Giữa một rừng tin tức bắt giữ cựu
quan chức Sài Gòn người ta không mấy chú ý một tin khá quan trọng. Đó là
trên báo Thanh Niên ngày 04/07/2019 có đăng bài “Hàng ngàn tàu cá nằm
bờ vì quy định ‘dài 15m’”, trong bài báo này có nói đến một quy định
quái đản, là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Bộ NN & PTNT)
không cho phép tàu dưới 15m đánh bắt ở vùng khơi xa. Chỉ một quy định
này họ đã khiến hàng ngàn tàu cá phải nằm bờ. Chuyện nực cười ở chỗ, có
tàu thiếu 10cm vẫn cho nằm bờ. Trong bài báo nói rằng, quy định “cứng”
này gây lãng phí.
Nhiều tàu cá nằm bờ tại cảng Hòn Rớ (TP.Nha Trang) vì không đủ tiêu chuẩn khai thác vùng khơi |
Vâng, gây lãng phí là đã rõ rồi. Nó lãng phí những gì? Lãng phí thứ nhất đó là ngư dân mất một chi phí khổng lồ đóng tàu cho nằm bờ; lãng phí thứ nhì là ngư dân thất thu và đồng ngành thủy hải sản mất một khoản thu nhập rất lớn. Một quy định phải nói xét mọi khía cạnh đều không có lợi, nhưng Bộ NN & PTNT vẫn cho ra quy định này. Khốn nạn thì đã rõ, nhưng ĐCSVN phải có dụng ý gì chứ? Không có dụng ý ẩn đằng sau đó thì bộ này không làm thế. Một quyết định mất lòng dân, lãng phí tài sản nhân dân, làm kinh tế đất nước thiệt hại nhưng họ vẫn làm. Phải có một lý do đủ lớn, lớn hơn ý nguyện nhân dân nhiều lần thì họ mới ra quyết định này. Để giải thích thì cần phải xâu chuỗi sự kiện mới rõ vấn đề.
Hàng chục năm qua, ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ đã bị Trung Cộng bắn chết nhiều vô số kể. Lãnh hải của Việt Nam đã được chính quyền CSVN gật đầu công nhận với phía Trung Cộng từ lâu rồi, nhưng họ vẫn nói xạo với nhân dân mình rằng “đó là biển Việt Nam”. Chính vì thế nên chính quyền CSVN không thể ngăn cản nhân dân đánh bắt. Sự công nhận này là nó hiện ra ngay trong hành động của ĐCS. Ngược lại thời điểm ngày 17/3/2014, trong bản tin thời sự lúc 19h của đài truyền hình quốc gia Việt Nam VTV có phát hình ảnh cuộc họp trong văn phòng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có treo tấm bản đồ hình lưỡi bò. Lúc đó cộng đồng mạng phản ứng dữ dội, đoạn clip trên bị VTV rút khỏi youtube sau đó. Điều này cho thấy chủ trương nhất quán của chính quyền CSVN là thuần phục.
Như ta biết, các cuộc thăm thú của các lãnh đạo trong Bộ Chính Trị ĐCSVN sang Trung Quốc cứ tấp nập diễn ra từ năm này đến năm khác. Và hiện nay bà Nguyễn Thị Kim Ngân đang ở Bắc Kinh và dẫn theo vô số quan chức từ lãnh đạo thuộc khối Quốc hội, đến lãnh đạo khối Chính phủ, và cả lãnh đạo thành phố lớn như thành phố Sài Gòn đều tháp thùng theo bà Ngân. Đây là một hiện tượng bất thường. Nó tựa như lãnh đạo tỉnh về Trung Ương họp vậy, những người này sẽ nhận chỉ thị trong trách nhiệm của mình rồi về nước triển khai chăng? Đây là nghi ngờ có cơ sở không phải là câu nói đùa. Sự quan hệ giữa chính quyền CSVN với Trung Quốc dính rất chặt, còn chặt hơn cả sự quan hệ Việt Nam với các nước trong khối ASEAN – khối mà Việt Nam là thành viên.
