Bắc Đới Hà xưa nay vẫn luôn là nơi
nghỉ mát của cao lãnh đạo cấp cao nghỉ hưu và đương nhiệm của ĐCSTQ, mặc
dù nơi đây ánh nắng tươi sáng và gió biển mát mẻ, nhưng nó lại là nơi
tranh giành đấu đá lẫn nhau. Hiện tại, sau khi chính thức công khai
thông tin duy trì ổn định, Bắc Đới Hà được coi là nơi ẩn chứa 4 quan ải
khó khó khăn bao vây ông Tập Cận Bình.
Tập Cận Bình (Ảnh cắt từ video của CCTV) |
Tổng
hợp thông tin từ truyền thông đưa tin, phía cảnh sát địa phương thông
báo, từ ngày 13/7 – 18/8, quận Bắc Đới Hà thành phố Tần Hoàng Đảo tỉnh
Hà Bắc, đã ban hành lệnh cấm bay và quản chế giao thông. Ngày 8-9/7, Bí
thư tỉnh uỷ Hà Bắc Vương Đông Phong đã dẫn theo một nhóm quan chức đến
Bắc Đới Hà thị sát, yêu cầu “ổn định an ninh, đảm bảo không để xảy ra
bất cứ sơ xuất nào”.
Lãnh
đạo Trung Nam Hải liệu đã đến Bắc Đới Hà hay chưa, nguyên lão nghỉ hưu
của ĐCSTQ năm nay có đến hay không, có hay không Hội nghị Bắc Đới Hà?
Ngày 13/7, một nhân sĩ nắm rõ tình hình tiết lộ với Đài Á châu Tự do
rằng, quan chức cấp cao đã về hưu của ĐCSTQ sẽ đem theo gia quyến và cận
vệ đến Bắc Đới Hà vào cuối tháng 7 này. Tuy nhiên, Bắc Đới Hà xưa nay
vẫn hư hư thực thực, nên đều rất khó đoán trước.
Hội
nghị này có mở hay không, bắt đầu và kết thúc vào thời điểm nào, đều
không có bất cứ thông báo nào. Nội dung trong hội nghị, phần lớn đều dựa
vào những rò rỉ từ truyền thông của ĐCSTQ và một số phân tích của giới
quan sát. Trước đó, đã có truyền thông tuyên truyền nước ngoài tiết lộ,
Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay, ngoài bàn bạc về 2 chủ đề lớn là kinh tế
trong nước và chiến tranh thương mại, thì vấn đề sửa đổi luật dẫn độ
gây nhiều sóng gió tại Hồng Kông được dự đoán là sẽ đưa ra thảo luận.
Ngày
15/7, Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) đăng bài phân tích nói, các
quan chức cấp cao của Trung Nam Hải hiển nhiên có một loại áp lực. Ông
Tập Cận Bình chấp chính hơn 7 năm, gây thù hằn rất nhiều, có phân tích
chỉ ra, ông có thể không muốn nhìn thấy người phản đối ông lợi dụng cơ
hội nhàn hạ bề mặt (kỷ nghỉ Bắc Đới Hà) để thông tin cho nhau. Mùa hè
này, thông tin tốt mà ông Tập Cận Bình nhận được đúng là không nhiều.
Bài
viết phân tích, hiện tại có 4 khó khăn lớn đang vây ông Tập Cận Bình:
Sự kiện dự luật dẫn độ tại Hồng Kông giống như cưỡi trên lưng hổ khó
xuống; vấn đề Đài Loan càng tích tụ càng nhiều; chiến tranh thương mại
Trung – Mỹ tiến thoái lưỡng nan; Hội nghị toàn thể lần thứ 4 ban chấp
hành Trung ương ĐCSTQ khoá 19 (gọi tắt là Hội nghị trung ương 4) gần như
không tổ chức được.
4
“quả bom” này được “chôn” ở Bắc Đới Hà, e là sẽ bị các nguyên lão ĐCSTQ
châm ngòi, lúc đó sẽ khiến cho ông Tập không chịu nổi. RFI cho rằng,
năm nay, dù có hay không có Hội nghị Bắc Đới Hà, dù ông Tập Cận Bình có
để cho Hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ 4 nhiều lần trì hoãn đến khi
nào, thì ông Tập cũng đang gặp vấn đề nghiêm trọng mà ông chưa từng gặp
kể từ khi chấp chính tới nay.
