tế
Cộng sản, hay người Nga hay người cộng sản Pháp lúc đó. Trong năm
1924, ông Hồ liên tục gửi thư yêu cầu các lãnh đạo Quốc tế Cộng sản chú
ý nhiều hơn đến nhu cầu của phong trào tại Việt Nam.
Cuối
cùng thì vào đầu năm 1927, thông qua một đại biểu Quốc tế Cộng sản từ
Pháp sang Quảng Đông, ông Hồ nhận được một ngân khoản. Nhưng không
may là trước khi kế hoạch được thực hiện, xảy ra cuộc đảo chính của
Tưởng Giới Thạch và ông Hồ phải rời khỏi Quảng Đông trước khi các khóa
đào tạo mà ông muốn tiến hành có thể khởi động một cách toàn diện.
BBC:Trong
khoảng thời gian ông Hồ ở tại Quảng Đông, có xuất hiện cái tên của bà
Tăng Tuyết Minh với những lời đồn đoán khác nhau. Theo nguồn tài liệu
mà bà có, thì Tăng Tuyết Minh là ai?
Gần
đây đã có một chuyên gia Trung Quốc đề cập đến người này. Còn theo
tài liệu mà tôi tìm thấy tại Pháp, Tăng Tuyết Minh khi đó là một phụ
nữ trẻ ở Quảng Đông. Và có lẽ bà ấy và ông Hồ đã kết hôn vào tháng Mười
năm 1926. Họ ở với nhau cho đến khi ông Hồ phải rời Quảng Đông tháng Năm
1927. Như vậy thời gian kéo dài khoảng sáu tháng.
BBC:Từ mà bà dùng - "có lẽ" - ở đây nghĩa là thế nào?
Không
chắc vào thời kỳ đó, một cuộc hôn nhân được định nghĩa như thế nào.
Ta bắt gặp những ví dụ khác nhau trong các văn bản về phong trào cộng
sản. Đôi khi một cuộc hôn nhân diễn ra đơn thuần vì lý do chính trị.
Hai người sống chung với nhau như một cách ngụy trang để duy trì các
hoạt động chính trị của họ.
Thí
dụ, nếu họ điều hành một tòa soạn báo, sẽ an toàn hơn khi giả làm hai
vợ chồng. Và tôi không biết trong các phong trào cách mạng, đâu là các
yếu tố tạo nên một cuộc hôn nhân có ràng buộc. Những điều này có vẻ
không chặt chẽ, chẳng hạn nếu ta nhìn sự nghiệp của Mao Trạch Đông,
một người mà đã nhiều lần thay đổi người nâng khăn sửa túi cho mình.
BBC:Sau
khi rời khỏi Quảng Đông, ông Hồ Chí Minh đã bôn ba nhiều nơi trước khi
quay trở lại châu Á. Và rồi chúng ta có sự thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam, mà sau đó có tên Đảng Cộng sản Đông Dương. Theo quyển sách
của bà, thì Đảng Cộng sản thành lập tháng Hai năm 1930 và đến tháng
Mười năm đó, ông Hồ Chí Minh đã đánh mất ảnh hưởng của mình trong đảng?
Cần
nhắc là ông Hồ đã trải qua thời gian ở Thái Lan, rồi sang Hong Kong vào
mùa đông 1929. Hong Kong là nơi mà tháng Hai năm 1930, một đảng cộng
sản thống nhất của người Việt Nam ra đời.
Cùng
lúc này thì có nhiều sự không rõ ràng xung quanh việc ai là người ban
đầu được chính thức giao trách nhiệm thành lập nên đảng. Bởi vì trước
đó Quốc tế Cộng sản gửi về hai người là Trần Phú và Ngô Đức Trì. Hai
người này đã học tại Moscow trong khoảng ba năm và trở về mang theo chỉ
thị của Quốc tế Cộng sản về cách thức thành lập đảng.
Vậy
là sau khi Nguyễn Ái Quốc thành lập đảng cộng sản vào tháng Hai, hai
người này quay về Việt Nam hoạt động. Cuối cùng đến tháng Mười, diễn
ra hội nghị trung ương lần thứ nhất tổ chức tại Hong Kong.
Đến
lúc này hai người, mà đặc biệt là Trần Phú - theo tôi - đã cố gắng ấn
định các chỉ thị mà họ mang theo từ Moscow. Chỉ thị này bao gồm đảng
phải là tổ chức của riêng giai cấp lao động, một chủ trương mà sẽ dẫn
đến một nỗ lực thanh trừng các thành phần yêu nước gốc trung lưu trong
nội bộ đảng.
BBC:Cũng
khoảng thời gian này, có một lá thư đề ngày 12-1-1931 của Văn phòng
Viễn Đông của Quốc tế Cộng sản nhắc ông Nguyễn Ái Quốc rằng ông cần
thông báo cho họ về cuộc hôn nhân của mình hai tháng trước khi cuộc
hôn nhân diễn ra. Đây là lúc muốn được hỏi bà, theo bà, thì có cuộc hôn
nhân giữa bà Nguyễn Thị Minh Khai và ông Hồ Chí Minh hay không?
Tôi
không chắc đó có phải một cuộc hôn nhân thật sự hay không. Chúng ta
biết là khoảng giữa năm 1930, bà Nguyễn Thị Minh Khai được giao đến làm
việc tại văn phòng của ông Hồ ở Hong Kong, rồi sau đó được giao công
việc liên lạc với đảng cộng sản Trung Quốc.
Vào
tháng Hai năm 1931, ông Hồ có nhắc việc vợ của ông đang bận chuẩn bị
cho ngày Tết và chuẩn bị đón khách từ Việt Nam. Ông Hồ cũng viết thư
cho Quốc tế Cộng sản, có vẻ như trong đó ông đề cập tới một đám cưới
sắp diễn ra.
Bởi
vì sau đó Quốc tế Cộng sản viết thư trả lời, nói ông cần đình hoãn đám
cướI cho đến khi có chỉ thị mới. Tôi sẽ ngần ngừ khi nói liệu ông Hồ
có phải đang nóI về việc làm đám cưới thật sự hay không bởI vì trong
các thư từ, họ thường sử dụng nhiều loại mật mã.
Nhưng
trong trường hợp này, có vẻ như lá thư nói những chuyện thật sự đang
diễn ra bởi vì trong cùng một lá thư ông Hồ cũng thảo luận nhiều vấn
đề khác một cách công khai. Và từ những gì ngườI ta biết vào năm 1934,
Nguyễn Ái Quốc có một người vợ được cử tới đại hội của Quốc tế cộng
sản ở Moscow.
Khi
Minh Khai tới Moscow, bà ấy có viết trong lý lịch nói mình kết hôn với
"Lin" - bí danh của ông Hồ thời bấy giờ. Vì vậy, người ta có thể ngờ
rằng giữa hai người có một mối quan hệ vào năm 1931.
BBC:Bà
nói mình không chắc có thể dùng chữ "hôn nhân" ở đây. Vậy nếu người ta
hỏi liệu đã một mối quan hệ tình cảm giữa ông Hồ Chí Minh và bà
Nguyễn Thị Minh Khai, vậy bà sẽ trả lời thế nào?
Tôi
nghĩ câu trả lời là Có, đặc biệt nếu chúng ta dựa vào một số chứng
liệu khác. Ví dụ vào năm 1945, trong cuộc nói chuyện với một phóng
viên Mỹ, ông Hồ Chí Minh có nhắc ông từng có một người vợ, nhưng bà đã
qua đời.
Hoặc
có những đề cập nói rằng vào cuối thập niên 1930, khi Nguyễn Thị Minh
Khai quay về Việt Nam, bà đã chia cắt với người chồng là một nhà cách
mạng lớn tuổi đang ở nước ngoài. Điều này nghe giống như một sự miêu
tả ông Hồ Chí Minh.
BBC:
Nhưng nếu dựa trên những nguồn tài liệu của Pháp, ta có khuynh hướng
tin là bà Nguyễn Thị Minh Khai có nhiều mối quan hệ với các đồng chí
khác nhau trong khoảng thời gian từ 1930 đến 1940. Vậy thì đâu là thực,
đâu là hư?
Đây
chính là điểm làm câu chuyện phức tạp. Thông tin tình báo của Pháp lúc
bấy giờ thường đề cập bà Minh Khai có mối quan hệ với nhiều người
khác nhau. Ví dụ, năm 1932, mật thám Pháp tin rằng bà là người tình của
Trần Ngọc Danh, em trai ông Trần Phú.
Chúng
ta không biết chắc liệu đây có thuộc về dạng hôn nhân cách mạng hay
không, khi mà hai người cùng chí hướng đã giả trang làm người yêu để dễ
đánh lạc hướng chính quyền đương thời. Hay còn điều gì hơn thế! Thật
khó để biết rõ cách thức hoạt động của những người hoạt động cách mạng
bởi vì họ có thể xem mình thuộc về một thế giới khác, vượt khỏi các
khuôn khổ đạo đức bình thường.
BBC:Trong
quyển sách, bà viết là đến khi hội nghị trung ương đảng cộng sản Đông
Dương họp tại Sài Gòn ngày 12-3-1931, mối quan hệ giữa Ban chấp hành
Trung ương với ông Hồ Chí Minh đã xuống dốc rất nhiều. Vì sao lại như
vậy?
Thật
sự thì Ban chấp hành gồm rất ít người, người lãnh đạo chính là ông Trần
Phú. Tôi nghĩ có một sự khó chịu về nhau từ cả hai phía - ông Nguyễn
Ái Quốc ở Hong Kong và các ông Trần Phú, Ngô Đức Trì và các lãnh đạo
khác ở Sài Gòn.
Than
phiền chính của họ là những khó khăn trong việc liên lạc với Quốc tế
Cộng sản, mà đại diện là Văn phòng Phương Đông tại Thượng Hải. Có
nhiều lý do vì sao việc liên lạc lại khó khăn. Một trong số đó là chi
nhánh đảng cộng sản Trung Quốc tại Hng Kong đã bị người Anh phát hiện
vào khoảng đầu năm 1931. Nên không còn một cơ sở hạ tầng cho việc liên
lạc như trước đây.
Và
dĩ nhiên lúc đó đảng cộng sản tại Việt Nam cũng bị tổn hao vì những
đợt bắt bớ của người Pháp. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, dễ hiểu là
vì sao các bên đổ lỗi cho nhau. Ông Hồ không nhận được thông tin từ
trong nước, nên ông yêu cầu ban chấp hành ở miền Trung và Hà Nội. Điều
này làm các lãnh đạo ở Sài Gòn khó chịu. Vì thế ông Hồ cảm thấy mình
không được sử dụng đúng và sau đó đề nghị đảng cho thôi chức vụ của ông
tại Hong Kong.
BBC:Nhưng bên cạnh đó, một lý do khác dường như là xung đột trong hệ tư tưởng giữa các bên, phải không?
Vâng,
theo tôi, ông Hồ lúc đó bị chỉ trích vì người ta bắt đầu xem ông là
một nhà cải cách theo xu hướng quốc gia. Ông ấy coi đảng phải sử dụng
những tình cảm yêu nước để thu hút nhiều đối tượng. Trong khi đó, tại
Sài Gòn, chi bộ đảng đã bắt đầu đi theo chính sách mới của Quốc tế
Cộng sản, tức là đấu tranh giai cấp và đảng chỉ là đảng của người vô
sản mà thôi, sinh viên hay tầng lớp trung lưu chỉ đóng vai trò hỗ trợ.
BBC:Vấn
đề ông là người quốc gia hay cộng sản đã được bàn đến nhiều khi nói
tới Hồ Chí Minh. Có người nói là ngay cả khi xem ông Hồ là người theo
chủ nghĩa dân tộc, thì thật ra đó không phải lý thuyết của chính ông?
