Việc Tô Lâm - quan chức bộ trưởng
công an - hiện diện với tư cách người chứng kiến lễ ký kết hai hiệp định
thương mại EVFTA (Hiệp định thương mại tự do châu Âu - Việt Nam) và
EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên Minh châu Âu) giữa đại diện của
Liên minh châu Âu (EU) và đại diện của Chính phủ Việt Nam vào ngày
30/6/2019 tại Hà Nội là… khá lạ.
Bộ Trưởng Tô Lâm. |
Một gương mặt lầm lì và ủ dột
Lạ là bởi dấu hỏi ‘công an chuyên nghề an ninh hay cảnh sát thì có gì liên quan đến hiệp định kinh tế mà phải chứng kiến?”.
Một
chi tiết khác cũng đáng mổ xẻ là trong tấm hình lễ ký kết trên được báo
chí quốc doanh loan tải rộng rãi, gương mặt của Tô Lâm lại lầm lì, nặng
nề, nếu không nói là ủ dột, thuộc loại kém tươi vui nhất so với vẻ hớn
hở của Nguyễn Xuân Phúc - thủ tướng, Trương Hòa Bình - Phó thủ tướng
thường trực và cơ mặt giãn ra của những phó thủ tướng ‘thường’ là Phạm
Bình Minh, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng.
Cũng
tại lễ ký kết trên, Thủ tướng Phúc đã có một phát biểu đáng lưu ý: "Để
quá trình triển khai thành công, Việt Nam sẽ ban hành 1 chương trình
hành động quốc gia thực hiện 2 hiệp định với các nhiệm vụ biện pháp cụ
thể, thực thi nghiêm túc, đầy đủ các cam kết, triển khai đến các bộ, cơ
quan, địa phương, tổ chức, DN và người dân, gắn với phát huy sự năng
động sáng tạo trong quá trình thực hiện, hướng đến mục tiêu xây dựng đất
nước Việt Nam ngày càng phát triển giàu mạnh, hùng cường".
Phát
biểu trên rõ ràng là lời cam kết của chính phủ Việt Nam với EU về việc
thực thi nghiêm túc các cam kết trong hai hiệp định EVFTA và EVIPA, với
trách nhiệm thực thi liên quan đến nhiều ngành - trước hết là Bộ Công
thương, sau đó đến các bộ và cơ quan ngang bộ khác như Bộ kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông,
Bộ Ngoại giao…
Còn Bộ Công an thì sao?
Phải
chăng Bộ Công an được xem là một trong những cơ quan có liên quan về
trách nhiệm thực thi nghiêm túc EVFTA và EVIPA? Trách nhiệm đó là gì?
Hẳn
là Tô Lâm đã chẳng việc gì phải ‘điểm danh’ trong lễ ký kết EVFTA, nếu
gần một năm trước đó đã không diễn ra một cuộc gặp bất thường giữa ông
ta và Bernd Lange - Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị
viện châu Âu (EP) vào chiều 27/7/2018 tại Hà Nội.
Bernd Lange ‘đòi nợ’
INTA
là cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tham mưu cho EP về các
hiệp định thương mại quốc tế. Theo quy định của EU, quá trình xem xét
các hiệp định thương mại quốc tế như EVFTA phải trải qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1, Ủy ban thương mại quốc tế của chủ tịch Bernd Lange sẽ rà
soát toàn diện hiệp định nhằm đảm bảo thông tin, tình trạng pháp lý đầy
đủ. Giai đoạn 2, Ủy ban thương mại quốc tế sẽ trình lên Nghị viện châu
Âu để thông qua.
“Ngài Bernd Lange
khẳng định, cá nhân mình và EU sẽ cố gắng thúc đẩy Hiệp định EVFTA sớm
được thông qua, cũng như mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Bộ
Công an trong thời gian tới...” - trang web Bộ Công an Việt Nam đưa một
bản tin ‘lạ’ ngay sau cuộc gặp Tô Lâm - Bernd Lange.
Vì sao EU muốn ‘tăng cường hợp tác với Bộ Công an’?
Vào
tháng Chín năm 2017, Bernd Lange cũng đã đến Hà Nội về EVFTA, nhưng
không có cuộc gặp nào với Tô Lâm. Chuyến đi này diễn ra một tháng rưỡi
sau vụ Chính phủ Đức cáo buộc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin và
khiến nổ ra cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức - Việt, biến thành một cơn
địa chấn không chỉ trong nền chính trị Đức mà còn gây chấn động cả châu
Âu.
Vào thời điểm trên, ông Bernd Lange đã nói thẳng “Nhân quyền là vấn đề trọng tâm trong đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu- EU”. Ông Bernd Lange cũng nói rằng nếu Việt Nam không giải quyết đầy đủ các quan ngại về nhân quyền thì e rằng chuyện thương thảo giữa đôi bên sẽ gặp rắc rối.
Phát ngôn của Bernd Lange là sự nối tiếp của nghị quyết mang số hiệu 2016/2755 (RSP) của Nghị viện châu Âu. Nghị quyết này được ban hành vào tháng 6/2016, lần đầu tiên thể hiện thái độ và từ ngữ cứng rắn chưa từng có khi đề cập và lên án tình trạng đàn áp nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam.
Vào thời điểm trên, ông Bernd Lange đã nói thẳng “Nhân quyền là vấn đề trọng tâm trong đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu- EU”. Ông Bernd Lange cũng nói rằng nếu Việt Nam không giải quyết đầy đủ các quan ngại về nhân quyền thì e rằng chuyện thương thảo giữa đôi bên sẽ gặp rắc rối.
