Thép cán nguội là loại thép đã luyện
sẵn, doanh nghiệp chỉ mua về cắt và dập tạo hình thôi. Quá trình làm ra
thép, mọi công nghệ nó nằm ở phần luyện kim, còn công đoạn cán nguội chỉ
là dập tạo hình để bán. Nó tương tự như từ vải thành áo, việc cán nguội
thép nó tựa như là anh thợ may, còn luyện kim nó tựa như công đoạn dệt.
Giữa dệt và may, thì dệt đòi hỏi công nghệ cao hơn.
Thép
từ Việt Nam xuất sang Mỹ, đóng mác “made in Vietnam” chỉ toàn là nhập
thép nguyên liệu được luyện tại Trung Quốc, Hàn Quốc, và Đài Loan thì
cho thấy, nền công nghiệp luyện kim của Việt Nam là con số zero tròn
trĩnh. Tức đã 30 năm “đổi mới” và dưới sự lãnh đạo “sáng suốt và tài
tình của Đảng”, thì nền công nghiệp luyện kim ở Việt Nam vẫn không có gì
cả. Trong khi đó, Trung Quốc mở cửa trước Việt Nam chỉ có 8 năm, nhưng
họ đã xây dựng thành công ngành công nghiệp luyện kim và năm 2012 họ đã
rơi vào khủng hoảng thừa. Còn Việt Nam? Giờ đã quá muộn, nếu cho thêm 30
năm nữa, thì ĐCSVN vẫn không thể nào tạo ra nổi nghành công nghiệp
luyện kim cho doanh nghiệp trong nước gia công cán nguội chứ đừng nói
đến khủng hoảng thừa như Trung Quốc.
Một
đất nước không có nền công nghiệp luyện kim mà lại xuất khẩu ồ ạt sản
phẩm thép cán nguội sang Mỹ thì không thể qua mặt được đứa con nít chứ
nói gì mà qua mặt được Mỹ? Cho nên bị Mỹ dùng thuế để chặn sự gian lận
này là tất yếu.
Mỗi
nước đều có hiệp định thương mại riêng với Mỹ, đó chính là luật chơi
được 2 bên thiết lập để tạo thuận lợi cho đất nước của mình. Với Trung
Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc thì đây là đất nước có nền công nghiệp luyện
kim mạnh. Những sản phẩm nước này cạnh tranh với sản phẩm nội địa Mỹ,
nên Mỹ phải dựng rào cản để bảo vệ là tất nhiên. Nhưng với Việt Nam thì
khác, đất nước nghèo đói này đi ăn mày khắp nơi, đi đâu cũng xin vay
ODA, nền công nghiệp chả có gì nên nó không có sản phẩm nào để cạnh
tranh với hàng Mỹ. Chính vì thế mà Mỹ ưu tiên cho nó, không ai lại thủ
thế trước kẻ không có khả năng đấm mình. Đó là lý do mà mỹ ưu đãi thuế
ngành thép cho Việt Nam. Với lợi thế này, nếu ĐCS xây dựng cho Việt Nam
một nền công nghiệp luyện kim như Trung Quốc đã làm, thì nó sẽ là động
lực cho nền kinh tế cất cánh. Nhưng vì ĐCSVN vô năng nên những ưu đãi
đó, Việt Nam không thể tận dụng.
Đứng
trước những ưu đãi ngon ăn mà Việt Nam không thể tận dụng được như thế,
thì nước nào cũng thèm muốn, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc, và Đài
Loan. Những nước đó tính rằng, thép nhập trực tiếp sang Mỹ bị đánh thuế
quá cao, vậy thì cho thép quá cảnh sang Việt Nam rồi vào Mỹ thì hốt trọn
ưu đãi của Mỹ dành cho Việt Nam. Ai cũng biết, nếu đi vòng thì thép Đài
– Hàn - Trung phải chịu 2 loại thuế nhập gồm thuế nhập khẩu của Việt
Nam thuế nhập khẩu của Mỹ đánh vào hàng "made in Vietnam", và đi thẳng
thì chỉ chịu 1 loại thuế là thuế nhập khẩu do Mỹ đánh vào họ. Thế nhưng
với 2 thuế nhập khẩu cộng thêm chi phí do vận chuyển theo đường vòng và
những chi phí phát sinh khác, mà giá thép vẫn rẻ hơn khi các nước đó
xuất trực tiếp sang Mỹ thì đủ thấy, Mỹ ưu đãi cho Việt Nam là lớn như
thế nào. Miếng bánh Mỹ dành cho Việt Nam quá ngon, nhưng Việt Nam không
đớp được mà để cho các nước khác đớp rồi khi Mỹ trừng phạt thì Việt Nam
chịu hậu quả.
