Ý kiến nói phát biểu mang tính nội
bộ, trích từ tham luận của ông Lê Thanh Hải lẽ ra không gây hiệu ứng như
thế nếu nó không được truyền thông "câu dẫn để tạo hiệu ứng ngược".
Ông Lê Thanh Hải trong sự kiện kỷ niệm 50 năm vụ Mậu Thân |
Ngày
29/6, Thành ủy TP.Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học 50 năm Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân TP.Hồ Chí Minh thực hiện di chúc của cố chủ
tịch Hồ Chí Minh.
Theo
đề nghị của ban tổ chức và người đầu tiên được mời phát biểu, nguyên Ủy
viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh ông Lê Thanh
Hải có bài tham luận phát biểu tại hội thảo.
Bài
tham luận có tên "Thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân TP.Hồ Chí Minh đạt
được sau 50 năm thực hiện di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh".
Báo
Thanh Niên ngày 29/6 đã đặt tựa bài viết "Ông Lê Thanh Hải: Một bộ phận
cán bộ, Đảng viên bị suy thoái phẩm chất đạo đức" và trích dẫn từ bài
tham luận vạn chữ "Công tác xây dựng Đảng trên một số mặt còn hạn chế,
còn có một bộ phận cán bộ, đảng viên dao động về phẩm chất chính trị,
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa", suy thoái, sa sút về phẩm chất đạo đức;
công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và xây dựng hệ
thống chính trị chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới".
Phát
biểu về phẩm chất đạo đức của cán bộ Đảng viên với tư cách Đảng cầm
quyền như là tổng kết về "Đạo làm quan" của một người đang bị dư luận
đặt nghi vấn về trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện dự
án Thủ Thiêm tạo ra sự mỉa mai của công chúng.
Người dân vẫn đang trông đợi việc quy trách nhiệm cho các cựu chủ tịch, bí thư ở TP.Hồ Chí Minh trong vụ khu đô thị mới Thủ Thiêm |
Trước
đó, trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên hôm 27/6 về các sai phạm của Ủy
ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh khi thực hiện dự án Thủ Thiêm mà kết luận
thanh tra đã nêu, người có hai nhiệm kỳ làm chủ tịch Ủy ban Nhân dân
TP.Hồ Chí Minh, hai nhiệm kỳ làm bí thư Thành ủy là ông Lê Thanh Hải nói
: "Giờ tôi hưu rồi, có làm được gì mà trả lời".
Tôi
đọc kỹ bản tham luận rất dài của ông Lê Thanh Hải và nhận thấy nó khá
chung chung, nhưng khẩu khí vẫn như một người đương chức, mang tính phê
phán, bảo ban, dạy dỗ người khác về cách làm quan, "Đạo làm quan".
Ông
Lê Thanh Hải đề ra sáu bài học mà cán bộ Đảng viên phải rèn luyện, tu
dường đồng thời nhấn mạnh Đảng cầm quyền không thể vô cảm, xa rời người
dân "Đặc biệt, yêu cầu của một Đảng cầm quyền, trước mắt và lâu dài phải
hết sức chú trọng chống chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị, độc đoán,
chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức
xúc của Nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực trong nội bộ và trong xã hội."
Nhưng với vụ Thủ Thiêm, có vẻ như những điều đó vận vào chính ông với vai trò là người đứng đầu TP.Hồ Chí Minh.
Mới
đây, tổ đại biểu quốc hội TP.Hồ Chí Minh đã có buổi tiếp xúc với bà con
cử tri quận 2, trọng tâm vẫn là vấn đề Thủ Thiêm, bà con trách 20 năm
gần như là một lịch sử vô cảm của chính quyền thành phố với nỗi khổ của
bà con.
Có
rất nhiều phát biểu của cán bộ về hưu được truyền thông hoặc mạng xã
hội dẫn lại thường kín đáo ca ngợi mình hoặc đánh bóng tên tuổi bằng
việc phê phán nền quản trị đương đại.
