Cản trở chính
(VNTB) - Nền văn giáo dục – văn hoá cộng sản đang là cản trở chính yếu trong phát triển đất nước, khiến cả dân tộc ta bị kìm hãm trong tối tăm, tù túng, lạc hậu so với các nước khác trên thế giới.
Nền giáo dục cộng sản chỉ nhằm đào tạo công cụ cho chế độ. Nền văn hoá cộng sản tham gia tiếp sức điều kiện hoá con người để biến cá nhân chỉ biết nói, nghĩ và làm theo đảng.
Hầu hết học sinh – sinh viên và đại đa số người dân Viêt Nam đều vô cùng ngao ngán chịu đựng những sự tàn phá cuối cùng khốc liệt của nền giáo dục – văn hoá cộng sản đang trên đà phá sản.
Như nhiều nhà giáo dục trong và ngoài nước nhận định: từ 1945 đến giờ, cải cách không biết bao nhiêu lần. Càng cải cách càng rối rắm, càng hỏng thêm, và càng xuống dốc nữa. Và nay là hoàn toàn bế tắc, không lối thoát.
Nạn nhân là học sinh, phụ huynh học sinh và ngay cả đội ngũ đông đảo giáo viên các cấp. Cản trở chính yếu cho cuộc cách mạng giáo dục – văn hoá xẩy ra là đám cán bộ quản lý, nằm trong bộ giáo dục hay các cơ quan kiểm soát văn hoá. Họ chỉ biết nhắm mắt máy móc làm theo chỉ thị của đảng, của ban tuyên giáo trung ương.
Đây là lúc, các hoc sinh – sinh viên, các phụ huynh , các giáo viên trung học – đại học, những nhà trí thức, các văn nghệ sĩ… hãy hợp lại trong một mặt trân chung, mạnh mẽ đứng lên đòi huỷ bỏ nền giáo dục – văn hoá Mác – Lênin đã lỗi thời, để xây dựng lên một nền giáo dục – văn hoá mới Nhân Bản, đầy tính người.
Giáo dục – văn hoá Nhân Bản
Đồng hành cùng toàn dân đang đấu tranh để cho ra đời đường lối phát triển mới tự do và dân chủ. Trên mặt trận giáo dục – văn hoá, chúng ta chủ trương: Một nền giáo dục nhằm đào tạo con người, chứ không phải đào tạo công cụ; và một nền văn hoá nhằm phát triển con người, chứ không phải điều kiện hoá con nười.
CON NGƯỜI PHẢI LÀ GỐC trong mọi / bất cứ nền giáo dục - văn hoá tiến bộ nào, nghĩa là phải có tính Nhân Bản cao.
Quan niệm triết lý mới về con người là: con người có hai mặt tinh thần và vật chất. Tinh thần và vật chất quan trọng như nhau, hiện hữu cùng một lúc, có tương quan đối với nhau và cái nọ có thể hoán chuyển sang cái kia qua Sinh Năng. Hay nói một cách khác: tinh thần và vật chất là hai mặt của Sinh Năng (năng lượng của sự sống). Ngày nay khoa học đã có nhiều phát kiến chứng minh rằng: Sinh Năng là một phần rất nhỏ bé của Vũ Trụ Năng (từ vụ nổ lớn Big Bang mà ra). Và Vũ Trụ Năng trực tiếp ảnh hưởng đến Sinh Năng.
Nền giáo dục – văn hoá Nhân Bản có 5 tính chất: Nhân Bản, Khoa Học, Đại Chúng, Khai Phóng và Sáng Tạo. Đây chính là 5 tiêu chuẩn của các nền giáo dục – văn hoá tiên tiến trên thế giới, tiêu biểu là của Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản.
