Chỉ dấu mới nhất về khả năng trục Lê
Tấn Hùng - Lê Thanh Hải sẽ vào chung ‘lò’ với nhau là cuộc họp của Ban
Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương vào những ngày cuối tháng 7
năm 2019: Nguyễn Phú Trọng, có vẻ đã thoát hẳn khỏi cơn bạo bệnh, một
lần nữa tái xuất cùng chỉ đạo đưa vụ Sagri - Lê Tấn Hùng vào diện theo
dõi của ban chỉ đạo này.
Không
phải là quan chức cao cấp, không giữ ghế ủy viên trung ương hay thường
vụ thành ủy, thậm chí không phải là thành ủy viên, việc Lê Tấn Hùng bị
đưa vào diện theo dõi trên là bất thường.
Mặt
khác, số tiền mà lê Tấn Hùng ‘ăn’ từ vụ chi khống 13,3 tỷ đồng khi ông
ta còn là Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, và có thể gộp
cả những vụ ‘ăn’ khác liên quan đến đất vàng, có thể không phải là quá
ghê gớm như một số vụ đại án kinh tế mà số tiền thất thoát và tham nhũng
tính từ ngàn tỷ trở lên. Tuy nhiên, Lê Tấn Hùng và vụ Sagri vẫn vào
diễn theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương, có
nghĩa đang và sẽ trở thành đại án.
Những
sự bất thường trên cũng logic với một hiện tượng bất thường khác khi Lê
Tấn Hùng vào lúc bị bắt khẩn cấp đã không ‘được’ ở trong trại tạm giam
trên địa bàn TP.HCM do chính quyền và công an TP.HCM quản lý, mà bị di
lý ra Hà Nội dưới quyền giám sát của Bộ Công an. Những bất thường này
cho thấy vụ Lê Tấn Hùng - Sagri có thể không thuần túy là án kinh tế mà
còn có thể đan xen yếu tố ‘an ninh quốc gia’ và chính trị.
Vậy
yếu tố nào có thể là ‘an ninh quốc gia’ và chính trị? Phải chăng có
liên quan đến anh ruột của Lê Tấn Hùng là Lê Thanh Hải - quan chức đã
cầm giữ ghế chủ tịch TP.HCM và bí thư thành ủy thành phố này trong suốt
15 năm?
Không
chỉ bị xem là tội đồ chính trong vụ ‘ăn đất’ khổng lồ ở Thủ Thiêm, Lê
Thanh Hải còn là quan chức có đầu dây mối nhợ với không ít doanh nghiệp
người Hoa, mà tiêu biểu là tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan,
liên quan và dắt dây đến nhiều khu đất vàng ở Sài Gòn mà Vạn Thịnh phát
được độc quyền hưởng trọn - chính là những chứng cứ mà có thể trong một
ngày không xa, Lê Thanh Hải sẽ phải cứng họng trước những đồng chí -
quan tòa của ông ta.
Nhưng
mối quan hệ của Lê Thanh Hải với Hoa kiều không chỉ dừng ở hoạt động
thương mại và ‘lại quả’, mà còn lan sang cả chính trị.
Vào
khoảng thời gian Lê Thanh Hải còn là chủ tịch TP.HCM, mối quan hệ có vẻ
thân thiết đặc biệt giữa ông ta và Chu Vĩnh Khang - Bộ trưởng công an
Trung Quốc - hẳn phải khiến nhiều người chú ý và nghi vấn. Trong một số
lần sang thăm Việt Nam, Chu Vĩnh Khang đã bay vào Sài Gòn và gặp Lê
Thanh Hải. Một dấu hỏi rất lớn cần dược làm rõ: liệu những cuộc gặp gỡ
tay đôi giữa Chu Vĩnh Khang và Lê Thanh Hải có dẫn đến tình trạng rò rỉ
thông tin nội bộ và tài liệu mật của chính thể Việt Nam mà Bộ Công an
Việt Nam thỉnh thoảng phải há miệng cảnh báo?
Trong
khi dấu hỏi trên chưa được làm rõ, điều rõ ràng hơn cả là Lê Thanh Hải
không thể ‘ngậm miệng ăn tiền’. Trong thời gian tới, nếu Lê Thanh Hải và
những đồng sự cấp dưới thời ông ta còn làm chủ tịch thanh phố và bí thư
thành ủy TP.HCM không thể khắc phục được hậu quả, nghĩa là chính quyền
TP.HCM không thể tìm được 26.300 tỷ đồng để hoàn trả lại ngân sách trung
ương theo kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ đã công bố như một
tối hậu thư vào tháng 6 năm 2019, Lê Thanh Hải sẽ khó có cơ may thoát
khỏi án tù như Đinh La Thăng.
(VNTB)
Không có nhận xét nào