Việt Nam không ngớt nói
về “sáng tạo” trong khoảng chục năm lại đây từ nghệ thuật, công nghệ,
đến kinh tế… Tuy nhiên, sự sáng tạo để ghi dấu ấn với thế giới vẫn còn
như xa lắm với người Việt.
Sáng tạo chỉ đến khi con người có tự do. Nếu không có tự do, sáng tạo của con người không được kích hoạt.
Tự do kích hoạt sáng tạo
Văn học Việt Nam trước năm 1945 để lại những tên tuổi Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận… Tác phẩm của họ đã lay động nhiều thế hệ Việt Nam bởi tính sáng tạo, sự lãng mạn, bay bổng, giải thoát… Thế nhưng, cũng những con người ấy, từ ngày theo cộng sản tác phẩm của họ trở nên khô cứng, gò bó… người đọc không còn thấy ở đó sự sáng tạo.
Gần 75 năm từ ngày cộng sản tiếm quyền cai trị Việt Nam (1945) đến nay nền nghệ thuật nước nhà không để lại được những tác phẩm thật sự có giá trị nhân văn, nghệ thuật. Đa số sáng tác nghệ thuật là sự tuyên truyền trơ trẽn của chính quyền cùng đa số những con người cầm bút phải biến mình thành bút nô. Bởi người sáng tác đều không có tự do, bị áp đặt tư tưởng, cùng nỗi sợ dẫn dắt. Bất kỳ ai sáng tác ra ngoài cái rọ của đảng nhẹ thì mất tiền, bị đấu tố, nặng thì mất chức, ăn cơm tù.
Ở lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam sáng tạo cũng nghèo nàn, đìu hiu.
Cái Việt Nam gọi sáng tạo chỉ là sự cải tiến đơn giản trong sự thiếu thốn để giải quyết các yêu cầu của công việc, hoặc đam mê. Những thứ mà thế giới không hề thiếu và vượt trội về chức năng, độ bền. Thực tế sáng tạo hay cải tiến của người Việt chưa trở thành sản phẩm hàng hóa được người tiêu dùng chấp nhận, tin tưởng.
Dưới sự dẫn dắt của đảng cộng sản người Việt Nam không thiếu tự sướng, thông minh, khéo léo… “đảng cộng sản Việt Nam quang vinh”!? Nhưng cả nước Việt Nam gần 100 triệu dân chẳng có cái sáng tạo nào được thế giới ghi nhận để chứng minh.
Việt Nam không thể có một nơi như thung lũng Silicon bởi người Việt không có tự do. Việt Nam cũng không thể trở thành quốc gia sáng tạo và khởi nghiệp như Israel bởi vì con người bị trói buộc trong tư tưởng nho giáo và cộng sản.
Trong chế độ cộng sản con người bị coi là công cụ của lịch sử, của cách mạng, làm theo nghị quyết của đảng, cúi đầu vâng lời, tuân thủ thứ luật lệ do đảng bày ra… Con người Việt Nam trong chế độ cộng sản xem ra chưa thoát cảnh nô lệ.
Nền Giáo Dục Kìm Hãm Sáng Tạo
Nền giáo dục Việt Nam không phải đào tạo những con người biết tư duy, kính thích sáng tạo. Giáo viên dạy học sinh đi vào lối mòn mà chính họ đã thấy cần phải thoát ra. Học sinh không được chấp nhận tư duy ngoài sự hướng dẫn của sách vở do đảng áp đặt. Một nền giáo dục khô cứng nặng tính tuyên truyền và đào tạo những con người phải biết vâng phục.
Sự giáo dục ở đa số các gia đình Việt cũng không khá hơn. Rất nhiều gia đình ở Việt Nam bắt con cái thực hiện ước muốn của người lớn chứ không phải tôn trọng ước mơ, năng khiếu của con cái. Cha mẹ dạy, truyền nỗi sợ của mình cho con cái. Rất nhiều điều chính cha mẹ thấy không ổn nhưng bắt con cái phải tuân theo.
Bởi thế, nền giáo dục trong trường học và gia đình tại Việt Nam sẽ rất khó có một người trẻ như Joshua Wong ở Hồng Kông. Việt Nam nếu có bạn trẻ nào có sự trăn trở, hiểu biết, tinh thần, niềm tin như Joshua Wong sẽ bị cha mẹ đe, nhà trường đuổi học, mở cửa cho công an vào bắt là điều không thể tránh khỏi.
Thực tế, những người trẻ dám đấu tranh vì những điều tốt đẹp cho tương lai từ môi trường, tự do ngôn luận, dân chủ… thường nhận được sự phản đối đầu tiên từ gia đình, người thân, thầy cô.
Chưa hẳn người Việt không giỏi nhưng dưới sự cai trị của đảng cộng sản thì Việt Nam không thể có được sự sáng tạo như người Mỹ, Israel, người Nhật, người Hàn…
Chừng nào cộng sản còn cai trị dân tộc Việt Nam, sáng tạo có tầm ảnh hưởng sẽ là con số không.
Người Việt Nam không cần sáng tạo, không cần niềm tin, không cần trăn trở… mọi thứ đã có đảng lo.
Võ Ngọc Ánh
(thesaigonpost.us)
Con người chỉ sáng tạo khi có tự do |
Sáng tạo chỉ đến khi con người có tự do. Nếu không có tự do, sáng tạo của con người không được kích hoạt.
