Đặc phái viên Trung Quốc “gia nhập” Twitter trước vòng đàm phán tiếp theo với ông Trump
Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ và đại sứ quán của Bắc Kinh tại Washington đã tham gia vào mạng xã hội Twitter, tạo một sự hiện diện mới trên nền tảng truyền thông xã hội yêu thích của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, trước một vòng đàm phán thương mại mới. Trong khi Trung Quốc ngăn chặn Twitter với những kiểm duyệt chặt chẽ, từ lâu nhiều cơ quan truyền thông nhà nước và các nhà ngoại giao đã duy trì các tài khoản nhằm giúp thúc đẩy các chương trình nghị sự ở nước ngoài, theo Bloomberg.
Trường hợp của Đại sứ Cui Tiankai, người có trách nhiệm đại diện cho lợi ích của Trung Quốc tại Washington được xem như là một ngoại lệ khi ông Cui gia nhập mạng xã hội mà Tổng thống Trump thường xuyên sử dụng.
Hồng Kông quyết chống “trò chơi chữ” của Trưởng Đặc khu
Các nhà hoạt động, các nhà dân chủ và đại diện sinh viên Hồng Kông đã nhất trí từ chối nỗ lực nhượng bộ của Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga.
Trong hôm thứ Ba, bà Lâm đưa ra tuyên bố: “Dự luật đã chết” (Nguyên văn: The bill is dead), “Người dân không cần phải lo lắng rằng chúng ta phải thảo luận về dự luật này một lần nữa trong nhiệm kỳ lập pháp này”.
“Chúng tôi không thể tìm thấy từ “chết” (dead) nào trong luật ở Hồng Kông, hoặc bất kỳ thủ tục tố tụng nào ở Hội đồng Lập pháp”, phó triệu tập của nhóm CHRF, Bonnie Leung, nói.
Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ và đại sứ quán của Bắc Kinh tại Washington đã tham gia vào mạng xã hội Twitter, tạo một sự hiện diện mới trên nền tảng truyền thông xã hội yêu thích của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, trước một vòng đàm phán thương mại mới. Trong khi Trung Quốc ngăn chặn Twitter với những kiểm duyệt chặt chẽ, từ lâu nhiều cơ quan truyền thông nhà nước và các nhà ngoại giao đã duy trì các tài khoản nhằm giúp thúc đẩy các chương trình nghị sự ở nước ngoài, theo Bloomberg.
Trường hợp của Đại sứ Cui Tiankai, người có trách nhiệm đại diện cho lợi ích của Trung Quốc tại Washington được xem như là một ngoại lệ khi ông Cui gia nhập mạng xã hội mà Tổng thống Trump thường xuyên sử dụng.
Hồng Kông quyết chống “trò chơi chữ” của Trưởng Đặc khu
Các nhà hoạt động, các nhà dân chủ và đại diện sinh viên Hồng Kông đã nhất trí từ chối nỗ lực nhượng bộ của Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga.
Trong hôm thứ Ba, bà Lâm đưa ra tuyên bố: “Dự luật đã chết” (Nguyên văn: The bill is dead), “Người dân không cần phải lo lắng rằng chúng ta phải thảo luận về dự luật này một lần nữa trong nhiệm kỳ lập pháp này”.
“Chúng tôi không thể tìm thấy từ “chết” (dead) nào trong luật ở Hồng Kông, hoặc bất kỳ thủ tục tố tụng nào ở Hội đồng Lập pháp”, phó triệu tập của nhóm CHRF, Bonnie Leung, nói.
Các nhà hoạt động chỉ trích bà Lâm vì cách lựa chọn từ ngữ của bà Lâm, họ nói tuyên bố của bà – dự luật dẫn độ đã “chết” – chỉ là một cử chỉ khoa trương chứ không có gì mới. Nhóm chính trị Demosisto ra tuyên bố, yêu cầu bà Lâm “thông báo rõ ràng” việc “rút hoàn toàn” Dự luật để ngăn chặn khả năng về “một trò chơi chữ” nhằm cho dự luật này tồn tại.
Thụy Điển từ chối không dẫn độ cựu quan chức Trung Quốc về Bắc Kinh
Thụy Điển đã quyết định không dẫn độ một cựu quan chức Trung Quốc bị Bắc Kinh truy nã vì nghi ngờ biển thủ hàng triệu đô la, do có nguy cơ ông này sẽ phải đối mặt với sự đàn áp, tòa án Thụy Điển cho biết vào hôm thứ Ba, theo Reuters.
Tòa án tối cao Thụy Điển nói, họ tin rằng ông Qiao có thể bị bức hại và bị đối xử vi phạm Công ước châu Âu vì những hoạt động chính trị của ông. Trung Quốc đã yêu cầu Thụy Điển dẫn độ ông Qiao Jianjun, người cũng mang tên Feng Li, vì nghi ngờ lạm dụng tín nhiệm và gian lận liên quan đến việc biển thủ một khoản tương đương 11 triệu đô la.
Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại họ muốn Thụy Điển gửi trả ông Qiao về Trung Quốc.
Nhân viên Huawei có mối quan hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc
Huawei sẽ phải đối mặt với sự giám sát kỹ lưỡng, bởi các báo cáo mới đây cho biết, từ trước tới nay, công ty này có liên kết với lực lượng quân đội của đất nước. Công ty phủ nhận những cáo buộc này. Nhưng báo cáo mới dự kiến sẽ tái củng cố lập trường của Hoa Kỳ chống lại Huawei, theo Nikkei.
Trước đó, Tổng thống Trump đã đưa ra dấu hiệu rằng Washington về cơ bản có thể giảm bớt các hạn chế thương mại đối với Huawei sau hội nghị với Chủ tịch Trung Quốc hồi tháng trước.
Christopher Balding, phó Giáo sư tại Đại học Fulbright Việt Nam, đã mô tả trong một nghiên cứu mới, nói rằng trong số các nhân viên Huawei, có người có mối quan hệ rõ ràng với nhà nước và quân đội Trung Quốc cũng như cơ quan tình báo.
Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt 176 nhân viên quân sự với cáo buộc liên quan tới vụ đảo chính năm 2016
Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh bắt giữ 176 nhân viên quân sự liên quan hoặc có các kết nối đáng ngờ với mạng lưới mà Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng đứng phía sau một cuộc đảo chính 3 năm về trước, văn phòng công tố trưởng Istanbul nói trong một tuyên bố đưa ra vào hôm thứ Ba, theo Reuters.
Trong số những người đối mặt bị bắt giữ có 1 đại tá, 2 trung tá, 5 thiếu tá, 7 thuyền trưởng và 100 trung úy. Đây là một chiến dịch của chính quyền nhắm vào các lực lượng quân đội, không quân và hải quân. Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen đã chủ mưu vụ lật đổ thất bại vào ngày 15/7/2016, tuy nhiên, vị này phủ nhận mọi cáo buộc có liên quan.
Thụy Điển từ chối không dẫn độ cựu quan chức Trung Quốc về Bắc Kinh
Thụy Điển đã quyết định không dẫn độ một cựu quan chức Trung Quốc bị Bắc Kinh truy nã vì nghi ngờ biển thủ hàng triệu đô la, do có nguy cơ ông này sẽ phải đối mặt với sự đàn áp, tòa án Thụy Điển cho biết vào hôm thứ Ba, theo Reuters.
Tòa án tối cao Thụy Điển nói, họ tin rằng ông Qiao có thể bị bức hại và bị đối xử vi phạm Công ước châu Âu vì những hoạt động chính trị của ông. Trung Quốc đã yêu cầu Thụy Điển dẫn độ ông Qiao Jianjun, người cũng mang tên Feng Li, vì nghi ngờ lạm dụng tín nhiệm và gian lận liên quan đến việc biển thủ một khoản tương đương 11 triệu đô la.
Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại họ muốn Thụy Điển gửi trả ông Qiao về Trung Quốc.
Nhân viên Huawei có mối quan hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc
Huawei sẽ phải đối mặt với sự giám sát kỹ lưỡng, bởi các báo cáo mới đây cho biết, từ trước tới nay, công ty này có liên kết với lực lượng quân đội của đất nước. Công ty phủ nhận những cáo buộc này. Nhưng báo cáo mới dự kiến sẽ tái củng cố lập trường của Hoa Kỳ chống lại Huawei, theo Nikkei.
Trước đó, Tổng thống Trump đã đưa ra dấu hiệu rằng Washington về cơ bản có thể giảm bớt các hạn chế thương mại đối với Huawei sau hội nghị với Chủ tịch Trung Quốc hồi tháng trước.
Christopher Balding, phó Giáo sư tại Đại học Fulbright Việt Nam, đã mô tả trong một nghiên cứu mới, nói rằng trong số các nhân viên Huawei, có người có mối quan hệ rõ ràng với nhà nước và quân đội Trung Quốc cũng như cơ quan tình báo.
Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt 176 nhân viên quân sự với cáo buộc liên quan tới vụ đảo chính năm 2016
Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh bắt giữ 176 nhân viên quân sự liên quan hoặc có các kết nối đáng ngờ với mạng lưới mà Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng đứng phía sau một cuộc đảo chính 3 năm về trước, văn phòng công tố trưởng Istanbul nói trong một tuyên bố đưa ra vào hôm thứ Ba, theo Reuters.
Trong số những người đối mặt bị bắt giữ có 1 đại tá, 2 trung tá, 5 thiếu tá, 7 thuyền trưởng và 100 trung úy. Đây là một chiến dịch của chính quyền nhắm vào các lực lượng quân đội, không quân và hải quân. Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen đã chủ mưu vụ lật đổ thất bại vào ngày 15/7/2016, tuy nhiên, vị này phủ nhận mọi cáo buộc có liên quan.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào