Hãy chờ xem vào lần này, khi bị ‘đồng
chí tốt’, hay còn gọi là ‘bạn vàng’ và cũng là ‘đối tác chiến lược toàn
diện lớn nhất’ hung hãn bắt nạt ở Bãi Tư Chính - khu vực ‘thuộc chủ
quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’, giới chóp bu Hà Nội có một lần
nữa phải chạy sang Washington để cầu cứu sự hỗ trợ của Hạm đội Thái Bình
Dương, hay vẫn cố níu kéo mối quan hệ ‘bốn tốt’ để sẽ bị thêm nhiều lần
bị bắt nạt nữa?
Từ
tháng 7 năm 2017, ‘cầu cứu Mỹ’ đã trở thành một triết lý sống còn và
cũng là logic không có thì chết của chính thể Việt Nam. Chính thể này,
trong khi khư khư ôm trọn quyền hành ‘đã có đảng và nhà nước lo’ để
không những không chấp nhận tinh thần yêu nước và biểu thị phản đối
Trung Quốc của người dân Việt, mà còn cho công an lao vào đoàn người
biểu tình - hệt cảnh bầy cho dữ lao vào cắn xé những con mồi của chúng,
thì chỉ còn nhìn thấy ở Mỹ như một cứu cánh duy nhất, trong khi cả Nga
và hàn chục ‘đối tác chiến lược toàn diện’ khác đều thản nhiên quay lưng
trước cơn nguy khốn nguy cơ chiến tranh Việt - Trung.
Tháng
7 năm 2017, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã liên tiếp bị ‘bạn vàng’
Trung Quốc gây sức ép cả về chiến thuật ‘ngoại giao tàu cá’ lẫn tàu hải
giám và tàu quân sự vây bọc khu vực mỏ Cá Rồng Đỏ ở Bãi Tư Chính phía
đông nam Việt Nam - một chiến dịch mà Bắc Kinh đã quá thành công trong
việc ‘hù’ Việt Nam, khiến công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha (liên
doanh với Việt Nam) phải cuốn cờ tháo chạy khỏi mỏ dầu khí này.
Khi
đó, tình cảnh của Bộ Chính trị Việt Nam thật chẳng khác gì ‘mỡ treo
miệng mèo’: ngay cả dầu khí trong vùng biển được xem là ‘chủ quyền không
thể tranh cãi của Việt Nam’ cũng không làm cách nào ‘ăn’ được.
Ngay
sau đó, ‘tập thể Bộ Chính trị’ - hạt nhân mà đã câm nín suốt từ vụ giàn
khoan Hải Dương 981 vào năm 2014, đã phải cử Bộ trưởng quốc phòng Việt
Nam Ngô Xuân Lịch gấp rút đi Mỹ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis.
Kết quả sau đó là đến tháng Ba năm 2018 đã hiện ra một hình ảnh chưa
từng có tiền lệ kể từ thời điểm 1975: một hàng không mẫu hạm của Mỹ là
USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng - vùng biển mà 5 năm trước lần đầu tiên
đã có 3 tàu chiến của Mỹ cập bến để ‘giao lưu hải quân’ với phía Việt
Nam.
Tháng 7 năm 2018, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã phải gấp rút đi Mỹ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis.
Nhưng
hệ lụy sau đó đối với Việt Nam là không thể rõ ràng và chán ngán hơn:
ngay sau khi hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson rút về nước và công ty
Repsol của Tây Ban Nha cùng đối tác của nó ở Việt Nam một lần nữa thử
khai thác dầu khí ở mỏ Cá Rồng Đỏ, nỗi nhục Bãi Tư Chính lại nổ ra lần
thứ hai và phủ đầy khắp bộ mặt chính thể Việt Nam: tháng 3 năm 2018, một
lần nữa Repsol phải tháo chạy khỏi mỏ dầu khí này sau khi Trung Quốc
lại ra tay dọa dẫm. Và đó là lần mà Repsol có vẻ ‘một đi không trở lại’.
Còn ‘bản lĩnh Việt Nam’ đã chỉ hiển hiện đến mức cúi đầu chấp nhận bồi
thường cho Repsol hơn 200 triệu USD chi phí ban đầu (có ước tính cho
biết con số này còn cao hơn, có thể lên đến hơn 300 triệu USD), nhưng đã
không thể, và trong thực tế là còn lâu mới dám hó hé trước sức ép ngày
càng thô bạo của Trung Quốc.
Trong
suốt thời gian trên, giới chóp bu Việt Nam còn bị hành hạ không ngớt
bởi cái bóng của Vương Nghị - ngoại trưởng Trung Quốc với gương mặt lạnh
như tiền - và lời đề nghị như thể chiếu chỉ của họ Vương về ‘Trung Quốc
và Việt Nam cùng hợp tác khai thác dầu khí trên biển’. Nếu chấp nhận đề
nghị này, giới chóp bu Việt Nam đương nhiên phải mời kẻ cướp vào nhà
mình và tự nguyện dâng hiến tài sản cho y.
Chưa bao giờ ‘bản lĩnh Việt Nam’ bị thách thức và đe dọa đến thế: tiền nằm ngay trong túi mà không làm sao lấy ra được.
Thế
nhưng sự thể tồi tệ là não trạng đu dây chính trị vẫn bị nén chặt trong
những cái đầu bí bách và bế tắc. Từ năm 2017 đến nay đã chẳng có bước
tiến đáng kể nào trong mối quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ, trong
khi vấn đề sự hiện diện của hải quân và không quân Hoa Kỳ tại quân cảng
Cam Ranh lẽ ra đã phải được ưu tiên số một.
Rốt
cuộc, những chuyên gia tâm lý chiến Bắc Kinh đã một lần nữa nắm thóp
được tâm lý sợ hãi đến mức ‘đái ra quần’ của giới chóp bu Việt Nam. Vụ
Trung Quốc cho tàu thăm dò địa chất HD-8 xâm nhập vào khu vực bãi Tư
Chính vào tháng 7 năm 2019 chỉ là bước thăm dò ‘bản lĩnh Việt Nam’ thêm
một lần nữa, để nếu Hà Nội vẫn không có nổi một động tác ngả mạnh về Mỹ
thì Bắc Kinh sẽ tiếp tục những đòn gây hấn mới hơn và khó chịu hơn
nhiều, với hai mục tiêu song hành: vừa buộc Việt Nam phải chia bôi nguồn
dầu khí khai thác được ở Bãi Tư Chính, vừa chặn lối chuyến đi Mỹ sắp
tới của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng.
(VNTB)
Không có nhận xét nào