Bà nghĩ sao?
Thật
khó để biết đâu là xu hướng riêng trong chính sách của ông Hồ lúc đó,
đâu là ông đi theo chính sách của Quốc tế Cộng sản thời kỳ thập niên
1920. Nhưng có thể nói xu hướng của ông Hồ lúc đó phù hợp với chính sách
của Quốc tế cộng sản lúc 1920.
Theo
đó, những người cộng sản nên tập trung vào các cuộc cách mạng dân
tộc ở các nước thuộc địa bởi vì giai cấp vô sản hay đảng cộng sản còn
rất nhỏ, tự mình hành động thì không có lợi. Ông Hồ theo xu hướng này.
Còn ông có những ý tưởng nào vượt ra khỏi điều này không, thì tôi không
rõ.
BBC:Chúng
ta hãy chuyển sang giai đoạn giữa thập niên 1930 khi ông Hồ quay về
Nga. Có vẻ như vị trí của ông trong Quốc tế Cộng sản lúc này bị lung
lay?
Stalin
lúc đó đã củng cố ảnh hưởng của mình. Nói chung những ai đã từng làm
việc ở nước ngoài sẽ bị nghi ngờ mang tư tưởng tư sản. Những ai trở về
Nga phải tự thú. Có cảm giác kẻ thù ở mọi nơi. Đặc biệt những người
như ông Hồ Chí Minh đã từng làm việc với mặt trận thống nhất tại miền
nam Trung Hoa.
Thêm
vào điều đó, lại còn những vụ bắt giữ người cộng sản tại Hong Kong,
Thượng Hải năm 1931. Cơ sở của quốc tế cộng sản tại Thượng Hải sụp đổ.
Và những người lãnh đạo đảng cộng sản tại Việt Nam cũng bị bắt. Nên dĩ
nhiên diễn ra các vụ điều tra xem ai có tội, và ông Hồ chắc chắn trải
qua những ngày vất vả khi đó.
BBC:Sau
những vụ thanh trừng tại Nga 1937 - 1938, thì nhiều người tự hỏi vì sao
ông Hồ Chí Minh có thể tồn tại sau những ngày như thế?
Đó
là câu hỏi mà các chuyên gia nước ngoài đã tập trung nghiên cứu từ
lâu. Quan điểm trước đây của họ cho rằng lý do chính là vì ông Hồ, vào
cuối thập niên 30, đã trở thành lãnh tụ của đảng cộng sản nên vì thế
được Stalin bảo vệ hay ít nhất cũng là một trong những người được tin
dùng.
Theo
tôi, đó là một sự tổng quát hóa không có cơ sở. Stalin có thể diệt
trừ những người thân cận nhất của mình, không có ai là an toàn. Những
nhân vật thân cận như Kalinin, Molotov cũng là nạn nhân của Stalin (vợ
của họ bị bắt và đây có thể xem là một cách để khống chế những người
này).
Nên
phải nói ngay từ đầu cái ý nghĩ bạn có thể an toàn khi ở cạnh Stalin là
điều không có thật. Và ngoài ra, ông Hồ Chí Minh đã bị cảnh gần như bị
giáng chức vào năm 1935 vì cáo buộc ông chịu trách nhiệm cho những vụ
bắt giữ năm 1931. Nên không thể nói ông ấy lúc đó là nhân vật hàng đầu
trong Quốc tế Cộng sản.
Kết
luận lại, tôi nghĩ lý do chính là vì ông đã sống kín đáo, lặng lẽ. Mà
thực sự Việt Nam cũng không phải nằm trong danh sách những nước làm
Stalin lo âu. Ông ta quan tâm hơn đến việc thanh trừng đảng cộng sản ở
các nước láng giềng.
BBC:Theo
tường thuật của bà trong sách, đường cách mạng của ông Hồ Chí Minh vẫn
còn rất gian nan trong thập niên 1930. Vậy ông Hồ đã làm thế nào để
có được quyền lực trong đảng cộng sản để rồi sau này dẫn tới cách mạng
năm 1945?
Quá
trình dẫn đến việc nắm quyền lực năm 1945 của ông Hồ không phải là
một tiến trình có sẵn từ đầu. Một trong những điểm tôi cố gắng làm rõ
trong quyển sách là quá trình dẫn đến việc nắm quyền lực năm 1945 của
ông Hồ không phải là một tiến trình có sẵn từ đầu.
Năm
1938, khi ông Hồ quay lại Trung Quốc, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập là
thuộc trong số những lãnh đạo đảng tại Sài Gòn. Sau đó thì lần lượt
từng lãnh đạo tại Sài Gòn bị Pháp bắt sau khi Mặt trận Bình dân tại
Pháp sụp đổ và chính quyền Pháp một lần nữa ra chính sách trừ diệt
đảng cộng sản. Sau đó, tôi nghĩ có một cuộc khủng hoảng lãnh đạo
trong đảng.
Lúc
này, ông Hồ đang ở Trung Quốc xây dựng một nhóm những người yêu nước
Việt Nam theo đuổi chính sách thống nhất - một chính sách mà vào lúc
này quốc tế cộng sản quay lại sử dụng. Tôi nghĩ đến đầu thập niên 40,
ông Hồ Chí Minh là người Việt Nam cần lúc đó, có mặt và sẵn sàng hành
động.
BBC:Như
bà viết trong sách, nhiều tác giả - cả cộng sản và không cộng sản -
đã phần nào phóng đại vai trò của ông Hồ Chí Minh. Vì sao?
Tôi
nghĩ đó là điều mà trong giới sử học gọi là tạo câu chuyện bằng cách
viết ngược (back formation). Bởi vì ông Hồ trở thành chủ tịch nước năm
1945, người ta đặt ra những tiền đề không có căn cứ về sự nghiệp của
ông.