Quay trở lại cái quy định quái đản của Bộ NN & PTNT ta thấy có lợi cho ai? Thứ nhất là có lợi cho Trung Quốc, vì qua quyết định này chính quyền đã loại bỏ được lượng tàu rất lớn đánh bắt cá trên vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nhằm giúp chính quyền Bắc Kinh chiếm lấy lãnh hải; Thứ nhì giúp cho chính quyền CSVN khỏi bị nhân dân chỉ trích “hèn với giặc” khi có ngư dân bị bắn giết trên biển. Đó là 2 cái lợi nó dẫn đến quyết định quái đản của Bộ NN & PTNT.
Quan chức Việt Nam sang Bắc Kinh tấp nập, và đồng thời ở Việt Nam họ ra chính sách phục vụ ý đồ cho Trung Quốc. Nếu ghép 2 hiện tượng này lại thì bản chất vấn đề sẽ nổi lên ngay. Bản chất gì? Đó là quan chức Bộ Chính Trị đi sang Bắc Kinh nhận chỉ thị để về làm chính sách. Chính sách cho dân cho nước Việt ư? Không! Họ làm chính sách cho Tàu Cộng. Và thực tế có rất nhiều chính sách như thế đã ban hành. Có chính sách vấp phải sự phản ứng của nhân dân buộc họ phải âm thầm thực hiện như lập Đặc Khu, có những chính sách trót lọt như ra Luật An Ninh Mạng, cho tiền Tàu lưu thông trên 7 tỉnh biên giới Việt, hay lắp camera nhận diện khuôn mặt để theo dõi công dân vv… Và nay là cái quyết định quái đản của Bộ NN & PTNT cũng không ngoài mục đích là phục vụ cho quan thầy. Chính quyền thái thú, đó mới là bản chất đúng của chính quyền CSVN.
Hàng ngàn tàu cá nằm bờ vì quy định 'dài 15 m'
(thanhnien.vn)
Quy định tàu cá có chiều dài dưới 15 m không được ra vùng biển xa bờ, mà chỉ được phép khai thác trong phạm vi 60 hải lý đang khiến hàng ngàn tàu cá tại các tỉnh phải nằm bờ.
Hơn 1 tháng qua, tàu cá số hiệu ĐNa 90673 (công suất 420 CV) của ngư dân Nguyễn Em (65 tuổi, trú P.Nại Hiên Đông, Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) phải nằm bờ vì quy định mới của Bộ NN-PTNT không cho phép tàu dưới 15 m đánh bắt ở vùng khơi xa.
Quy định mới mà ông Em đề cập chính là 2 công văn của Bộ NN-PTNT, gồm: Văn bản số 1314/BNN-TCTS (ngày 27.2.2019) về việc báo cáo số lượng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 m trở lên; Công văn số 2030 ngày 25.3.2019 gửi các địa phương ven biển đề nghị thực hiện Công văn 1314. Trong các công văn này, Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương tạm dừng cấp văn bản chấp thuận cải hoán thay đổi kích thước tàu cá dưới 15 m thành tàu cá từ 15 m trở lên; thuê, mua tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên đối với tất cả các nghề từ ngày 25.3.2019 cho đến khi Bộ NN-PTNT có quyết định giao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
Tàu thiếu… 10 cm để vươn khơi
Ông Cao Văn Minh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá P.Nại Hiên Đông, cho biết hiện toàn phường có 72 tàu cá dài dưới 15 m. Trong đó, 32 tàu đã “nằm bờ”, 40 tàu còn lại có nguy cơ không thể tiếp tục hoạt động do chính sách mới gây khó khăn cho ngư dân. Theo ông Minh, Công văn số 1314 yêu cầu sẽ không cấp phép cho tàu dài dưới 15 m khai thác vùng biển xa bờ nên các tàu này chỉ được phép khai thác trong phạm vi 60 hải lý.