Hiện
tại, vấn đề mà ông Tập đang khó giải quyết là vấn đề Hồng Kông, bài
viết của RFI nói, nhiều năm qua, Bắc Kinh đang từng bước thu hẹp lại một
nước hai chế độ đối với Hồng Kông, cuối cùng “quan bức dân phản”, việc
dừng dự luật sửa đổi cũng đã không thể làm ngăn cản người Hồng Kông phản
kháng, hàng triệu người biểu tình kháng nghị quy mô lớn, hiện tại “nở
rộ nhiều nơi”, các cuộc diễu hành biểu tình liên tiếp diễn ra.
Trước
đó, ngày 15/6, dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh, chính phủ Hồng Kông đã
tuyên bố tạm hoãn sửa đổi dự luật đào phạm, việc này được truyền thông
ngoài Trung Quốc cho là nhượng bộ chính trị lớn nhất của Tập Cận Bình từ
khi ông lên nắm quyền.
Dưới
áp lực các cuộc biểu tình liên tiếp bùng nổ, Trưởng đặc khu hành chính
Lâm Trịnh Nguyệt Nga vốn kiên định lập trường sửa đổi luật, hiện tại đã
phải công khai thừa nhận công tác sửa đổi luật “hoàn toàn thất bại”, dự
luật đào phạm đã chấm dứt, nhưng nhiều người Hồng Kông vẫn kiên trì yêu
cầu cần phải rút lại dự luật. Phong trào phản đối dự luật giao người cho
trung Quốc hiện đã diễn biến thành phong trào bảo vệ tự do pháp trị và
truyền đạt những bất mãn xã hội. Người Hồng Kông không chỉ yêu cầu bà
Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức, mà điều quan trọng là họ yêu cầu chính phủ
Hồng Kông tiến hành bầu cử trực tiếp không thông qua Bắc Kinh. Người
dân Hồng Kông công nhiên đối kháng Bắc Kinh, chắc chắn là một thách thức
lớn nhất đối với ông Tập Cận Bình. Ngoài ra, người tham gia kháng nghị
cũng thuộc các tầng lớp khác nhau, “chiến trường” được mở rộng ra cả
vùng ngoại ô.
Tất cả những điều này đều cho thấy Bắc Kinh đã đánh giá thấp ý thức thức tỉnh và sức mạnh chống độc tài của người Hồng Kông.
Mặc
dù Bắc Kinh toàn lực bưng bít và phong toả thông tin liên quan đến phản
đối dự luật dẫn độ, nhưng cùng với việc sự kiện phát triển theo chiều
sâu và kéo dài, thông tin tại Hồng Kông cũng đã lan truyền đến Đại lục,
Bắc Kinh lo lắng sự kiện Hồng Kông sẽ khiến cho người dân Đại lục tích
tụ oán hận đã lâu sẽ mô phỏng theo, hậu quả tiềm ẩn sẽ vô cùng đáng sợ.
Điều
khiến Bắc Kinh càng hoảng sợ là, gần đây, hành động “nói sự thật” tới
người Đại lục của người Hồng Kông dường như đã trở thành bước ngoặt để
Hồng Kông lan truyền phong trào “toàn dân kháng bạo chính” tới Đại lục.
Thời gian qua, Quảng Đông, Vũ Hán cũng liên tiếp xảy ra sự kiện biểu
tình đấu tranh quy mô lớn, những đốm lửa dường như đang nhen nhen nhóm
tại Đại lục.
>>Hàng nghìn người dân Vũ Hán biểu tình phản đối xây nhà máy đốt rác
Cùng
với đó, sự kiện tại Hồng Kông khiến cho “một nước hai chế độ” mà ĐCSTQ
ra sức tô vẽ đã hoàn toàn bị phơi bày ra sự đáng sợ trước mặt Đài Loan,
“một nước hai chế độ” đã trở thành hình nộm doạ dẫm người khác, lãnh đạo
chính trị Đài Loan dù là đảng Dân tiến hay Quốc dân đảng đều cùng phản
đối phương án “một nước hai chế độ” mà ông Tập Cận Bình đề xuất hồi
tháng 1 năm nay.