Và
thật dễ dàng để cho rằng ông đã luôn là một trong những nhân vật
hàng đầu trong quốc tế cộng sản. Dĩ nhiên Đảng Cộng sản Việt Nam sẵn
sàng chấp nhận suy nghĩ này vì nó cho họ một uy tín trong phong trào
cộng sản quốc tế.
BBC:Nhưng vì sao ngay cả những người không cộng sản cũng có thiên hướng chấp nhận điều này?
Theo
tôi, đó là vì một chân dung như thế cũng hợp với những nghị trình của
họ. Họ muốn tin rằng ông Hồ đã luôn là một người cộng sản ẩn đằng sau
cái vỏ dân tộc chủ nghĩa.
Tôi
nghĩ những nhà chỉ trích ông Hồ Chí Minh - thuộc cả hai phía cộng sản
và không cộng sản - duy trì chân dung về ông như một nhà cộng sản
đầy quyền lực bởi vì ông ấy là biểu tượng nổi tiếng nhất của phong trào
cộng sản Việt Nam.
BBC:Khi
đọc về những bước đường đầu tiên trong sự nghiệp của ông Hồ Chí Minh,
nó có giúp gì cho người ta hiểu về phần đời sau này của ông hay không?
Vâng,
tôi nghĩ phần nào đó, những gì diễn ra trong thập niên 1930 cũng tái
lặp trong cuối thập niên 40, đầu 50. Mâu thuẫn trong phong trào cộng
sản tại Việt Nam và quốc tế không bao giờ vụt tắt. Một bên muốn đi tới
thật nhanh, xây dựng điều mà họ gọi là chủ nghĩa xã hội bằng cách
loại trừ tầng lớp trung lưu.
Một
bên lại cho rằng chủ nghĩa cộng sản phải được xây dựng từ từ, trải qua
giai đoạn của chủ nghĩa tư bản. Tôi nghĩ người ta cần hiểu hai quan
điểm này cứ thay nhau được chấp nhận, rồi gạt bỏ. Cứ như vậy.
Đó
là một trong những lý do - tôi nghĩ - vì sao ông Hồ Chí Minh không
phải bao giờ cũng duy trì được vị trí là một nhà lãnh đạo có thực
quyền.
Sophie Quinn-Judge
(BBC)Cuốn "Hồ Chí Minh: Những năm chưa
biết đến" (Ho Chi Minh: The Missing Years 1919 - 1941) của tiến sĩ
Sophie Quinn-Judge, Đại học LSE, London, chủ yếu dựa trên tư liệu về
Quốc tế Cộng sản được giải mật năm 1992 của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
Nga - và tư liệu từ kho lưu trữ quốc gia Pháp.
Hồ Chí Minh trong một ảnh chụp vào thập niên 1940s |
Tập
trung vào những năm hoạt động của ông Hồ Chí Minh thời kì trước 1945,
cuốn sách cố gắng dựng lại chân dung cũng như vị trí thật sự của ông Hồ
trong thời kỳ này.
Hồi tháng 9/2003, khi còn làm việc tại Anh, bà Sophie Quinn-Judge, người Mỹ, đã trả lời phỏng vấn của Ban Tiếng Việt BBC.
BBC:Cuốn
sách của bà mở đầu bằng hội nghị tại Paris năm 1919 khi lần đầu tiên
ông Hồ Chí Minh - mà lúc này có tên Nguyễn Ái Quốc - được nhiều người
biết tới. Vậy trước giai đoạn này chúng ta có biết gì nhiều về hoạt
động của ông, đặc biệt là việc người cha của ông có ảnh hưởng thế
nào đến ông không?
Sophie Quinn-Judge: Cha
của ông Hồ là một nhân vật rất đáng chú ý và tôi hy vọng sẽ có thêm
tài liệu nghiên cứu tiếng Việt để hiểu rõ hơn thân thế của người này.
Nhưng rõ ràng là việc người cha bị thất sủng, không còn là quan cấp
tỉnh trong chế độ Pháp đã có tác động đến cuộc sống ông Hồ.
Bởi
sau khi ông Nguyễn Sinh Huy bị miễn nhiệm tại tỉnh Bình Định, con ông
là Nguyễn Tất Thành buộc phải thôi học ở trường Quốc học Huế và trở
thành thầy giáo tại Phan Thiết. Rồi ông vào Nam và như mọi người đều
biết, ông đi Pháp năm 1911.
Nếu
cha ông vẫn còn tại chức, thì có lẽ người thanh niên Nguyễn Tất Thành
đã tiếp tục đi học ở Huế và sự nghiệp chống thực dân của ông có thể đã
ngả sang một hướng khác. Chúng ta không biết chắc, nhưng những hoàn
cảnh bên ngoài đã buộc ông phải ra nước ngoài.
BBC:Bà ngụ ý là ban đầu ông Hồ ra nước ngoài không phải với mục đích tìm đường cứu nước?
Không,
ý tôi không phải là như thế. Dựa trên tài liệu của Pháp nói về các anh
chị trong gia đình ông Hồ và những lần họ giúp đỡ cho Phan Bội Châu,
tôi nghĩ gia đình họ tham gia vào các hoạt động yêu nước chống thực dân
từ sớm.
Tôi
tin là ông Hồ Chí Minh cũng sẽ tham gia vào các hoạt động chống thực
dân theo cách này hay cách khác. Nhưng bởi vì ông không thể ở lại trường
Quốc học, nên ông ra nước ngoài để tìm biện pháp hoặc học thêm để
nghĩ cách chống người Pháp.
BBC:Khi Nguyễn Ái Quốc tới hội nghị hòa bình Versailles 1919, người ta nhìn ông như thế nào?
Đây
là một điều mà chúng ta rất khó biết chắc bởi vì có một khoảng trống
lớn trong tiểu sử của ông Hồ. Chúng ta không biết trước năm 1919, ông Hồ
hoạt động ở mức độ nào, chuyện chính trị có phải là vấn đề bận tâm
duy nhất của ông hay không.