“Công suất các tàu từ đánh bắt xa bờ chuyển qua khai thác vùng lộng không đạt hiệu quả, đã gây khó khăn cho ngư dân trong bảo đảm sản lượng khai thác thủy sản. Việc khai thác ở vùng gần bờ vốn đã cạn kiệt nguồn hải sản, nếu để tàu dưới 15 m vào khai thác thì sẽ dẫn đến việc hủy diệt tận gốc nguồn lợi hải sản”, ông Minh phân tích.
Bà con đang rất hoang mang trước quy định “thước, tấc” này. Mỗi chiếc tàu trên 90 CV có vốn góp lớn, nuôi rất nhiều gia đình chủ tàu và đi bạn. Nay bà con lo thiếu đói nếu tàu chỉ đánh bắt quanh quẩn trong vùng lộng, cá tôm giá trị thấp lại khan hiếm
Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá P.6, TP.Tuy Hòa
Ông Minh cho rằng, 2 công văn này không phù hợp với thực tế nghề cá. Bởi kết cấu tàu 14 m đến tàu 15 m thì độ dày “khung xương” và be tàu đều giống nhau, sức chịu đựng sóng gió, sự an toàn khi ra khơi cũng tương tự. Như vậy, cho phép tàu 15 m được đánh bắt vùng khơi còn tàu dưới 15 m chỉ được khai thác ở vùng lộng là không hợp lý…
Ngư dân Nguyễn Văn Minh (46 tuổi, chủ tàu ĐNa 90951, công suất 400 CV) ngao ngán: “Trên giấy tờ, tàu cá của tôi dài 14,9 m, tức thiếu 10 cm nữa là có thể đánh bắt ở vùng khơi. Nhưng giờ không thể cải hoán, cũng không bán mua gì được, tôi chẳng biết phải làm sao”.
Bình Thuận là một trong 3 ngư trường lớn nhất cả nước, có 192 km bờ biển. Hiện tổng số lượng tàu thuyền của tỉnh là hơn 7.000 chiếc. Ông Bùi Thế Nhân, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), cho rằng theo quy định mới, tàu có đủ chiều dài 15 m mới được đánh bắt xa bờ gây “vướng” cho ngư dân đảo Phú Quý.
“Tàu của bà con Phú Quý trước giờ vươn khơi xa, không chỉ đánh bắt hải sản mà còn có nhiệm vụ canh giữ chủ quyền trên biển. Theo quy định mới này thì sẽ có hàng trăm tàu cá không được ra khơi, chỉ quanh quẩn ven bờ (12 - 24 hải lý). Việc này tác động trực tiếp đến hoạt động đánh bắt của ngư dân do bị bó hẹp ngư trường”, ông Nhân nói.
Tàu dài hơn 15 m vẫn… không dám ra khơi
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoài Nam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị), cho biết hơn 100 con tàu tại địa phương này đang “vướng” quy định mới nói trên của Bộ NN-PTNT về hạn ngạch tàu dài trên dưới 15 m. Theo đó, tàu dài trên 15 m phải đánh bắt ở vùng khơi. “Trước đây, quy định về tàu gần bờ, xa bờ tính theo công suất của tàu, tàu có công suất trên 90 CV là tàu xa bờ, đánh bắt ngoài khơi; nhưng giờ quy định mới chỉ tính chiều dài của tàu cá mà không tính đến công suất nữa nên nảy sinh bất cập. Ví dụ có tàu công suất lớn nhưng chiều dài chưa đến 15 m, có tàu dài trên 15 m nhưng công suất rất nhỏ chỉ có thể khai thác thủy sản ở gần bờ”, ông Nam nói.
Theo ông Nam, nếu cứ chiếu theo nguyên tắc thì các tàu dài hơn 15 m phải đánh bắt ở vùng khơi, sẽ hết sức nguy hiểm vì nhiều tàu công suất thấp, không đảm bảo an toàn để đi xa bờ. Đáng nói, theo Nghị định 42 về xử phạt hành chính trong vấn đề khai thác thủy sản có hiệu lực từ ngày 5.7, tất cả các tàu hoạt động sai vùng, sai tuyến, sai nghề sẽ bị xử phạt hành chính. “Đây là bất cập. Chúng tôi kiến nghị Bộ NN-PTNT có hướng dẫn riêng cho các trường hợp cụ thể này. Nhiều ngư dân cũng đã có đơn xin chỉ khai thác ở vùng gần bờ, dù tàu của họ dài hơn 15 m. Và cũng không thể bắt họ ra khơi trong điều kiện tàu bè như vậy được”, ông Nam lưu ý.