Phát ngôn của Bernd Lange là sự nối tiếp của nghị quyết mang số hiệu 2016/2755 (RSP) của Nghị viện châu Âu. Nghị quyết này được ban hành vào tháng 6/2016, lần đầu tiên thể hiện thái độ và từ ngữ cứng rắn chưa từng có khi đề cập và lên án tình trạng đàn áp nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam.
Phát
biểu tại hội thảo ‘Kinh doanh và Quyền Con người trong Quan hệ Thương
mại và Chuỗi Cung ứng Toàn cầu tại Việt Nam’ vào sáng 25/7/2017 tại Hà
Nội, ông Bernd Lange cho biết 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) đang là mối quan tâm của các Nghị sỹ Châu Âu. Việc Việt
Nam đưa ra những cam kết rõ ràng và mang tính ràng buộc sẽ góp phần
thuyết phục các nghị sỹ sớm thông qua EVFTA.
Rõ
ràng trong cuộc gặp với Tô Lâm vào năm 2018, Chủ tịch Ủy ban Thương mại
Quốc tế Bernd Lange mang trên mình nhiệm vụ ‘đòi nợ’ phức tạp nhưng đầy
ý nghĩa: vừa thuyết phục vừa sòng phẳng với ‘Bộ đàn áp nhân quyền’ (một
biệt danh mà người dân Việt Nam đặt cho Bộ Công an) phải thả lỏng cơ
chế siết bức dân chủ và dần cải thiện tình trạng đàn áp nhân quyền vốn
đang xảy ra quá trầm trọng.
Đến
ngày 15/11/2018, Nghị viện châu Âu lại tung ra nghị quyết
2018/2925(RSP) về nhân quyền Việt Nam. Bản nghị quyết này còn cứng rắn
hơn cả bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam mang số hiệu
2016/2755(RSP) công bố vào tháng Sáu năm 2016.
Toàn
bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng
toàn diện và đanh thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều
hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng về tự do tôn giáo, tự do biểu
đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí, nạn bắt bớ người hoạt động nhân
quyền, không chịu ký kết các công ước quốc tế về lao động…
Sau
nhiều năm giữ ôn hòa với chính quyền Việt Nam và thậm chí còn bị cho là
khá mềm yếu trước quá nhiều vi phạm nhân quyền, từ giữa năm 2016 đến
nay EU ngày càng quan tâm đặc biệt đến chủ đề nhân quyền cho Việt Nam và
nói thẳng đây là một trong những điều kiện bắt buộc, để nếu Việt Nam
không chịu cải thiện nhân quyền thì sẽ không có cơ hội nào có được
EVFTA.
Còn Tô Lâm thì sao?
Có một thỏa thuận ngầm về cải thiện nhân quyền?
Dù
muốn hay không, Tô Lâm cũng phải tuân theo ‘chính sách Nguyễn Phú
Trọng’ về ‘EVFTA là ưu tiên số một’, để sau đó vẫn còn cơ hội ‘đạt hiệp
định trước, bắt nhân quyền sau’ như chính quyền Việt Nam đã hung hãn
‘bắt bù’ vào thời hậu WTO giai đoạn 2008 - 2012.
Nhưng
ngay trước mắt khi EVFTA còn phải chờ đợi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu có
thông qua hay không vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, còn EVIPA thì
phải lâu hơn thế bởi phải chờ đợi sự đồng thuận của quốc hội 28 quốc gia
trong khối EU, chính quyền Việt Nam chưa thể có được ‘dư địa’ để tha hồ
bắt bớ và xử án nặng nề giới bất đồng chính kiến. Thay vào đó, chính
quyền này đang phải tìm cách đối phó với những đòi hỏi của Nghị viện
châu Âu như trả tự do cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là những người
được nêu tên trong tuyên bố của 32 nghị sĩ Quốc hội châu Âu vào ngày
17/9/2018.
Vào
năm 2018, tín hiệu thông qua EVFTA của EU đã được chính quyền Việt Nam
trả treo bằng việc trả tự do trước thời hạn nhưng tống xuất ra nước
ngoài hai tù nhân lương tâm là luật sư Nguyễn Văn Đài và blogger Mẹ Nấm
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Còn
vào năm 2019, một khả năng có thể là đã có một thỏa thuận giữa EU với
chính quyền Việt Nam, đặc biệt là với Bộ Công an, về việc Việt nam phải
đáp ứng một số yêu cầu cải thiện nhân quyền của EU trong khoảng thời
gian từ lúc ký kết EVFTA cho đến khi Nghị viện châu Âu tổ chức họp bỏ
phiếu cho hiêp định này.
Vài
nguồn tin đáng tin cậy từ hải ngoại đã xác nhận có thỏa thuận trên. Tuy
nhiên, dường như bà Cecilia Malmstrom - Cao ủy Thương mại EU - chưa
muốn công bố thỏa thuận này nhằm giữ cái được xem là thể diện của chính
thể độc tài ở Việt Nam.
Hẳn
đó chính là nguyên do Bộ trưởng công an Tô Lâm được yêu cầu có mặt
trong buỗi lễ ký kết EVFTA và EVIPA tại Hà Nội vào ngày 30/6/2019, để
những gì mà bộ này sẽ làm trong những tháng tới sẽ chứng thực cho việc
chính phủ Việt Nam có thực thi đúng cam kết trong hai hiệp định thương
mại ký với EU hay không, và cũng là cơ sở để Nghị viện châu Âu xem xét
và quyết định có cho chính thể độc tài Việt Nam ‘ăn’ hai hiệp định béo
ngậy này hay sẽ ‘treo niêu’ thương mại song phương.
Phạm Chí Dũng
(Blog VOA)
Không có nhận xét nào