Nên
khi ông xuất hiện tại hội nghị Paris tháng Sáu năm 1919, phân phát
bản kiến nghị cho các đại biểu tham dự, mọi người thấy khó chấp nhận
ông ấy như một nhân vật ngang hàng với những người nổi tiếng như Phan
Chu Trinh hay Phan Văn Trường.
BBC:Sau
hội nghị ở Paris, ông Hồ đến Nga năm 1923 rồi sau đó đi Quảng Đông.
Trong khoảng thời gian này, vị trí của ông Hồ trong Quốc tế Cộng sản
như thế nào,bởi vì một số tác giả cho rằng lúc này ông Hồ đã được Quốc
tế Cộng sản chú ý nhiều?
Đầu
tiên, ông Hồ lúc đó không phải là thành viên của một đảng cộng sản
châu Á nào. Ông ấy đang là thành viên của đảng cộng sản Pháp. Vì thế,
ông chưa có vị trí vững chắc trong nội bộ Quốc tế Cộng sản. Ví dụ,
ông không có chân trong ban chấp hành. Có nhiều nhân vật khác quan
trọng hơn như Mahendra Roy từ Ấn Độ hay Sen Katayama của Nhật.
Nhưng
Nguyễn Ái Quốc có một thông điệp rất rõ về việc phong trào cộng sản
có thể tham gia thế nào trong phong trào quốc gia tại các thuộc địa.
Tôi nghĩ bởi vì thông điệp này nên ông ấy được khuyến khích lên phát
biểu tại đại hội lần thứ năm của Quốc tế Cộng sản năm 1924. Nhưng lúc
ấy, theo tôi, ông Hồ chưa phải là người phát ngôn hàng đầu về các vấn đề
thuộc địa trong Quốc tế Cộng sản.
Việc
ông Hồ là thành viên đảng Cộng sản Pháp cũng có thể đã khiến vị trí
của ông trở nên phức tạp. Trotsky - đối thủ chính trị của Stalin thời
bấy giờ - có một ảnh hưởng đáng kể đối với những người cộng sản Pháp.
Trong một bãi mìn chính trị như vậy, ông Hồ dường như bắt đầu học cách
hợp tác với bất kỳ ai đang nắm quyền lực và học cách theo đuổi những
quan tâm của riêng mình.
BBC:Một số tác giả như Jean Lacouture nói rằng ông Hồ được gửi tới Quảng Đông để làm trợ lý hay thư ký cho Mikhail Borodin?
Tôi
nghĩ điều này không chính xác, bởi vì ông Hồ lúc đó từ Nga đi Quảng
Đông mà không mang theo một hướng dẫn rõ ràng về những gì ông sẽ làm
tại đó. Ban đầu ông ấy không được cho một vai trò chính thức. Có vẻ như
người ta đã tìm cho ông công việc làm người dịch thuật tại hãng tin
của Nga tại đó để có tiền thực hiện các hoạt động chính trị của ông.
Chứ
còn lúc mới đến Quảng Đông, ông Hồ rất vất vả trong việc có đủ tiền
giúp cho việc giúp đưa các thanh niên Việt Nam sang Quảng ̣Đông tham
gia các khóa đào luyện. Như vậy, không có một kế hoạch, chỉ thị rõ
ràng dành cho ông Hồ và ông phải tự bươn chải, đối phó với các vấn đề
khi chúng diễn ra.
Mikhail Borodin và Hồ Chí Minh |
BBC:Chúng ta có biết tâm trạng của ông Hồ lúc này không?
Tôi
nghĩ ông ấy cảm thấy bức bối vì thiếu sự giúp đỡ cụ thể của Quốc tế
Cộng sản, hay người Nga hay người cộng sản Pháp lúc đó. Trong năm
1924, ông Hồ liên tục gửi thư yêu cầu các lãnh đạo Quốc tế Cộng sản chú
ý nhiều hơn đến nhu cầu của phong trào tại Việt Nam.
Cuối
cùng thì vào đầu năm 1927, thông qua một đại biểu Quốc tế Cộng sản từ
Pháp sang Quảng Đông, ông Hồ nhận được một ngân khoản. Nhưng không
may là trước khi kế hoạch được thực hiện, xảy ra cuộc đảo chính của
Tưởng Giới Thạch và ông Hồ phải rời khỏi Quảng Đông trước khi các khóa
đào tạo mà ông muốn tiến hành có thể khởi động một cách toàn diện.
BBC:Trong
khoảng thời gian ông Hồ ở tại Quảng Đông, có xuất hiện cái tên của bà
Tăng Tuyết Minh với những lời đồn đoán khác nhau. Theo nguồn tài liệu
mà bà có, thì Tăng Tuyết Minh là ai?
Gần
đây đã có một chuyên gia Trung Quốc đề cập đến người này. Còn theo
tài liệu mà tôi tìm thấy tại Pháp, Tăng Tuyết Minh khi đó là một phụ
nữ trẻ ở Quảng Đông. Và có lẽ bà ấy và ông Hồ đã kết hôn vào tháng Mười
năm 1926. Họ ở với nhau cho đến khi ông Hồ phải rời Quảng Đông tháng Năm
1927. Như vậy thời gian kéo dài khoảng sáu tháng.
BBC:Từ mà bà dùng - "có lẽ" - ở đây nghĩa là thế nào?
Không
chắc vào thời kỳ đó, một cuộc hôn nhân được định nghĩa như thế nào.
Ta bắt gặp những ví dụ khác nhau trong các văn bản về phong trào cộng
sản. Đôi khi một cuộc hôn nhân diễn ra đơn thuần vì lý do chính trị.
Hai người sống chung với nhau như một cách ngụy trang để duy trì các
hoạt động chính trị của họ.