Quy định cứng sẽ gây lãng phí
Còn tại tỉnh Bình Định, hàng trăm chủ tàu cá rất bất an, lo ngại sẽ bị xử lý về hành vi làm trái pháp luật hoặc cố ý làm trái các quy định của nhà nước khi luật Thủy sản 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2019 - quy định về cấp giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi.
Theo ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, toàn tỉnh hiện có 6.115 tàu cá có chiều dài từ 6 m trở lên được cấp hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản theo quy định. Tuy nhiên, việc cấp giấy phép khai thác thủy sản đối với tàu có công suất trên 90 CV nhưng chiều dài dưới 15 m đang gây khó khăn, bức xúc cho chủ tàu. Cụ thể, tỉnh Bình Định có 723 tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên nhưng có chiều dài dưới 15 m, trước đây được cấp giấy phép khai thác thủy sản hoạt động ở vùng khơi. Theo quy định của luật Thủy sản 2017 thì loại tàu này chỉ được cấp phép hoạt động khai thác thủy sản ở vùng lộng.
“Do các tàu này đang hoạt động các nghề ở vùng khơi như câu, vây, câu cá ngừ đại dương... nếu chuyển vào hoạt động ở vùng lộng sẽ không phù hợp và không có hiệu quả và rất lãng phí. Ngoài ra, các tàu này muốn chuyển đổi nghề hoặc chuyển đổi vùng khai thác cũng gặp khó khăn do không có hạn ngạch giấy phép khai thác nên đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, gây bức xúc cho ngư dân và ảnh hưởng đến sinh kế của hàng nghìn gia đình”, ông Hổ nói.
Ông Trần Ngọc Nhạn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phú Yên cho biết, tỉnh này hiện có 1.183 tàu trên 90 CV. Theo các quy định trước đây, tàu cá trên 90 CV được khai thác vùng khơi, đánh bắt xa bờ. Còn hiện nay, Phú Yên chỉ có 451 tàu cá “đủ thước” đánh bắt vùng khơi, còn lại 732 tàu cá “thiếu thước” phải từ vùng khơi trở về vùng lộng, ven bờ đánh bắt thủy sản. Tỉnh Phú Yên hiện đang đề nghị Bộ NN-PTNT cấp bổ sung hạn ngạch giấy phép đánh bắt vùng lộng cho 732 tàu cá “xuống hạng” này.
Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá P.6, TP.Tuy Hòa (Phú Yên), cho biết lâu nay tất cả tàu cá trên 90 CV đều được đánh bắt vùng khơi, với ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa, DK1... “Bà con đang rất hoang mang trước quy định “thước, tấc” này. Mỗi chiếc tàu trên 90 CV có vốn góp lớn, nuôi rất nhiều gia đình chủ tàu và đi bạn. Nay bà con lo thiếu đói nếu tàu chỉ đánh bắt quanh quẩn trong vùng lộng, cá tôm giá trị thấp lại khan hiếm. Đề nghị nhà nước cần có chính sách thấu đáo cho vấn đề này”, ông Thuẫn nói.
Ngư dân lo lắng
Tàu cá của ông Trần Nam (ở TP.Tuy Hòa, Phú Yên) có công suất trên 100 CV nhưng chiều dài đăng kiểm chỉ là 13,8 m, không đủ chuẩn đánh bắt xa bờ.
