Trang thông tin mạng thehindu.com hôm
nay 30/07/2019 dẫn nguồn tin ngoại giao Hà Nội cho biết, Việt Nam đã
thông báo cho phía Ấn Độ việc Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương Địa
Chất 8, cùng nhiều tàu hải cảnh hộ tống vào hoạt động gần bãi Tư Chính,
trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Bãi Tư Chính |
New
Delhi tỏ lo ngại với những diễn biến căng thẳng trong vùng biển gần nơi
tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC đang có dự án hợp tác khai thác dầu với
Việt Nam, theo trang mạng Ấn Độ.
Một
quan chức ngoại giao ẩn danh Việt Nam hôm qua cho biết : “Chúng tôi đã
thông báo diễn biến tình hình hiện nay tại Biển Đông với Ấn Độ, nước có
liên quan và là một tác nhân quan trọng trong khu vực.” Nguồn tin này
khẳng định với trang tin Ấn Độ là Trung Quốc đã điều tới 35 tàu hải cảnh
để hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 8 tiến hành các hoạt động thăm dò địa
chấn trong khu vực bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam.
Đòi
chủ quyền gần như toàn bộ vùng Biển Đông, Trung Quốc từng phản đối và
ngăn cản các dự án hợp tác thăm dò khai thác dầu khí của Ấn Độ trong
vùng biển của Việt Nam.
Nguồn
tin ngoại giao được trích dẫn nói trên cho biết thêm, ngoài Ấn Độ, Việt
Nam cũng đã tiếp xúc với các nước như Mỹ, Nga, Úc và một số nước khác
để bày tỏ lo ngại về hành động gây hấn của Trung Quốc đe dọa các hoạt
động khai thác thăm dò dầu khí trong vùng biển Việt Nam, trong đó đặc
biệt có lô dầu 06/1 là nơi mà tập đoàn Nga Rosneft và công ty Ấn Độ ONGC
đã hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam từ gần 17 năm nay.
Quan
chức ngoại giao được trang tin Ấn Độ dẫn nguồn khẳng định, các hoạt
động của Trung Quốc hiện nay tại bãi Tư Chính là "vi phạm trắng trợn
luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền
của Việt Nam, theo Công ước Quốc tế về Luật Biển UNCLOS”.
Nguồn
tin ngoại giao Hà Nội cũng cho biết Việt Nam đã đề cập vấn đề này với
nhiều cấp chính phủ Trung Quốc và nếu Bắc Kinh không rút các tàu ra khỏi
vùng biển Việt Nam, Hà Nội sẽ đưa vấn đề ra tư pháp quốc tế.
Thehindu.com
nhận định, vụ việc diễn ra ở bãi Tư Chính lần này là sự cố đối đầu
nghiêm trọng nhất kể từ sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan nổi Hải Dương
981 vào vùng biển Việt Nam hồi tháng 5/2014.
(RFI)
Không có nhận xét nào