Thí
dụ, nếu họ điều hành một tòa soạn báo, sẽ an toàn hơn khi giả làm hai
vợ chồng. Và tôi không biết trong các phong trào cách mạng, đâu là các
yếu tố tạo nên một cuộc hôn nhân có ràng buộc. Những điều này có vẻ
không chặt chẽ, chẳng hạn nếu ta nhìn sự nghiệp của Mao Trạch Đông,
một người mà đã nhiều lần thay đổi người nâng khăn sửa túi cho mình.
BBC:Sau
khi rời khỏi Quảng Đông, ông Hồ Chí Minh đã bôn ba nhiều nơi trước khi
quay trở lại châu Á. Và rồi chúng ta có sự thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam, mà sau đó có tên Đảng Cộng sản Đông Dương. Theo quyển sách
của bà, thì Đảng Cộng sản thành lập tháng Hai năm 1930 và đến tháng
Mười năm đó, ông Hồ Chí Minh đã đánh mất ảnh hưởng của mình trong đảng?
Cần
nhắc là ông Hồ đã trải qua thời gian ở Thái Lan, rồi sang Hong Kong vào
mùa đông 1929. Hong Kong là nơi mà tháng Hai năm 1930, một đảng cộng
sản thống nhất của người Việt Nam ra đời.
Cùng
lúc này thì có nhiều sự không rõ ràng xung quanh việc ai là người ban
đầu được chính thức giao trách nhiệm thành lập nên đảng. Bởi vì trước
đó Quốc tế Cộng sản gửi về hai người là Trần Phú và Ngô Đức Trì. Hai
người này đã học tại Moscow trong khoảng ba năm và trở về mang theo chỉ
thị của Quốc tế Cộng sản về cách thức thành lập đảng.
Vậy
là sau khi Nguyễn Ái Quốc thành lập đảng cộng sản vào tháng Hai, hai
người này quay về Việt Nam hoạt động. Cuối cùng đến tháng Mười, diễn
ra hội nghị trung ương lần thứ nhất tổ chức tại Hong Kong.
Đến
lúc này hai người, mà đặc biệt là Trần Phú - theo tôi - đã cố gắng ấn
định các chỉ thị mà họ mang theo từ Moscow. Chỉ thị này bao gồm đảng
phải là tổ chức của riêng giai cấp lao động, một chủ trương mà sẽ dẫn
đến một nỗ lực thanh trừng các thành phần yêu nước gốc trung lưu trong
nội bộ đảng.
BBC:Cũng
khoảng thời gian này, có một lá thư đề ngày 12-1-1931 của Văn phòng
Viễn Đông của Quốc tế Cộng sản nhắc ông Nguyễn Ái Quốc rằng ông cần
thông báo cho họ về cuộc hôn nhân của mình hai tháng trước khi cuộc
hôn nhân diễn ra. Đây là lúc muốn được hỏi bà, theo bà, thì có cuộc hôn
nhân giữa bà Nguyễn Thị Minh Khai và ông Hồ Chí Minh hay không?
Tôi
không chắc đó có phải một cuộc hôn nhân thật sự hay không. Chúng ta
biết là khoảng giữa năm 1930, bà Nguyễn Thị Minh Khai được giao đến làm
việc tại văn phòng của ông Hồ ở Hong Kong, rồi sau đó được giao công
việc liên lạc với đảng cộng sản Trung Quốc.
Vào
tháng Hai năm 1931, ông Hồ có nhắc việc vợ của ông đang bận chuẩn bị
cho ngày Tết và chuẩn bị đón khách từ Việt Nam. Ông Hồ cũng viết thư
cho Quốc tế Cộng sản, có vẻ như trong đó ông đề cập tới một đám cưới
sắp diễn ra.
Bởi
vì sau đó Quốc tế Cộng sản viết thư trả lời, nói ông cần đình hoãn đám
cướI cho đến khi có chỉ thị mới. Tôi sẽ ngần ngừ khi nói liệu ông Hồ
có phải đang nóI về việc làm đám cưới thật sự hay không bởI vì trong
các thư từ, họ thường sử dụng nhiều loại mật mã.
Nhưng
trong trường hợp này, có vẻ như lá thư nói những chuyện thật sự đang
diễn ra bởi vì trong cùng một lá thư ông Hồ cũng thảo luận nhiều vấn
đề khác một cách công khai. Và từ những gì ngườI ta biết vào năm 1934,
Nguyễn Ái Quốc có một người vợ được cử tới đại hội của Quốc tế cộng
sản ở Moscow.
Khi
Minh Khai tới Moscow, bà ấy có viết trong lý lịch nói mình kết hôn với
"Lin" - bí danh của ông Hồ thời bấy giờ. Vì vậy, người ta có thể ngờ
rằng giữa hai người có một mối quan hệ vào năm 1931.
BBC:Bà
nói mình không chắc có thể dùng chữ "hôn nhân" ở đây. Vậy nếu người ta
hỏi liệu đã một mối quan hệ tình cảm giữa ông Hồ Chí Minh và bà
Nguyễn Thị Minh Khai, vậy bà sẽ trả lời thế nào?
Tôi
nghĩ câu trả lời là Có, đặc biệt nếu chúng ta dựa vào một số chứng
liệu khác. Ví dụ vào năm 1945, trong cuộc nói chuyện với một phóng
viên Mỹ, ông Hồ Chí Minh có nhắc ông từng có một người vợ, nhưng bà đã
qua đời.
Hoặc
có những đề cập nói rằng vào cuối thập niên 1930, khi Nguyễn Thị Minh
Khai quay về Việt Nam, bà đã chia cắt với người chồng là một nhà cách
mạng lớn tuổi đang ở nước ngoài. Điều này nghe giống như một sự miêu
tả ông Hồ Chí Minh.
BBC:
Nhưng nếu dựa trên những nguồn tài liệu của Pháp, ta có khuynh hướng
tin là bà Nguyễn Thị Minh Khai có nhiều mối quan hệ với các đồng chí
khác nhau trong khoảng thời gian từ 1930 đến 1940. Vậy thì đâu là thực,
đâu là hư?