Ông Nam nói: “Lâu nay, tàu nhà tôi chỉ hành nghề đánh bắt cá ngừ đại dương. Với tàu quy mô dài 13,8 m, tôi cùng 10 ngư dân đi bạn làm ăn có lãi chia nhau. Nay nếu đánh bắt ven bờ, tàu chỉ cần 3 - 4 người, nguồn cá lại khan hiếm, nhiều anh em bạn sẽ bị thiếu việc, thiếu ăn. Tàu nhà tôi đang nằm bờ chờ tình hình triển khai quy định mới…”.
Ngư dân Nguyễn Văn Chí (trú xã Phước Đồng, TP.Nha Trang), cho biết tàu của ông dài 14,4 m, công suất 420 CV chuyên hành nghề đánh bắt cá ngừ đại dương. Theo quy định, tàu của ông hiện không được khai thác vùng khơi, gia đình ông hiện chưa biết phải xoay xở ra sao.
“Mong được cơ quan chức năng tháo gỡ những khó khăn, bổ sung thêm các tàu dưới 15 m nhưng công suất lớn được đánh bắt ở vùng khơi, hoặc được hỗ trợ khi chuyển đổi nghề phù hợp”, ông Chí nói.
Quy định tàu cá có chiều dài dưới 15 m không được ra vùng biển xa bờ, mà chỉ được phép khai thác trong phạm vi 60 hải lý đang khiến hàng ngàn tàu cá tại các tỉnh phải nằm bờ.
Hơn 1 tháng qua, tàu cá số hiệu ĐNa 90673 (công suất 420 CV) của ngư dân Nguyễn Em (65 tuổi, trú P.Nại Hiên Đông, Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) phải nằm bờ vì quy định mới của Bộ NN-PTNT không cho phép tàu dưới 15 m đánh bắt ở vùng khơi xa.
Quy định mới mà ông Em đề cập chính là 2 công văn của Bộ NN-PTNT, gồm: Văn bản số 1314/BNN-TCTS (ngày 27.2.2019) về việc báo cáo số lượng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 m trở lên; Công văn số 2030 ngày 25.3.2019 gửi các địa phương ven biển đề nghị thực hiện Công văn 1314. Trong các công văn này, Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương tạm dừng cấp văn bản chấp thuận cải hoán thay đổi kích thước tàu cá dưới 15 m thành tàu cá từ 15 m trở lên; thuê, mua tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên đối với tất cả các nghề từ ngày 25.3.2019 cho đến khi Bộ NN-PTNT có quyết định giao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
Tàu thiếu… 10 cm để vươn khơi
Ông Cao Văn Minh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá P.Nại Hiên Đông, cho biết hiện toàn phường có 72 tàu cá dài dưới 15 m. Trong đó, 32 tàu đã “nằm bờ”, 40 tàu còn lại có nguy cơ không thể tiếp tục hoạt động do chính sách mới gây khó khăn cho ngư dân. Theo ông Minh, Công văn số 1314 yêu cầu sẽ không cấp phép cho tàu dài dưới 15 m khai thác vùng biển xa bờ nên các tàu này chỉ được phép khai thác trong phạm vi 60 hải lý.
“Công suất các tàu từ đánh bắt xa bờ chuyển qua khai thác vùng lộng không đạt hiệu quả, đã gây khó khăn cho ngư dân trong bảo đảm sản lượng khai thác thủy sản. Việc khai thác ở vùng gần bờ vốn đã cạn kiệt nguồn hải sản, nếu để tàu dưới 15 m vào khai thác thì sẽ dẫn đến việc hủy diệt tận gốc nguồn lợi hải sản”, ông Minh phân tích.
