Một bức ảnh đập Tam Hiệp biến dạng
gần đây đã thu hút sự chú ý của truyền thông cả trong và ngoài Trung
Quốc. Chính quyền Trung Quốc đã nhanh chóng lên tiếng bác tin đồn, nói
rằng đập vẫn vận hành bình thường, đồng thời nói rằng bản đồ vệ tinh của
Google có vấn đề. Tuy nhiên, Tiến sĩ Vương Duy Lạc (Wang Weiluo),
chuyên gia nổi tiếng về vấn đề đập Tam Hiệp, hiện cư trú tại Đức, cho
biết, mới đầu khi thiết kế đập Tam Hiệp, đã có tính toán đến nguy cơ bị
biến dạng.
Hình ảnh đập Tam Hiệp bị biến dạng. (Ảnh từ Google vệ tinh) |
Hôm
1/7, Lãnh Sơn, một học giả kinh tế độc lập người Hoa đã đăng tải hai
bức ảnh so sánh về đập Tam Hiệp trên tài khoản Twitter của mình. Trong
đó, bức ảnh bên trái cho thấy tổng thể đập vẫn là một đường thẳng, còn
bức ảnh bên phải lại cho thấy con đập bị biến dạng rõ rệt. Lãnh Sơn nói
trên Twitter rằng, “Đập Tam Hiệp đã biến dạng, một khi vỡ đập, một nửa
Trung Quốc sẽ rơi vào cảnh khốn khổ, những đại gia tộc kia cũng sẽ đi
đời.”
Dòng
tweet này sau khi đăng tải, không ít cư dân mạng đã dùng bản đồ của
Google để tìm kiếm hình ảnh vệ tinh mới nhất về đập Tam Hiệp, và phát
hiện đúng là con đập này đã có sự biến dạng mà mắt thường có thể nhìn
thấy.
Truyền
thông tại Trung Quốc Đại lục đã nhanh chóng đăng bài nhằm bác bỏ tin
đồn, nói rằng bản đồ vệ tinh Google không phải là do vệ tinh trực tiếp
chụp ảnh, mà là thông qua một loạt hệ thống xử lý tính toán để tạo hình.
Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc còn đặc
biệt đưa ra một bức ảnh vệ tinh độ phân giải cao để thanh minh cho việc
này. Chủ nhiệm Phòng quản lý lưu vực sông, thuộc Tập đoàn Tam Hiệp Trung
Quốc (đơn vị phụ trách xây dựng đập Tam Hiệp) đảm bảo trước truyền
thông rằng, “đập Tam Hiệp vận hành rất bình thường”.
Tuy
nhiên, cách nói của phía chính quyền Trung Quốc lại không thể nào xóa
bỏ được hoàn toàn nghi ngờ của dân chúng. Có cư dân mạng cho biết, hình
ảnh vệ tinh Google xác thực thường xuyên có hiện tượng biến dạng, nhưng
hình ảnh đập Tam Hiệp biến dạng nghiêm trọng trọng, dường như đã vượt
quá phạm vi “sai lệch hình ảnh”. Còn có người nghi ngờ, nếu đập Tam Hiệp
biến dạng là do sai lệch về hình ảnh, vậy vì sao nhiều con đường xung
quanh đập lại không biến dạng. Có người nói thẳng, truyền thông của đảng
càng lên tiếng bác tin đồn, thì lại càng khiến cho người ta lo lắng.
Về
vấn đề này, chia sẻ với tờ Epoch Times, chuyên gia thủy lợi Vương Duy
Lạc đã tiết lộ một bí mật mà ngoại giới không biết – đập Tam Hiệp lúc
thiết kế đã suy xét đến khả năng nó sẽ dịch chuyển.
Ông
Vương Duy Lạc cho biết, đập Tam Hiệp do hàng mấy chục khối đập bê tông
độc lập ghép thành, chứ không phải là một khối đúc liền như mọi người
nhìn thấy. Mỗi một khối đập sẽ lợi dụng trọng lực đặt trên nền móng để
giữ ổn định.
“Cũng
tức là đặt trên nền đá, chỗ kết hợp giữa khối đập và móng đập không
giống như khi xây nhà, cọc thép được chôn xuống dưới, móng của nó là
phân tách, khi chịu ảnh hưởng của áp lực và nhiệt độ nước, nó sẽ xảy ra
sự biến dạng và dịch chuyển khác nhau. Tức là con đập lớn đang dịch
chuyển.” ông Vương Duy Lạc nói.
Mới
đầu, khi thiết kế đập Tam Hiệp, đã suy xét đến khả năng dịch chuyển,
mỗi năm dịch chuyển khoảng vài milimet về phía trước. “Nhưng tình hình
dịch chuyển thực tế là không đồng đều, tức là nó không cùng dịch chuyển
theo một đường thẳng nằm ngang, khi bị cong sẽ rất dễ sinh ra vết nứt ở
những chỗ nối, khiến cho chuyển động không đều này mạnh hơn, cuối cùng
con đập khổng lồ sẽ hỏng.”
Ông
Vương Duy Lạc cho biết, “Nếu nói đập kết cấu bê tông cốt thép sẽ không
bị uốn cong, thì đó chỉ là nói về một khối đập, nó sẽ không bị uốn cong.
Hiện tại là nhiều khối đập kết nối lại với nhau, vậy khi cả một khối
lớn dịch chuyển, nó không trên một đường thẳng nằm ngang, thì có thể sẽ
sinh ra hiện tượng uốn cong.”
Theo
hình ảnh vệ tinh Google, ông Vương Duy Lạc suy đoán, đập Tam Hiệp hiện
nay có thể đã xuất hiện vấn đề biến dạng, “Bởi vì khi xuất hiện vấn đề
này, đầu tiên họ sẽ xả nước, hai bên bờ trong bức ảnh bên tay phải đang
xả nước, và đang xả rất mạnh. Tôi công tác ở đó thời gian tương đối dài,
tôi có thể nói, nếu nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, thì hơn 700.000 nghìn người
đang cư trú ở thị trấn Nghi Xương chắn cửa phía Đông của đập Tam Hiệp
sẽ sẽ bị biến mất.”
Trí Đạt
(Tri thức VN)
Không có nhận xét nào