Tính Nhân Bản: Từ mẫu giáo đến tiểu học và trung học (cần 10 đến 12 năm) chỉ nhằm tạo môi trường và điều kiện để các em học sinh phát triển mọi tiềm năng căn bản về cả hai mặt thể chất và trí não. Nghĩa là phát triển đồng đều cả cơ thể (tập thể dục, thể thao) và học những kiến thức phổ thông, chính yếu trong kho tàng của nhân loại để lại.
Tính Khoa Học: Mọi tuyên truyền chính trị phải đưa ra khỏi học đường. Chỉ phổ biến những kiến thức khoa học bằng cách giới thiệu và khơi dậy tinh thần khám phá nơi trí óc học sinh. Các tư tưởng triết học, những học thuyết chính trị được phổ biến nhưng không có chuyện bắt giáo dục – văn hoá phải đi theo bất cứ một học thuyết chính trị nào, nhất là lại buộc phải tôn sùng triết lý Mác – Lê nin đã lỗi thời.
Tính đại chúng: Trước đây, chỉ con nhà giầu ở các thành phố mới có phương tiện để học hết trung học, lên đại học. Nhưng ngày nay, với công nghệ thông tin (internet), trẻ em con nhà nghèo và ở xa thành phố, ở miền quê xa xôi hẻo lánh hay trên cao nguyên núi cao, trong rừng sâu, chỉ cần sắm một máy tính xách tay cũng có thể được thụ hưởng sự đào tạo tốt như ở thành phố nếu nhà nước thực thi trên qui mô toàn quốc những phương tiện công nghệ thông tin trong giáo dục ở học đường.
Tính khai phóng: Đặc biệt ở đại học và trong các sinh hoạt văn hoá như các lãnh vực truyền thanh, truyền hình, báo chí, internet, xuất bản, văn nghệ, nghệ thuật… tự do phổ biến những kho tàng hiểu biết của nhân loại, nhưng tuyệt đối không được giới hạn, đóng khung lại trong một khuôn phép nào, vì bất cứ lý do gì, nhất lại là lý do chính trị. Vai trò của chính trị phải đứng dưới và phải phục vụ cho sự sự nghiệp phát triển văn hoá của đất nước. Tuyệt đối cấm chỉ bắt văn hoá chỉ phục vụ cho một mục tiêu duy nhất là tuyên truyền chính trị nhằm trường tồn hoá độc tài đảng trị.
Tính sáng tạo: Đương nhiên, một con người ngay từ tấm bé được đào tạo và sống trong nền văn hoá Nhân Bản, Khoa Học, Đại Chúng, Khai Phóng, tất yếu khi lớn lên và ra đời làm việc, cá nhân đó dễ có óc sáng tạo.
Cứu cánh của nền giáo dục – văn hoá Nhân Bản là nhằm đào tạo và phát huy trí hiểu biết và óc sáng tạo của mọi người và mỗi người. Con người đó tự mình biết cách sống sao cho hạnh phúc, có ích cho gia đình, cho mọi người quanh mình, cho xã hội, cho nhân loại. Người đó dù làm ngành nghề gì cũng dễ có tiến bộ nhanh và yêu thich công việc mình làm. Giữa con người với con người có sự tranh đua để phát triển. Nói rộng ra, sức cạnh tranh của hàng hoá thương hiệu Việt Nam cũng như sự tham gia vào các công trình khảo cứu khoa học có giá trị của các học giả người Việt sẽ gia tăng mạnh mẽ trong nước cũng như trên trường quốc tế.
Sáng tạo là yếu tố căn bản hàng đầu để phát triển mạnh mẽ đất nước về kinh tế và giáo dục – văn hoá, nhất là trên phương diện khảo cứu khoa học hay nghệ thuật.
Kinh tế là điều kiện trước mắt, có no bụng mới phát triển được các mặt khác của mỗi cá nhân. Nhưng chính Giáo Dục – Văn Hoá mới là con đường đưa Tổ Quốc chúng ta ra khỏi vòng chậm tiến, mới nở mày nở mặt với thế giới năm châu.
