Vậy ông Trọng đã và sẽ để lại gì sau
lưng, khi rời trụ sở T.Ư Đảng và Phủ Chủ tịch? Một danh sách kỷ luật
dài, một hệ thống kỷ luật đảng siết sao hơn, hay một nhà nước công an
không vị tha với người bất đồng chính kiến?
Ông Trọng rời trụ sở và sau lưng ông là gì? |
2021 chỉ còn đúng 2 năm nữa, kỷ luật và truy tố tiếp tục được ban hành bởi cơ quan thuộc ĐCSVN và Nhà nước Việt Nam.
Giả
thuyết về sự ra đi của ông Trọng vào kỳ Đại hội tới là cần thiết, bởi
tuổi tác và sức khỏe không cho phép người đàn ông quyền lực nhất sau
thời kỳ Hồ-Duẩn tiếp tục nắm quyền ở độ tuổi 77 (1944-2021).
Vậy
ông Trọng đã và sẽ để lại gì sau lưng, khi rời trụ sở T.Ư Đảng và Phủ
Chủ tịch? Một danh sách kỷ luật dài, một hệ thống kỷ luật đảng siết sao
hơn, hay một nhà nước công an không vị tha với người bất đồng chính
kiến?
Hồi sức cho đảng chính là ông Trọng
Tất
cả đều có thể. Ông Trọng, bằng cách nào đó đã tạo ra một không khí khắc
nghiệt với cả những người ông cho là “quan tham”, và những ai dám chỉ
trích “quyền lực nhà nước”. Kể từ khi kiêm nhiệm hai chức vụ, và trở
thành một nhà lãnh đạo tối cao của nhà nước-đảng, ông Trọng đã hồi sinh
chủ nghĩa quyền lực cá nhân trong chính trị nhà nước, mặc dù bản thân
ông luôn xoa dịu điều đó bằng cách, thỉnh thoảng trích dẫn quan điểm
chống chủ nghĩa cá nhân của ông Hồ trong các bài luận chính của mình.
Ông
Trọng tỏ ra mình là người kiểm soát được tình huống, rõ ràng là vậy, từ
thời điểm ông tỏ ra bất lực trong kỳ kỷ luật một đồng chí Ủy viên Bộ
Chính trị đến mức bật khóc, nhiều quan điểm chê cười và gắn ông biệt
danh “Trọng lú”. Nhưng rất nhanh sau đó, ông trở thành người cầm trịch
chiến dịch đốt lò, và ông được đổi sang biệt danh mới, “Người đốt lò vĩ
đại”. Điều ông làm được cho đến hiện nay là phá vỡ mạng lưới bảo trợ
chính trị từ một đảng viên cấp cao, nhưng ông không hề ưa thích, Nguyễn
Tấn Dũng.
Ông
Dũng tạo ra sự hỗn loạn về kinh tế lẫn chính trị, phá bỏ sự kiểm soát
của đảng trong các vấn đề thuộc nhà nước. Ông Trọng ngược lại, bình
định, đưa bàn tay kiểm soát của đảng thuọc sâu trở lại nhà nước, và sự
hiện diện của ông trong kỳ họp Chính phủ lẫn chỉ đạo cuộc họp Chính phủ
trong vai trò Tổng Bí thư vào tháng 12.2017 (thời điểm này ông Nguyễn
Phú Trọng vẫn chưa đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước) đã cho thấy điều đó.
Dường
như, ông Dũng trở thành mục tiêu và là động lực để ông Trọng gây dựng
địa vị chính trị của mình. Nói cách khác, sự đi xuống chính trị của ông
Dũng sẽ nâng cao địa vị chính trị ông Trọng.
Ông
Trọng thể hiện cách “cai trị” quốc gia khác với ông Dũng, và có vẻ
người dân đã bị lôi cuốn vì điều đó. Ít nhất, thời kỳ ông Trọng đang xử
lý các hệ quả mà ông Dũng để lại, những “cú đấm ngàn tỷ” và những quan
tham len lỏi trong mọi bộ ngành.
TBT
– Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, bằng bộ máy bảo trợ chính trị mới của
mình, đã xây dựng ông trở thành một nhà lãnh đạo cốt lõi.
Nhưng
tuổi tác và sức khỏe ông Trọng khiến ông không thể giải quyết hết những
vấn đề cốt lõi khác trong đảng, từ bộ máy đảng với số lượng thành viên
đang tăng lên, và cơ chế tham nhũng lọc lõi hơn. Số lượng người tham gia
ĐCSVN theo đuổi lý tưởng cách mạng ít, nhưng chủ nghĩa vật chất và địa
vị xã hội lại nhiều. Đảng bị phân hóa rõ rệch, không phải dưới bàn tay
của các thế lực thù địch, mà bởi cơ chế thị trường.