Một
phương diện khác, quan hệ ngoại giao giữa Đài Loan và Mỹ đã đạt được
tiến triển đột phá, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn quá cảnh tại Mỹ đã
được đón tiếp long trọng hiếm thấy; Mỹ bán nhiều vũ khí cho Đài Loan,
cũng giúp cho quân đội Đài Loan tăng cường năng lực phòng ngự. Trong khi
đó, quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan ngày càng xa cách.
Khi
quá cảnh tại Mỹ, bà Thái Anh Văn đã có bài phát biểu tại Đại học
Columbia, bà chỉ ra, “chính quyền độc tài chỉ cần nắm được cơ hội, dù
chỉ là một tia sáng dân chủ, cũng sẽ tiêu diệt một cách không thương
tiếc, quá trình đó có thể là từng bước, nhưng thủ pháp tinh vi đến mức
người ta khó mà cảnh giác được”. Điều này đã khiến cho Bắc Kinh cảm thấy
tức giận.
Đối
với chính quyền Bắc Kinh mà nói, thách thức gay go nhất chính là chiến
tranh thương mại vẫn đang kéo dài. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục chững
lại, tình hình kinh tế nửa cuối năm có xu hướng xấu đi, hiệu ứng của
chiến tranh thương mại đang phát tác. Trong khi đầu tư nước ngoài tiếp
tục rút lui, ngành sản xuất rơi vào khó khăn, tỉ lệ thất nghiệp tăng
cao, sinh viên tốt nghiệp khó tìm việc, v.v, đều sẽ dẫn đến nhiều vấn đề
xã hội nghiêm trọng.
Sau
khi Trung Quốc huỷ một số cam kết trong đàm phán thương mại với Mỹ hồi
đầu tháng 5 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã phải liên tiếp xuất ngoại thăm
Nga và các nước Trung Á trước khi hội đàm với ông Trump tại Hội nghị
G20, thậm chí lần đầu tiên thăm Bắc Triều Tiên kể từ khi ông lên nắm
quyền, để tăng thêm tự tin khi gặp ông Trump. Cuối cùng, tại Hội nghị
Trump – Tập cuối tháng trước, mới xác nhận hai nước khởi động lại đàm
phán. Tuy nhiên, giới quan sát phần nhiều cho rằng ông Tập chỉ thắng
được thể diện bên ngoài.
Hiện
tại ông Tập Cận Bình đang tiến thoái lưỡng nan trong vấn đề chiến tranh
thương mại, nếu không đàm phán với Mỹ, e là sẽ tiếp tục bị trừng phạt
bằng đợt thuế quan mới, khiến cho tình hình kinh tế ngày càng tồi tệ;
còn đàm phán, thì lại phải trở về đúng điểm đã đàm phán hồi tháng 5
trước đó, và sẽ bị những tiếng nói trong nội bộ phê bình là ký “hiệp ước
cầu hoà”, ông Tập có lẽ vì thế mà bị chỉ trích.
Ngoài
ra, Hội nghị Trung ương 4 theo thông lệ lẽ ra đã khai mạc nhưng liên
tiếp bị trì hoãn, theo thông tin rò rỉ, chủ đề bàn bạc chuyển từ cải
cách kinh tế sang xây dựng đảng vì tranh cãi trong nội bộ quá lớn.
RFI
cho rằng, nhân sĩ phân tích am hiểu về tình hình chính trị của ĐCSTQ
cho rằng, Hội nghị Bắc Đới Hà có diễn ra hay không, điều này rất khó
nói, có thể ông Tập Cận Bình không muốn cho nguyên lão của ĐCSTQ cơ hội
lên tiếng nghị luận; nếu diễn ra, ắt sẽ có chủ đề bàn bạc, và những vấn
đề nói trên khó có thể gạt bỏ.
Dương
Kiến Lợi (Yang Jianli) – người sáng lập tổ chức nhân quyền “Sức mạnh
công dân” trước đó cũng cho biết, ông người nắm quyền lực trong tay
nhưng lại nguy cơ tứ bề như ông Tập Cận Bình sẽ không muốn mở hội nghị,
bởi vì mở hội nghị là thời cơ phát sinh biến đổi về quyền lực, việc như
thế này thường xuyên xảy ra trong đấu đá chính trị của của ĐCSTQ.
Trí Đạt
(Trí Thức VN)
Không có nhận xét nào