Tự do kích hoạt sáng tạo
Văn học Việt Nam trước năm 1945 để lại những tên tuổi Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận… Tác phẩm của họ đã lay động nhiều thế hệ Việt Nam bởi tính sáng tạo, sự lãng mạn, bay bổng, giải thoát… Thế nhưng, cũng những con người ấy, từ ngày theo cộng sản tác phẩm của họ trở nên khô cứng, gò bó… người đọc không còn thấy ở đó sự sáng tạo.
Gần 75 năm từ ngày cộng sản tiếm quyền cai trị Việt Nam (1945) đến nay nền nghệ thuật nước nhà không để lại được những tác phẩm thật sự có giá trị nhân văn, nghệ thuật. Đa số sáng tác nghệ thuật là sự tuyên truyền trơ trẽn của chính quyền cùng đa số những con người cầm bút phải biến mình thành bút nô. Bởi người sáng tác đều không có tự do, bị áp đặt tư tưởng, cùng nỗi sợ dẫn dắt. Bất kỳ ai sáng tác ra ngoài cái rọ của đảng nhẹ thì mất tiền, bị đấu tố, nặng thì mất chức, ăn cơm tù.
Ở lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam sáng tạo cũng nghèo nàn, đìu hiu.
Cái Việt Nam gọi sáng tạo chỉ là sự cải tiến đơn giản trong sự thiếu thốn để giải quyết các yêu cầu của công việc, hoặc đam mê. Những thứ mà thế giới không hề thiếu và vượt trội về chức năng, độ bền. Thực tế sáng tạo hay cải tiến của người Việt chưa trở thành sản phẩm hàng hóa được người tiêu dùng chấp nhận, tin tưởng.
Dưới sự dẫn dắt của đảng cộng sản người Việt Nam không thiếu tự sướng, thông minh, khéo léo… “đảng cộng sản Việt Nam quang vinh”!? Nhưng cả nước Việt Nam gần 100 triệu dân chẳng có cái sáng tạo nào được thế giới ghi nhận để chứng minh.
Việt Nam không thể có một nơi như thung lũng Silicon bởi người Việt không có tự do. Việt Nam cũng không thể trở thành quốc gia sáng tạo và khởi nghiệp như Israel bởi vì con người bị trói buộc trong tư tưởng nho giáo và cộng sản.
Trong chế độ cộng sản con người bị coi là công cụ của lịch sử, của cách mạng, làm theo nghị quyết của đảng, cúi đầu vâng lời, tuân thủ thứ luật lệ do đảng bày ra… Con người Việt Nam trong chế độ cộng sản xem ra chưa thoát cảnh nô lệ.
Nền Giáo Dục Kìm Hãm Sáng Tạo
Nền giáo dục Việt Nam không phải đào tạo những con người biết tư duy, kính thích sáng tạo. Giáo viên dạy học sinh đi vào lối mòn mà chính họ đã thấy cần phải thoát ra. Học sinh không được chấp nhận tư duy ngoài sự hướng dẫn của sách vở do đảng áp đặt. Một nền giáo dục khô cứng nặng tính tuyên truyền và đào tạo những con người phải biết vâng phục.
Sự giáo dục ở đa số các gia đình Việt cũng không khá hơn. Rất nhiều gia đình ở Việt Nam bắt con cái thực hiện ước muốn của người lớn chứ không phải tôn trọng ước mơ, năng khiếu của con cái. Cha mẹ dạy, truyền nỗi sợ của mình cho con cái. Rất nhiều điều chính cha mẹ thấy không ổn nhưng bắt con cái phải tuân theo.
Bởi thế, nền giáo dục trong trường học và gia đình tại Việt Nam sẽ rất khó có một người trẻ như Joshua Wong ở Hồng Kông. Việt Nam nếu có bạn trẻ nào có sự trăn trở, hiểu biết, tinh thần, niềm tin như Joshua Wong sẽ bị cha mẹ đe, nhà trường đuổi học, mở cửa cho công an vào bắt là điều không thể tránh khỏi.
Thực tế, những người trẻ dám đấu tranh vì những điều tốt đẹp cho tương lai từ môi trường, tự do ngôn luận, dân chủ… thường nhận được sự phản đối đầu tiên từ gia đình, người thân, thầy cô.
Chưa hẳn người Việt không giỏi nhưng dưới sự cai trị của đảng cộng sản thì Việt Nam không thể có được sự sáng tạo như người Mỹ, Israel, người Nhật, người Hàn…
Chừng nào cộng sản còn cai trị dân tộc Việt Nam, sáng tạo có tầm ảnh hưởng sẽ là con số không.
Người Việt Nam không cần sáng tạo, không cần niềm tin, không cần trăn trở… mọi thứ đã có đảng lo.
Võ Ngọc Ánh
(thesaigonpost.us)
Rất chính xác!
Trả lờiXóaSự tự do nảy sinh ra ý tưởng sáng tạo ví như 24 chữ cái đã được sáng tạo ra biết bao nhiêu áng văn thơ từ hàng thế kỷ nay và nó sẽ không bao giờ chấm hết! Cũng ví như sự phát minh ra bánh xe quay đã là nguồn cội của biết bao cơ man là vật dụng cần đến phát minh ấy trong đời sống thường nhật của loài người.
Ngoài ra, sáng tạo là phiên bản duy nhất trong mọi lãnh vực, mọi đề tài. Sáng tạo không để tạo ra sản phẩm hàng loạt đồng nhất nhau như... đồng phục! Vì thế, nếu không có tự do thì sự sáng tạo sẽ bị trở thành sản xuất đồng phục nói trên.
Sáng tạo cần tự do để ý tưởng không bị trùng lặp và sáng tạo là phát minh điều gì mới lạ, không có phiên bản thứ hai.