Một
hệ thống đảng đến tận khu phố trở nên hình thức, nội dung ý chí cách
mạng được thay thế bằng nội dung kiếm chác, và thối rữa từ bên trong bộ
máy khổng lồ vẫn ngày đêm tiếp diễn. Đây là hệ quả của việc, không kiểm
soát được quyền lực, khiến cho bộ máy trở thành một một mảnh đất làm ăn
màu mỡ, và niềm tin xã hội tụt dốc không phanh.
ĐCSVN trở thành tổ chức bị lạm dụng bởi chính các đảng viên, và đảng viên càng cao cấp, sự lạm dụng càng cao.
Khó
có thể tìm một đảng viên trung – cao cấp hiện nay mà không có con cái
được đi du học, không nhà biệt thự, không có cổ phần trong các doanh
nghiệp.
Tham
nhũng là đại nạn quốc gia, kỷ luật đảng lỏng lẻo trở thành điểm yếu của
chế độ, ông Trọng có lẽ đã xác định được điều đó kể từ khi ông dốc sức
chấn chỉnh lại bộ máy đảng-nhà nước, tuy nhiên, thật khó có thể biết
được nó kéo dài được bao lâu. Bởi ông Nguyễn Phú Trọng có vẻ giống vua
Minh Mạng, một vị vua thời Nguyễn, người có quan điểm sắt đá với tham
nhũng, nhưng những nỗ lực đó cũng không giúp ngân khố đầy lên, niềm tin
lan tỏa, và triều đại nhà Nguyễn kéo dài ra.
Trong
khía cạnh khác, ông Nguyễn Phú Trọng, trong cơn chỉ trích của giới trí
thức và những người đấu tranh nhân quyền, vẫn được một bộ phận không nhỏ
ghi nhận về quyền lực, sự quyết tâm, và xem ông là một niềm tự hào của
đảng. Và cần thừa nhận, ông Trọng đã chiếm lấy cảm tình của không ít
người dân, và họ đã nhìn thấy ông như một ánh sáng trong đường hầm đảng.
Nhà nước Việt Nam thời kỳ ông Nguyễn Phú Trọng cũng bắt đầu khởi sắc
nhiều hơn, với ký kết các hiệp định thương mại tự do, cắt giảm nguồn
ngân sách cho các hoạt động nhà nước, kỷ luật đảng và trừng trị các đội
ngũ quan chức tham ô, và kể cả nền chính trị trên trường quốc tế được
ghi nhận.
Thịnh vượng quốc gia: không phải đến từ ông Trọng
Báo
Vnexpress dẫn lời ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Tp. HCM cảnh báo:
Thanh tra, khởi tố nhiều làm cán bộ TP HCM giảm năng động. Điều này cho
thấy rằng, bản chất của sự “năng động” của hệ thống nhà nước, và làm nên
sự trung thành của đội ngũ nhà nước, lại chính là sự lỏng lẻo trong
kiểm soát, giám sát tiêu cực – tham nhũng. Bộ máy cồng kềnh khiến mức
lương của công – viên chức không đủ sống, và lậu trở thành một phương
thức để tồn tại.
Ông Trọng đang tấn công vào “lậu”.
Bộ
máy nhà nước từ sắp xếp các cơ quan, ban ngành, giờ đây tiếp tục thu
gọn bộ máy hành chính địa phương qua sáp nhập các tỉnh thành, quận
huyện.
Nhưng
tất cả chỉ là tạm thời, xoa dịu một ngân khố đang ngày càng khánh kiệt.
Thậm chí, một tổ chức đảng kỷ luật với các cá nhân trung thành với đảng
chỉ thuần túy là nửa vời, và mang tính giai đoạn.
Trong
khi đó, ông Trọng quay lưng lại với các kỳ vọng cải cách chính trị, và
nếu ông ra đi khỏi trụ sở đảng-nhà nước, ông chỉ để lại sự siết chặt ý
thức hệ và sự kiểm soát của đảng trong các vấn đề thuộc nhà nước. Ông
Trọng từ chối sự hiện diện của bất đồng chính kiến, dân chủ Tây phương
với nền tảng xã hội dân sự.
Khi
giới tinh hoa Việt Nam cần một bàn tay rắn để chấn chỉnh tổ chức đảng,
vốn đang rơi trong nồi lẩu của xung đột phe phái, tham nhũng và các
chính sách thân hữu, ông Trọng nổi lên.
Nhưng
khi tìm kiếm một lãnh đạo mà có thể giúp cho mô hình tăng trưởng trở
nên bền vững, một đất nước với cơ sở hạ tầng tốt, chi phí lao động ổn,
bất ổn xã hội được xoa dịu, nợ chính quyền địa phương giảm, và các vấn
đề môi trường được khắc phục, và sự thịnh vượng lâu dài cho quốc gia,
ông Trọng không phải là người đó.
Thủ
Thiêm vẫn còn trong mớ bòng bong, trong khi Long Hưng (Đồng Nai) lại
tiếp tục nổi lên, Luật Đất đai 2013 với điều khoản máu gây mâu thuẫn xã
hội, bảo kê quyền tư bản thân hữu tiếp tục được giữ lại trong thời kỳ
ông Trọng.
(VNTB)
Không có nhận xét nào