(vietnamthoibao.org)
(VNTB) - Nền văn giáo dục – văn hoá cộng sản đang là cản trở chính yếu trong phát triển đất nước, khiến cả dân tộc ta bị kìm hãm trong tối tăm, tù túng, lạc hậu so với các nước khác trên thế giới.
Bs Nguyễn Đan Quế (giữa) |
Nền giáo dục cộng sản chỉ nhằm đào tạo công cụ cho chế độ. Nền văn hoá cộng sản tham gia tiếp sức điều kiện hoá con người để biến cá nhân chỉ biết nói, nghĩ và làm theo đảng.
Hầu hết học sinh – sinh viên và đại đa số người dân Viêt Nam đều vô cùng ngao ngán chịu đựng những sự tàn phá cuối cùng khốc liệt của nền giáo dục – văn hoá cộng sản đang trên đà phá sản.
Như nhiều nhà giáo dục trong và ngoài nước nhận định: từ 1945 đến giờ, cải cách không biết bao nhiêu lần. Càng cải cách càng rối rắm, càng hỏng thêm, và càng xuống dốc nữa. Và nay là hoàn toàn bế tắc, không lối thoát.
Nạn nhân là học sinh, phụ huynh học sinh và ngay cả đội ngũ đông đảo giáo viên các cấp. Cản trở chính yếu cho cuộc cách mạng giáo dục – văn hoá xẩy ra là đám cán bộ quản lý, nằm trong bộ giáo dục hay các cơ quan kiểm soát văn hoá. Họ chỉ biết nhắm mắt máy móc làm theo chỉ thị của đảng, của ban tuyên giáo trung ương.
Đây là lúc, các hoc sinh – sinh viên, các phụ huynh , các giáo viên trung học – đại học, những nhà trí thức, các văn nghệ sĩ… hãy hợp lại trong một mặt trân chung, mạnh mẽ đứng lên đòi huỷ bỏ nền giáo dục – văn hoá Mác – Lênin đã lỗi thời, để xây dựng lên một nền giáo dục – văn hoá mới Nhân Bản, đầy tính người.
Giáo dục – văn hoá Nhân Bản
Đồng hành cùng toàn dân đang đấu tranh để cho ra đời đường lối phát triển mới tự do và dân chủ. Trên mặt trận giáo dục – văn hoá, chúng ta chủ trương: Một nền giáo dục nhằm đào tạo con người, chứ không phải đào tạo công cụ; và một nền văn hoá nhằm phát triển con người, chứ không phải điều kiện hoá con nười.
CON NGƯỜI PHẢI LÀ GỐC trong mọi / bất cứ nền giáo dục - văn hoá tiến bộ nào, nghĩa là phải có tính Nhân Bản cao.
Quan niệm triết lý mới về con người là: con người có hai mặt tinh thần và vật chất. Tinh thần và vật chất quan trọng như nhau, hiện hữu cùng một lúc, có tương quan đối với nhau và cái nọ có thể hoán chuyển sang cái kia qua Sinh Năng. Hay nói một cách khác: tinh thần và vật chất là hai mặt của Sinh Năng (năng lượng của sự sống). Ngày nay khoa học đã có nhiều phát kiến chứng minh rằng: Sinh Năng là một phần rất nhỏ bé của Vũ Trụ Năng (từ vụ nổ lớn Big Bang mà ra). Và Vũ Trụ Năng trực tiếp ảnh hưởng đến Sinh Năng.
Nền giáo dục – văn hoá Nhân Bản có 5 tính chất: Nhân Bản, Khoa Học, Đại Chúng, Khai Phóng và Sáng Tạo. Đây chính là 5 tiêu chuẩn của các nền giáo dục – văn hoá tiên tiến trên thế giới, tiêu biểu là của Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản.