Bà con đang rất hoang mang trước quy định “thước, tấc” này. Mỗi chiếc tàu trên 90 CV có vốn góp lớn, nuôi rất nhiều gia đình chủ tàu và đi bạn. Nay bà con lo thiếu đói nếu tàu chỉ đánh bắt quanh quẩn trong vùng lộng, cá tôm giá trị thấp lại khan hiếm
Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá P.6, TP.Tuy Hòa
Ông Minh cho rằng, 2 công văn này không phù hợp với thực tế nghề cá. Bởi kết cấu tàu 14 m đến tàu 15 m thì độ dày “khung xương” và be tàu đều giống nhau, sức chịu đựng sóng gió, sự an toàn khi ra khơi cũng tương tự. Như vậy, cho phép tàu 15 m được đánh bắt vùng khơi còn tàu dưới 15 m chỉ được khai thác ở vùng lộng là không hợp lý…
Ngư dân Nguyễn Văn Minh (46 tuổi, chủ tàu ĐNa 90951, công suất 400 CV) ngao ngán: “Trên giấy tờ, tàu cá của tôi dài 14,9 m, tức thiếu 10 cm nữa là có thể đánh bắt ở vùng khơi. Nhưng giờ không thể cải hoán, cũng không bán mua gì được, tôi chẳng biết phải làm sao”.
Bình Thuận là một trong 3 ngư trường lớn nhất cả nước, có 192 km bờ biển. Hiện tổng số lượng tàu thuyền của tỉnh là hơn 7.000 chiếc. Ông Bùi Thế Nhân, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), cho rằng theo quy định mới, tàu có đủ chiều dài 15 m mới được đánh bắt xa bờ gây “vướng” cho ngư dân đảo Phú Quý.
“Tàu của bà con Phú Quý trước giờ vươn khơi xa, không chỉ đánh bắt hải sản mà còn có nhiệm vụ canh giữ chủ quyền trên biển. Theo quy định mới này thì sẽ có hàng trăm tàu cá không được ra khơi, chỉ quanh quẩn ven bờ (12 - 24 hải lý). Việc này tác động trực tiếp đến hoạt động đánh bắt của ngư dân do bị bó hẹp ngư trường”, ông Nhân nói.
Tàu dài hơn 15 m vẫn… không dám ra khơi
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoài Nam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị), cho biết hơn 100 con tàu tại địa phương này đang “vướng” quy định mới nói trên của Bộ NN-PTNT về hạn ngạch tàu dài trên dưới 15 m. Theo đó, tàu dài trên 15 m phải đánh bắt ở vùng khơi. “Trước đây, quy định về tàu gần bờ, xa bờ tính theo công suất của tàu, tàu có công suất trên 90 CV là tàu xa bờ, đánh bắt ngoài khơi; nhưng giờ quy định mới chỉ tính chiều dài của tàu cá mà không tính đến công suất nữa nên nảy sinh bất cập. Ví dụ có tàu công suất lớn nhưng chiều dài chưa đến 15 m, có tàu dài trên 15 m nhưng công suất rất nhỏ chỉ có thể khai thác thủy sản ở gần bờ”, ông Nam nói.
Theo ông Nam, nếu cứ chiếu theo nguyên tắc thì các tàu dài hơn 15 m phải đánh bắt ở vùng khơi, sẽ hết sức nguy hiểm vì nhiều tàu công suất thấp, không đảm bảo an toàn để đi xa bờ. Đáng nói, theo Nghị định 42 về xử phạt hành chính trong vấn đề khai thác thủy sản có hiệu lực từ ngày 5.7, tất cả các tàu hoạt động sai vùng, sai tuyến, sai nghề sẽ bị xử phạt hành chính. “Đây là bất cập. Chúng tôi kiến nghị Bộ NN-PTNT có hướng dẫn riêng cho các trường hợp cụ thể này. Nhiều ngư dân cũng đã có đơn xin chỉ khai thác ở vùng gần bờ, dù tàu của họ dài hơn 15 m. Và cũng không thể bắt họ ra khơi trong điều kiện tàu bè như vậy được”, ông Nam lưu ý.
Quy định cứng sẽ gây lãng phí
Còn tại tỉnh Bình Định, hàng trăm chủ tàu cá rất bất an, lo ngại sẽ bị xử lý về hành vi làm trái pháp luật hoặc cố ý làm trái các quy định của nhà nước khi luật Thủy sản 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2019 - quy định về cấp giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi.