H.L.V.
Cũng
như các buổi tiếp xúc trước, rất đông bà con tham gia chất vấn, họ truy
trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân và đoàn đại biểu TP.Hồ Chí Minh về các
sai phạm liên quan dự án Khu đô thị Thủ Thiêm. Một số người yêu cầu
TP.Hồ Chí Minh phải dành 163 ha đất tái định cư cho người dân như quy
hoạch được Thủ tướng phê duyệt ban đầu.
Đề
cập việc giải tỏa, bồi thường trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, cử tri Lê
Xuân Bình cho biết, lãnh đạo TP hứa làm nhưng người dân chờ mãi chưa
thấy và phải chấp nhận cuộc sống tạm bợ, không nhà cửa.
"Các
vị vẫn vô cảm với người dân Thủ Thiêm trong khi đại biểu của các tỉnh
khác còn sốt sắng với chúng tôi"- ông Lê Xuân Bình bức xúc.
Đại
biểu Phan Nguyễn Như Khuê trả lời bà con: "Chúng tôi không vô cảm.
Không bao giờ chúng tôi quên những hình ảnh ở các cuộc tiếp xúc với
người dân Thủ Thiêm. Chúng tôi không quên những dòng nước mắt, những
giọng nói khan cả cổ, nhưng người dân mệt lả đi vì bức xúc. Hơn 20 năm
đã quá sức chịu đựng của cử tri rồi".
Rõ
ràng phát biểu của ông Lê Thanh Hải làm cho người dân bức xúc là vì nó
trái với thực tế diễn ra, người dân Thủ Thiêm là nạn nhân và một bộ phận
cán bộ TP.Hồ Chí Minh là nguyên nhân như kết luận thanh tra.
'Đánh bóng tên tuổi'
Nhiều
người dân và chính trong các văn kiện của Đảng cũng đặt ra vấn đề là vì
sao có một số cán bộ về hưu hay phát biểu về "đạo làm quan" thông qua
đóng khung vai trò, phẩm chất của cán bộ Đảng viên, có ý phê phán những
người đương nhiệm ?
Tựu
trung có rất nhiều phát biểu của cán bộ về hưu được truyền thông hoặc
mạng xã hội dẫn lại thường kín đáo ca ngợi mình hoặc đánh bóng tên tuổi
bằng việc phê phán nền quản trị đương đại.
Nhiều phát biểu mang tính xây dựng, học thuật nhưng cũng có những vấn đề đáng lưu ý.
Trong
một bài viết mới đây, ông Võ Văn Thưởng, trưởng ban Tuyên giáo Trung
ương có nói qua về nội dung này nhưng không phân biệt cán bộ đương chức
hay về hưu bằng một khái niệm chung là "chính trị gia": "Việc các chính
trị gia sử dụng truyền thông xã hội làm công cụ để giao tiếp với công
chúng, xây dựng hình ảnh hay vận động chính trị không phải là mới mẻ
trên thế giới và có thể khuyến khích ở Việt Nam nhưng cần phải được xác
lập thành một trong những nguyên tắc hành xử chính trị công khai và minh
bạch.
Còn
việc "đi đêm" với các nhân tố mạng xã hội để tạo "sóng" trong dư luận,
vì ý đồ và động cơ cá nhân là điều không thể chấp nhận.
Sự
lệch lạc trong nhận thức về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội sẽ dẫn đến sai lầm trong hành vi, tạo nên những mối nguy về an ninh,
bất ổn chính trị, xã hội".
"Đạo làm quan" hay phẩm chất đạo đức của cán bộ là vấn đề công chúng rất quan tâm vì nó gắn liền với sự hưng vong của đất nước.
Hay ho làm sao, những cán bộ đương chức khá dè dặt khi nói về vấn đề này còn môt số cán bộ về hưu thì rất tâm đắc.
Hoàng Trúc
Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ TP HCM
* Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của một nhà báo hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh
(BBC)
Không có nhận xét nào