Tính Nhân Bản: Từ mẫu giáo đến tiểu học và trung học (cần 10 đến 12 năm) chỉ nhằm tạo môi trường và điều kiện để các em học sinh phát triển mọi tiềm năng căn bản về cả hai mặt thể chất và trí não. Nghĩa là phát triển đồng đều cả cơ thể (tập thể dục, thể thao) và học những kiến thức phổ thông, chính yếu trong kho tàng của nhân loại để lại.
Tính Khoa Học: Mọi tuyên truyền chính trị phải đưa ra khỏi học đường. Chỉ phổ biến những kiến thức khoa học bằng cách giới thiệu và khơi dậy tinh thần khám phá nơi trí óc học sinh. Các tư tưởng triết học, những học thuyết chính trị được phổ biến nhưng không có chuyện bắt giáo dục – văn hoá phải đi theo bất cứ một học thuyết chính trị nào, nhất là lại buộc phải tôn sùng triết lý Mác – Lê nin đã lỗi thời.
Tính đại chúng: Trước đây, chỉ con nhà giầu ở các thành phố mới có phương tiện để học hết trung học, lên đại học. Nhưng ngày nay, với công nghệ thông tin (internet), trẻ em con nhà nghèo và ở xa thành phố, ở miền quê xa xôi hẻo lánh hay trên cao nguyên núi cao, trong rừng sâu, chỉ cần sắm một máy tính xách tay cũng có thể được thụ hưởng sự đào tạo tốt như ở thành phố nếu nhà nước thực thi trên qui mô toàn quốc những phương tiện công nghệ thông tin trong giáo dục ở học đường.
Tính khai phóng: Đặc biệt ở đại học và trong các sinh hoạt văn hoá như các lãnh vực truyền thanh, truyền hình, báo chí, internet, xuất bản, văn nghệ, nghệ thuật… tự do phổ biến những kho tàng hiểu biết của nhân loại, nhưng tuyệt đối không được giới hạn, đóng khung lại trong một khuôn phép nào, vì bất cứ lý do gì, nhất lại là lý do chính trị. Vai trò của chính trị phải đứng dưới và phải phục vụ cho sự sự nghiệp phát triển văn hoá của đất nước. Tuyệt đối cấm chỉ bắt văn hoá chỉ phục vụ cho một mục tiêu duy nhất là tuyên truyền chính trị nhằm trường tồn hoá độc tài đảng trị.
Tính sáng tạo: Đương nhiên, một con người ngay từ tấm bé được đào tạo và sống trong nền văn hoá Nhân Bản, Khoa Học, Đại Chúng, Khai Phóng, tất yếu khi lớn lên và ra đời làm việc, cá nhân đó dễ có óc sáng tạo.
Cứu cánh của nền giáo dục – văn hoá Nhân Bản là nhằm đào tạo và phát huy trí hiểu biết và óc sáng tạo của mọi người và mỗi người. Con người đó tự mình biết cách sống sao cho hạnh phúc, có ích cho gia đình, cho mọi người quanh mình, cho xã hội, cho nhân loại. Người đó dù làm ngành nghề gì cũng dễ có tiến bộ nhanh và yêu thich công việc mình làm. Giữa con người với con người có sự tranh đua để phát triển. Nói rộng ra, sức cạnh tranh của hàng hoá thương hiệu Việt Nam cũng như sự tham gia vào các công trình khảo cứu khoa học có giá trị của các học giả người Việt sẽ gia tăng mạnh mẽ trong nước cũng như trên trường quốc tế.
Sáng tạo là yếu tố căn bản hàng đầu để phát triển mạnh mẽ đất nước về kinh tế và giáo dục – văn hoá, nhất là trên phương diện khảo cứu khoa học hay nghệ thuật.
Kinh tế là điều kiện trước mắt, có no bụng mới phát triển được các mặt khác của mỗi cá nhân. Nhưng chính Giáo Dục – Văn Hoá mới là con đường đưa Tổ Quốc chúng ta ra khỏi vòng chậm tiến, mới nở mày nở mặt với thế giới năm châu.
(vietnamthoibao.org)
Không có nhận xét nào