Theo ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, toàn tỉnh hiện có 6.115 tàu cá có chiều dài từ 6 m trở lên được cấp hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản theo quy định. Tuy nhiên, việc cấp giấy phép khai thác thủy sản đối với tàu có công suất trên 90 CV nhưng chiều dài dưới 15 m đang gây khó khăn, bức xúc cho chủ tàu. Cụ thể, tỉnh Bình Định có 723 tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên nhưng có chiều dài dưới 15 m, trước đây được cấp giấy phép khai thác thủy sản hoạt động ở vùng khơi. Theo quy định của luật Thủy sản 2017 thì loại tàu này chỉ được cấp phép hoạt động khai thác thủy sản ở vùng lộng.
“Do các tàu này đang hoạt động các nghề ở vùng khơi như câu, vây, câu cá ngừ đại dương... nếu chuyển vào hoạt động ở vùng lộng sẽ không phù hợp và không có hiệu quả và rất lãng phí. Ngoài ra, các tàu này muốn chuyển đổi nghề hoặc chuyển đổi vùng khai thác cũng gặp khó khăn do không có hạn ngạch giấy phép khai thác nên đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, gây bức xúc cho ngư dân và ảnh hưởng đến sinh kế của hàng nghìn gia đình”, ông Hổ nói.
Ông Trần Ngọc Nhạn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phú Yên cho biết, tỉnh này hiện có 1.183 tàu trên 90 CV. Theo các quy định trước đây, tàu cá trên 90 CV được khai thác vùng khơi, đánh bắt xa bờ. Còn hiện nay, Phú Yên chỉ có 451 tàu cá “đủ thước” đánh bắt vùng khơi, còn lại 732 tàu cá “thiếu thước” phải từ vùng khơi trở về vùng lộng, ven bờ đánh bắt thủy sản. Tỉnh Phú Yên hiện đang đề nghị Bộ NN-PTNT cấp bổ sung hạn ngạch giấy phép đánh bắt vùng lộng cho 732 tàu cá “xuống hạng” này.
Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá P.6, TP.Tuy Hòa (Phú Yên), cho biết lâu nay tất cả tàu cá trên 90 CV đều được đánh bắt vùng khơi, với ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa, DK1... “Bà con đang rất hoang mang trước quy định “thước, tấc” này. Mỗi chiếc tàu trên 90 CV có vốn góp lớn, nuôi rất nhiều gia đình chủ tàu và đi bạn. Nay bà con lo thiếu đói nếu tàu chỉ đánh bắt quanh quẩn trong vùng lộng, cá tôm giá trị thấp lại khan hiếm. Đề nghị nhà nước cần có chính sách thấu đáo cho vấn đề này”, ông Thuẫn nói.
Ngư dân lo lắng
Tàu cá của ông Trần Nam (ở TP.Tuy Hòa, Phú Yên) có công suất trên 100 CV nhưng chiều dài đăng kiểm chỉ là 13,8 m, không đủ chuẩn đánh bắt xa bờ.
Ông Nam nói: “Lâu nay, tàu nhà tôi chỉ hành nghề đánh bắt cá ngừ đại dương. Với tàu quy mô dài 13,8 m, tôi cùng 10 ngư dân đi bạn làm ăn có lãi chia nhau. Nay nếu đánh bắt ven bờ, tàu chỉ cần 3 - 4 người, nguồn cá lại khan hiếm, nhiều anh em bạn sẽ bị thiếu việc, thiếu ăn. Tàu nhà tôi đang nằm bờ chờ tình hình triển khai quy định mới…”.
Ngư dân Nguyễn Văn Chí (trú xã Phước Đồng, TP.Nha Trang), cho biết tàu của ông dài 14,4 m, công suất 420 CV chuyên hành nghề đánh bắt cá ngừ đại dương. Theo quy định, tàu của ông hiện không được khai thác vùng khơi, gia đình ông hiện chưa biết phải xoay xở ra sao.
“Mong được cơ quan chức năng tháo gỡ những khó khăn, bổ sung thêm các tàu dưới 15 m nhưng công suất lớn được đánh bắt ở vùng khơi, hoặc được hỗ trợ khi chuyển đổi nghề phù hợp”, ông Chí nói.
Không có nhận xét nào