Đây
chính là điểm làm câu chuyện phức tạp. Thông tin tình báo của Pháp lúc
bấy giờ thường đề cập bà Minh Khai có mối quan hệ với nhiều người
khác nhau. Ví dụ, năm 1932, mật thám Pháp tin rằng bà là người tình của
Trần Ngọc Danh, em trai ông Trần Phú.
Chúng
ta không biết chắc liệu đây có thuộc về dạng hôn nhân cách mạng hay
không, khi mà hai người cùng chí hướng đã giả trang làm người yêu để dễ
đánh lạc hướng chính quyền đương thời. Hay còn điều gì hơn thế! Thật
khó để biết rõ cách thức hoạt động của những người hoạt động cách mạng
bởi vì họ có thể xem mình thuộc về một thế giới khác, vượt khỏi các
khuôn khổ đạo đức bình thường.
BBC:Trong
quyển sách, bà viết là đến khi hội nghị trung ương đảng cộng sản Đông
Dương họp tại Sài Gòn ngày 12-3-1931, mối quan hệ giữa Ban chấp hành
Trung ương với ông Hồ Chí Minh đã xuống dốc rất nhiều. Vì sao lại như
vậy?
Thật
sự thì Ban chấp hành gồm rất ít người, người lãnh đạo chính là ông Trần
Phú. Tôi nghĩ có một sự khó chịu về nhau từ cả hai phía - ông Nguyễn
Ái Quốc ở Hong Kong và các ông Trần Phú, Ngô Đức Trì và các lãnh đạo
khác ở Sài Gòn.
Than
phiền chính của họ là những khó khăn trong việc liên lạc với Quốc tế
Cộng sản, mà đại diện là Văn phòng Phương Đông tại Thượng Hải. Có
nhiều lý do vì sao việc liên lạc lại khó khăn. Một trong số đó là chi
nhánh đảng cộng sản Trung Quốc tại Hng Kong đã bị người Anh phát hiện
vào khoảng đầu năm 1931. Nên không còn một cơ sở hạ tầng cho việc liên
lạc như trước đây.
Và
dĩ nhiên lúc đó đảng cộng sản tại Việt Nam cũng bị tổn hao vì những
đợt bắt bớ của người Pháp. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, dễ hiểu là
vì sao các bên đổ lỗi cho nhau. Ông Hồ không nhận được thông tin từ
trong nước, nên ông yêu cầu ban chấp hành ở miền Trung và Hà Nội. Điều
này làm các lãnh đạo ở Sài Gòn khó chịu. Vì thế ông Hồ cảm thấy mình
không được sử dụng đúng và sau đó đề nghị đảng cho thôi chức vụ của ông
tại Hong Kong.
BBC:Nhưng bên cạnh đó, một lý do khác dường như là xung đột trong hệ tư tưởng giữa các bên, phải không?
Vâng,
theo tôi, ông Hồ lúc đó bị chỉ trích vì người ta bắt đầu xem ông là
một nhà cải cách theo xu hướng quốc gia. Ông ấy coi đảng phải sử dụng
những tình cảm yêu nước để thu hút nhiều đối tượng. Trong khi đó, tại
Sài Gòn, chi bộ đảng đã bắt đầu đi theo chính sách mới của Quốc tế
Cộng sản, tức là đấu tranh giai cấp và đảng chỉ là đảng của người vô
sản mà thôi, sinh viên hay tầng lớp trung lưu chỉ đóng vai trò hỗ trợ.
BBC:Vấn
đề ông là người quốc gia hay cộng sản đã được bàn đến nhiều khi nói
tới Hồ Chí Minh. Có người nói là ngay cả khi xem ông Hồ là người theo
chủ nghĩa dân tộc, thì thật ra đó không phải lý thuyết của chính ông?
Bà nghĩ sao?
Thật
khó để biết đâu là xu hướng riêng trong chính sách của ông Hồ lúc đó,
đâu là ông đi theo chính sách của Quốc tế Cộng sản thời kỳ thập niên
1920. Nhưng có thể nói xu hướng của ông Hồ lúc đó phù hợp với chính sách
của Quốc tế cộng sản lúc 1920.
Theo
đó, những người cộng sản nên tập trung vào các cuộc cách mạng dân
tộc ở các nước thuộc địa bởi vì giai cấp vô sản hay đảng cộng sản còn
rất nhỏ, tự mình hành động thì không có lợi. Ông Hồ theo xu hướng này.
Còn ông có những ý tưởng nào vượt ra khỏi điều này không, thì tôi không
rõ.
BBC:Chúng
ta hãy chuyển sang giai đoạn giữa thập niên 1930 khi ông Hồ quay về
Nga. Có vẻ như vị trí của ông trong Quốc tế Cộng sản lúc này bị lung
lay?
Stalin
lúc đó đã củng cố ảnh hưởng của mình. Nói chung những ai đã từng làm
việc ở nước ngoài sẽ bị nghi ngờ mang tư tưởng tư sản. Những ai trở về
Nga phải tự thú. Có cảm giác kẻ thù ở mọi nơi. Đặc biệt những người
như ông Hồ Chí Minh đã từng làm việc với mặt trận thống nhất tại miền
nam Trung Hoa.
Thêm
vào điều đó, lại còn những vụ bắt giữ người cộng sản tại Hong Kong,
Thượng Hải năm 1931. Cơ sở của quốc tế cộng sản tại Thượng Hải sụp đổ.
Và những người lãnh đạo đảng cộng sản tại Việt Nam cũng bị bắt. Nên dĩ
nhiên diễn ra các vụ điều tra xem ai có tội, và ông Hồ chắc chắn trải
qua những ngày vất vả khi đó.
BBC:Sau
những vụ thanh trừng tại Nga 1937 - 1938, thì nhiều người tự hỏi vì sao
ông Hồ Chí Minh có thể tồn tại sau những ngày như thế?