Câu
hỏi đặt ra là tại sao CSVN lặn lội sang Mỹ năn nỉ họ mở cửa rồi ưu đãi
thuế cho Việt Nam, việc này rất vất vả tốn kém nhưng đảng lại để cho Hàn
– Đài – Trung xơi ngon lành như thế? Chẳng lẽ Việt Nam bị mất lợi ích
như thế mà đảng chấp nhận sao? Câu trả lời là có lợi ích, nhưng đó là
lợi ích cho đảng chứ không phải lợi ích cho đất nước. Thế thì lợi ích mà
đảng muốn nhắm đến là gì? Đó là những con số mị dân, họ có những con số
đẹp để hô hào về “sự sáng suốt tài tình của đảng” nhằm ru ngủ dân chúng
giúp đảng dễ bề cai trị lâu dài. Và sau đây là những con số chứng minh.
Theo
báo Vneconomy thì trong 4 tháng đầu năm năm 2019, doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài (FDI) chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Theo lý thuyết thì trong 30% tổng kim ngạch xuất khẩu kia là của Việt
Nam, nhưng thực sự trong 30% đó loại doanh nghiệp gia công cho nước
ngoài cũng không phải là ít, và thêm vào đó là loại doanh nghiệp đứng
pháp nhân Việt nhưng chủ ngoại quốc cũng không ít. Như vậy, con số 30%
kia thực sự bao nhiêu là của người Việt Nam? Không có con số thống kê,
nhưng chắc chắn là dưới con số 30% khá nhiều. Mà với ĐCSVN thì con số
tổng kim ngạch xuất khẩu rất quan trọng, họ cần con số thật hoành tráng
để khè với nhân dân về thành quả “đổi mới” của đảng. Do vậy mà đảng cần
những doanh nghiệp của Hàn - Đài – Trung vào thật nhiều để đẩy con số
xuất khẩu lên cho cao. Có con số mới mị dân được, mặc dù trong con số đó
nước ngoài nuốt gần hết. Mà lấy gì để hút nguồn đầu tư của các nước
này? Đó là nhượng ưu đãi mà Mỹ và EU dành cho Việt Nam để các doanh
nghiệp của Hàn – Đài – Trung hưởng. Vả lại những ưu đãi đó ĐCSVN cũng
không thể tận dụng hết.
Tuy
nước ngoài hưởng ưu đãi, còn Việt chịu trừng phạt nhưng đảng được, đảng
được con số để mị dân. Với đảng, đất nước nghèo không quan trọng, đất
nước mất lợi thế không quan trọng, dân ghèo cũng không quan trọng, mà
quan trọng có cái gì đó để mị dân. Và cũng chính bản chất đó mà đảng đã
ra sức bảo vệ Formosa, mặc dù doanh nghiệp này đã gây cho nhân dân 4
tỉnh miền trung phải chịu mất mát vô cùng lớn. Mất mát đó trong mắt đảng
không nghĩa lý gì cả, bởi vì Formosa đóng góp cho con số tăng trưởng
giúp đảng mị dân.
Đứng
trên quyền lợi đất nước, quyền lợi nhân dân thì ai cũng thấy đảng là
một tổ chức “khôn nhà dại chợ”. Nhưng khi thay đổi góc nhìn, nếu mà đứng
ở góc nhìn vì mục đích tồn tại của ĐCS thì sẽ thấy được bản chất vấn
đề. Lúc đó, sự khốn nạn sẽ hiện rất rõ.
Đỗ Văn Ngà
(FB Đỗ Ngà)
Không có nhận xét nào