Các công ty của Mỹ vẫn gặp những
thách thức “đáng kể”, bao gồm cả tham nhũng, khi tiến hành kinh doanh ở
Việt Nam, một thị trường đang thu hút dòng vốn lớn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI), theo một phúc trình của Hoa Kỳ.
Báo
cáo mới nhất của Bộ Ngoại giao (BNG) Mỹ về đánh giá các môi trường đầu
tư nước ngoài cho thấy, măc dù Việt Nam tiếp tục thu hút dòng vốn FDI từ
nhiều nước, nhưng những thách thức “đáng kể” mà các công ty Mỹ gặp phải
trong các hoạt động kinh doanh của họ ở Việt Nam là “sự diễn giải luật
không nhất quán, việc thực thi pháp luật bất thường và các luật lệ không
rõ ràng”.
Việt
Nam thu hút 19,1 tỷ USD vốn FDI trong năm 2018, tăng 9,1% so với năm
2017, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn cầu giảm gần 1/5,
theo báo cáo, trong đó cung cấp thông tin cụ thể về các môi trường kinh
doanh của hơn 170 nước để giúp các doanh nghiệp Mỹ cân nhắc trước khi
đưa ra quyết định đầu tư.
Việt Nam thiếu một nền tư pháp độc lập, và thiếu sự chia tách quyền lực giữa các ngành của chính phủ.
Báo cáo Môi trường đầu tư của BNG Mỹ
BNG
Mỹ nhận định rằng các dòng vốn FDI lớn chảy vào Việt Nam một phần do
các cải cách kinh tế đang diễn ra, khi Việt Nam - với số dân 96 triệu
người - đang có một dân số trẻ và ngày càng đô thị hóa cũng như có nền
chính trị ổn định và lực lượng lao động rẻ.
Tuy
nhiên, theo báo cáo, vẫn còn có các thách thức đáng kể, bao gồm tham
nhũng, một hệ thống cơ sở pháp lý và luật pháp yếu, việc thực thi quyền
sở hữu trí tuệ kém, sự thiếu hụt lực lượng lao động có kỹ năng, các thực
hành lao động hạn chế, và các trở ngại đối với đầu tư cơ sở hạ tầng.
Một
khảo sát của các Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) ở khu vực ASEAN được
trích dẫn trong báo cáo của BNG Mỹ phát hiện ra rằng, hơn bất cứ quốc
gia nào ở Đông Nam Á, các công ty của Mỹ nhận thấy sự thiếu hụt trong
thực thi luật pháp một cách công bằng ở Việt Nam, mà điều này ảnh hưởng
nặng nề tới khả năng của họ trong việc kinh doanh ở quốc gia Đông Nam Á
này.
Nhận
định về đánh giá của BNG Mỹ đối với môi trường kinh doanh ở Việt Nam,
Hai Pham, một giám đốc cao cấp của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN, nói
với VOA rằng “các luật lệ đôi khi được đề xuất và thông qua đã ngăn cản
các hoạt động kinh doanh và tạo ra các rào cản thuế và phi thuế quan đối
với thương mại.”
“Việt
Nam thiếu một nền tư pháp độc lập, và thiếu sự chia tách quyền lực giữa
các ngành của chính phủ,” báo cáo của BNG Mỹ viết. “Ví dụ, người đứng
đầu ngành Tư pháp của Việt Nam đồng thời là một thành viên của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.”
BNG
Mỹ trích dẫn đánh giá của Transparency International nói rằng nguy cơ
tham nhũng trong các phán quyết tòa án là đáng kể vì gần một phần năm
các hộ gia đình Việt Nam được khảo sát nói rằng họ phải hối lộ khi ra
tòa, và do đó, nhiều doanh nghiệp tránh xa các tòa án ở Việt Nam.
Các
công ty của Mỹ nhận thấy sự thiếu hụt trong thực thi luật pháp một cách
công bằng ở Việt Nam, mà điều này ảnh hưởng nặng nề tới khả năng của họ
trong việc kinh doanh ở Việt Nam.
Khảo sát của các phòng thương mại Mỹ (AmCham)
Tiến
sỹ kinh tế Phạm Đỗ Chí, người đã tới Việt Nam vài lần trong năm nay
cùng với các công ty Mỹ để xem xét cơ hội đầu tư tại TP HCM, hồi tháng 5
nói với VOA rằng “red-tape” (tệ quan liêu) là một trong những cản trở
hàng đầu đối với các doanh nghiệp Mỹ khi xem xét đầu tư tại Việt Nam.
Khảo
sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) năm 2016 cho thấy, khoảng
66% doanh nghiệp tại Việt Nam phải trả “phí bôi trơn” cho quan chức địa
phương.
Tuy
nhiên, chuyên gia về Việt Nam của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN, có
trụ sở chính ở Washington DC, Hai Pham, nói rằng chính phủ Việt Nam, qua
quá trình làm luật, sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên tham gia, bao
gồm cả khối tư nhân của Mỹ, để có được một kết quả có lợi cho các bên.
Theo
ông Hai Pham, trong khi “các công ty có thể có những khó khăn nhất
định, phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh do các bộ quản lý, thì ở cấp
cao nhất, chính phủ Việt Nam lại tập trung vào việc thúc đẩy kinh doanh
và thu hút FDI có chất lượng cao.”
Việt
Nam, hiện đứng thứ 69/190 về môi trường kinh doanh theo báo cáo “Doing
Business 2019” của Ngân hàng Thế giới, có quan hệ thương mại với hơn 200
nước và có hiệp định đầu tư hai chiều (BIT) với 66 quốc gia.
Hiệp
định thương mại 2 chiều (BTA) giữa Mỹ và Việt Nam, ký kết năm 2001, đã
biến đổi mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia cựu thù và thúc đẩy
quá trình Việt Nam tham gia vào nền kinh tế toàn cầu nhanh chóng hơn,
với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm
2007. Kể từ khi BTA được ký kết, thương mại song phương Mỹ-Việt tăng từ
2,9 tỷ USD trong năm 2002 lên 54,6 tỷ trong năm 2017, theo Cơ quan
Thương mại Quốc tế Mỹ.
Cơ quan này đánh giá rằng Việt Nam là một nước hưởng lợi chính từ mối quan hệ thương mại được cải thiện này.
Hiện
Việt Nam có mức thâm hụt thương mại 39,5 tỷ USD với Mỹ vào năm 2018,
tăng 3,1% so với năm 2017, theo dữ liệu của văn phòng Đại diện Thương
mại Mỹ. Việt Nam hiện đang thứ 17 trong số những bạn hàng thương mại lớn
nhất với Mỹ, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 58,9 tỷ USD
vào năm ngoái.
Tổng
thống Mỹ Donald Trump tháng trước cáo buộc Việt Nam là nước “lạm dụng”
thương mại với Mỹ nhiều nhất, tệ hơn cả Trung Quốc. Người phát ngôn BNG
Lê Thị Thu Hằng sau đó nói với VOA rằng Việt Nam đang “thúc đẩy nhập
khẩu các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu” cũng như
“cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp Hoa Kỳ muốn hoạt động tại Việt Nam.”
Khảo
sát 2017 của AmCham cho thấy 54% các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động ở
Việt Nam thấy rằng môi trường đầu tư nhìn chung sẽ được cải thiện và 72%
những doanh nghiệp Mỹ tham gia khảo sát nói sẽ mở rộng kinh doanh ở
Việt Nam.
(VOA)
Không có nhận xét nào