Đó
là câu hỏi mà các chuyên gia nước ngoài đã tập trung nghiên cứu từ
lâu. Quan điểm trước đây của họ cho rằng lý do chính là vì ông Hồ, vào
cuối thập niên 30, đã trở thành lãnh tụ của đảng cộng sản nên vì thế
được Stalin bảo vệ hay ít nhất cũng là một trong những người được tin
dùng.
Theo
tôi, đó là một sự tổng quát hóa không có cơ sở. Stalin có thể diệt
trừ những người thân cận nhất của mình, không có ai là an toàn. Những
nhân vật thân cận như Kalinin, Molotov cũng là nạn nhân của Stalin (vợ
của họ bị bắt và đây có thể xem là một cách để khống chế những người
này).
Nên
phải nói ngay từ đầu cái ý nghĩ bạn có thể an toàn khi ở cạnh Stalin là
điều không có thật. Và ngoài ra, ông Hồ Chí Minh đã bị cảnh gần như bị
giáng chức vào năm 1935 vì cáo buộc ông chịu trách nhiệm cho những vụ
bắt giữ năm 1931. Nên không thể nói ông ấy lúc đó là nhân vật hàng đầu
trong Quốc tế Cộng sản.
Kết
luận lại, tôi nghĩ lý do chính là vì ông đã sống kín đáo, lặng lẽ. Mà
thực sự Việt Nam cũng không phải nằm trong danh sách những nước làm
Stalin lo âu. Ông ta quan tâm hơn đến việc thanh trừng đảng cộng sản ở
các nước láng giềng.
BBC:Theo
tường thuật của bà trong sách, đường cách mạng của ông Hồ Chí Minh vẫn
còn rất gian nan trong thập niên 1930. Vậy ông Hồ đã làm thế nào để
có được quyền lực trong đảng cộng sản để rồi sau này dẫn tới cách mạng
năm 1945?
Quá
trình dẫn đến việc nắm quyền lực năm 1945 của ông Hồ không phải là
một tiến trình có sẵn từ đầu. Một trong những điểm tôi cố gắng làm rõ
trong quyển sách là quá trình dẫn đến việc nắm quyền lực năm 1945 của
ông Hồ không phải là một tiến trình có sẵn từ đầu.
Năm
1938, khi ông Hồ quay lại Trung Quốc, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập là
thuộc trong số những lãnh đạo đảng tại Sài Gòn. Sau đó thì lần lượt
từng lãnh đạo tại Sài Gòn bị Pháp bắt sau khi Mặt trận Bình dân tại
Pháp sụp đổ và chính quyền Pháp một lần nữa ra chính sách trừ diệt
đảng cộng sản. Sau đó, tôi nghĩ có một cuộc khủng hoảng lãnh đạo
trong đảng.
Lúc
này, ông Hồ đang ở Trung Quốc xây dựng một nhóm những người yêu nước
Việt Nam theo đuổi chính sách thống nhất - một chính sách mà vào lúc
này quốc tế cộng sản quay lại sử dụng. Tôi nghĩ đến đầu thập niên 40,
ông Hồ Chí Minh là người Việt Nam cần lúc đó, có mặt và sẵn sàng hành
động.
BBC:Như
bà viết trong sách, nhiều tác giả - cả cộng sản và không cộng sản -
đã phần nào phóng đại vai trò của ông Hồ Chí Minh. Vì sao?
Tôi
nghĩ đó là điều mà trong giới sử học gọi là tạo câu chuyện bằng cách
viết ngược (back formation). Bởi vì ông Hồ trở thành chủ tịch nước năm
1945, người ta đặt ra những tiền đề không có căn cứ về sự nghiệp của
ông.
Và
thật dễ dàng để cho rằng ông đã luôn là một trong những nhân vật
hàng đầu trong quốc tế cộng sản. Dĩ nhiên Đảng Cộng sản Việt Nam sẵn
sàng chấp nhận suy nghĩ này vì nó cho họ một uy tín trong phong trào
cộng sản quốc tế.
BBC:Nhưng vì sao ngay cả những người không cộng sản cũng có thiên hướng chấp nhận điều này?
Theo
tôi, đó là vì một chân dung như thế cũng hợp với những nghị trình của
họ. Họ muốn tin rằng ông Hồ đã luôn là một người cộng sản ẩn đằng sau
cái vỏ dân tộc chủ nghĩa.
Tôi
nghĩ những nhà chỉ trích ông Hồ Chí Minh - thuộc cả hai phía cộng sản
và không cộng sản - duy trì chân dung về ông như một nhà cộng sản
đầy quyền lực bởi vì ông ấy là biểu tượng nổi tiếng nhất của phong trào
cộng sản Việt Nam.
BBC:Khi
đọc về những bước đường đầu tiên trong sự nghiệp của ông Hồ Chí Minh,
nó có giúp gì cho người ta hiểu về phần đời sau này của ông hay không?
Vâng,
tôi nghĩ phần nào đó, những gì diễn ra trong thập niên 1930 cũng tái
lặp trong cuối thập niên 40, đầu 50. Mâu thuẫn trong phong trào cộng
sản tại Việt Nam và quốc tế không bao giờ vụt tắt. Một bên muốn đi tới
thật nhanh, xây dựng điều mà họ gọi là chủ nghĩa xã hội bằng cách
loại trừ tầng lớp trung lưu.
Một
bên lại cho rằng chủ nghĩa cộng sản phải được xây dựng từ từ, trải qua
giai đoạn của chủ nghĩa tư bản. Tôi nghĩ người ta cần hiểu hai quan
điểm này cứ thay nhau được chấp nhận, rồi gạt bỏ. Cứ như vậy.
Đó
là một trong những lý do - tôi nghĩ - vì sao ông Hồ Chí Minh không
phải bao giờ cũng duy trì được vị trí là một nhà lãnh đạo có thực
quyền.
Sophie Quinn-Judge
(BBC)
Không có nhận xét nào