Chính phủ Anh đang chuẩn bị các
biện pháp trừng phạt Iran sau khi quân đội nước này bắt giữ và tịch biên
tầu chở dầu Stena Impero của Anh. Ngoại trưởng Jeremy Hunt có thể sẽ
thông báo những biện pháp trên vào hôm nay, 21/07/2019.
Theo trang The Telegraph, phía Anh có thể đưa ra những biện pháp riêng để trừng phạt về kinh tế và ngoại giao Iran. Ngoài ra, Luân Đôn còn có thể yêu cầu Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Âu áp dụng trở lại những biện pháp trừng phạt từng được gỡ bỏ trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân 2015.
Trong bức thư gửi Hội Đồng Bảo An và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm 20/07, mà Reuters có được, phái đoàn Anh lên án « sự can thiệp bất hợp pháp » của Iran. Vì khi bị Iran bắt, tầu dầu của Anh đang ở vùng biển của Oman và như vậy, con tầu đó đang thực hiện « quyền được quá cảnh sang eo biển quốc tế như được quy định trong khuôn khổ luật quốc tế ». Tuy nhiên, bức thư khẳng định Anh Quốc « không tìm cách đối đầu với Iran ».
Mỹ cáo buộc Iran « leo thang bạo lực »
Ngay sau khi bắt giữ tầu Stena Impero, trên mạng Twitter, ngoại trưởng Iran viết rằng Anh nên ngừng hỗ trợ cho chích sách khủng bố kinh tế của Mỹ. Ngay lập tức, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ lên án Teheran « leo thang bạo lực ».
Từ Houston, thông tín viên RFI Thomas Harms giải thích :
« Sự kiện tầu chở dầu của Anh bị Iran bắt thứ Sáu 19/07 xảy ra sau khi tổng thống Donald Trump thông báo một tầu chiến của Mỹ đã bắn hạ một máy bay không người lái của Iran.
Một loạt sự kiện nối tiếp xảy ra mà theo bình luận của tổng thống Mỹ trước báo giới tại Nhà Trắng hôm 20/07 càng chứng minh cho những gì ông nói về Iran, rằng quốc gia này chỉ mang lại rắc rối và chỉ toàn rắc rối mà thôi.
Ông Donald Trump từ chối bình luận về việc tầu dầu của Anh bị bắt, liệu chính quyền Teheran đã vượt lằn ranh đỏ hay chưa. Ông chỉ nói thêm rằng Hoa Kỳ có một thỏa thuận an ninh với Anh Quốc. Trong khi đó, hôm qua (20/07), Luân Đôn đã đe dọa Iran về những hậu quả nghiêm trọng.
Về phần mình, bộ chỉ huy trung ương quân đội Hoa Kỳ (CENTCOM, phụ trách Trung Đông, Trung Á và Nam Á) cho biết đang triển khai các biện pháp hàng hải quốc tế để bảo đảm an ninh cho các tuyến đường thủy ở Trung Đông.
Lo ngại về rủi ro đánh giá nhầm dẫn tới một cuộc xung đột ngoài ý muốn, nên bộ Quốc Phòng Mỹ muốn thúc đẩy ổn định và góp phần làm giảm căng thẳng để tầu thuyền có thể tiếp tục qua lại an toàn ở eo biển Ormuz ».
Chiếc tàu dầu Stena Impero của Anh bị Iran tịch thu.JAN VERHOOG / AFP / MARINETRAFFIC.COM |
Theo trang The Telegraph, phía Anh có thể đưa ra những biện pháp riêng để trừng phạt về kinh tế và ngoại giao Iran. Ngoài ra, Luân Đôn còn có thể yêu cầu Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Âu áp dụng trở lại những biện pháp trừng phạt từng được gỡ bỏ trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân 2015.
Trong bức thư gửi Hội Đồng Bảo An và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm 20/07, mà Reuters có được, phái đoàn Anh lên án « sự can thiệp bất hợp pháp » của Iran. Vì khi bị Iran bắt, tầu dầu của Anh đang ở vùng biển của Oman và như vậy, con tầu đó đang thực hiện « quyền được quá cảnh sang eo biển quốc tế như được quy định trong khuôn khổ luật quốc tế ». Tuy nhiên, bức thư khẳng định Anh Quốc « không tìm cách đối đầu với Iran ».
Mỹ cáo buộc Iran « leo thang bạo lực »
Ngay sau khi bắt giữ tầu Stena Impero, trên mạng Twitter, ngoại trưởng Iran viết rằng Anh nên ngừng hỗ trợ cho chích sách khủng bố kinh tế của Mỹ. Ngay lập tức, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ lên án Teheran « leo thang bạo lực ».
Từ Houston, thông tín viên RFI Thomas Harms giải thích :
« Sự kiện tầu chở dầu của Anh bị Iran bắt thứ Sáu 19/07 xảy ra sau khi tổng thống Donald Trump thông báo một tầu chiến của Mỹ đã bắn hạ một máy bay không người lái của Iran.
Một loạt sự kiện nối tiếp xảy ra mà theo bình luận của tổng thống Mỹ trước báo giới tại Nhà Trắng hôm 20/07 càng chứng minh cho những gì ông nói về Iran, rằng quốc gia này chỉ mang lại rắc rối và chỉ toàn rắc rối mà thôi.
Ông Donald Trump từ chối bình luận về việc tầu dầu của Anh bị bắt, liệu chính quyền Teheran đã vượt lằn ranh đỏ hay chưa. Ông chỉ nói thêm rằng Hoa Kỳ có một thỏa thuận an ninh với Anh Quốc. Trong khi đó, hôm qua (20/07), Luân Đôn đã đe dọa Iran về những hậu quả nghiêm trọng.
Về phần mình, bộ chỉ huy trung ương quân đội Hoa Kỳ (CENTCOM, phụ trách Trung Đông, Trung Á và Nam Á) cho biết đang triển khai các biện pháp hàng hải quốc tế để bảo đảm an ninh cho các tuyến đường thủy ở Trung Đông.
Lo ngại về rủi ro đánh giá nhầm dẫn tới một cuộc xung đột ngoài ý muốn, nên bộ Quốc Phòng Mỹ muốn thúc đẩy ổn định và góp phần làm giảm căng thẳng để tầu thuyền có thể tiếp tục qua lại an toàn ở eo biển Ormuz ».
Không có nhận xét nào