Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
(trái) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (giữa) tại Trung tâm Báo
chí Quốc gia ờ Hà Nội trước phiên khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới
ASEAN hôm 12/9/2018. Ông Lý đã gây ra tranh cãi về phát biểu nhắc lại
việc Việt Nam "xâm lược" Campuchia.
Phát
biểu khơi lại chuyện Việt Nam “xâm lược” Campuchia cuối thập niên 1980
của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tiếp tục gây ra phản ứng mạnh mẽ từ
Việt Nam và Campuchia với việc Thủ tướng Hun Sen cáo buộc người đứng
đầu Singapore ủng hộ chế độ diệt chủng Pol Pot.
Thủ
tướng Lý tuần trước đưa ra lời phát biểu trong bài diễn văn ở Đối thoại
Shangri-La và trên Facebook cá nhân rằng Việt Nam đã “xâm lược”
Campuchia, khi đề cập đến thời gian quân đội Việt Nam “chiếm đóng” nước
này từ năm 1979, trong bối cảnh Việt Nam đang mưu tìm sự ủng hộ của cộng
đồng quốc tế để trở thành ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an
LHQ.
“Đây
có lẽ là một sự rạn nứt nghiêm trọng nhất mà chúng ta được biết,” Giáo
sư Carl Thayer của Đại học New South Wales nói với VOA khi nhận định về
phản ứng của Việt Nam và Campuchia trước phát biểu của người đứng đầu
Singapore.
Tại sao lúc này?
Chuyên
gia về các vấn đề Việt Nam cho rằng đây là vấn đề rất nhạy cảm đặc biệt
trong bối cảnh “Việt Nam đang chuẩn bị được bầu vào Hội đồng Bảo an
Liên Hiệp Quốc với tư cách là thành viên không thường trực.”
Phát
biểu của Thủ tướng Lý đưa ra khi chỉ một tuần trước khi Hội đồng Bảo an
LHQ bỏ phiếu bầu 5 thành viên không thường trực vào ngày 7/6 và Việt
Nam là ứng cử viên duy nhất từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương và “có cơ
hội lớn trúng cử”, theo truyền thông trong nước.
Liệu
có một chiến dịch gì đó đang được dàn dựng để hạn chế ảnh hưởng của Hà
Nội trên trường quốc tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang là ứng
viên duy nhất của khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho một trong 5 ghế
không thường trục của Hội đồng Bảo an LHQ.
Vũ Đức Khanh, Luật sư
Từ
Canada, Luật sư Vũ Khanh nói với VOA rằng “liệu có một chiến dịch gì đó
đang được dàn dựng để hạn chế ảnh hưởng của Hà Nội trên trường quốc tế,
nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang là ứng viên duy nhất của khu vực
châu Á-Thái Bình Dương cho một trong 5 ghế không thường trực của Hội
đồng Bảo an LHQ mà hôm nay sẽ biểu quyết?”
Trong
bài phát biểu của mình tại diễn đàn an ninh khu vực thường niên có tên
Đối thoại Shangri-La tổ chức ở Singapore hôm 31/5, ông Lý đề cập đến
lịch sử hình thành của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong
đó ông nhấn mạnh ý định ban đầu của ASEAN là nhằm lập “liên minh quân
sự” để chống lại xu thế lan rộng của chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Nam Á
trong những năm đầu Chiến tranh lạnh.
Việc
ông Lý nhắc đến lịch sử “Việt Nam xâm lược Campuchia” tại một diễn đàn
quốc tế lớn, trong năm mà Việt Nam kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng chế
độ Khmer Đỏ, gây thắc mắc cho nhiều người.
Trang
tin Hoa Ngữ độc lập đa chiều hôm 4/6 đăng bài của tác giả Trữ Ân nhan
đề “Phát biểu của ông Lý Hiển Long tại Đối thoại Shangri-La rốt cục nói
thay cho ai”, được VietTimes đăng tải lại bằng tiếng Việt, nói rằng “hẳn
ông (Lý) biết rằng Việt Nam ngày nay vẫn coi việc họ đưa quân vào
Campuchia là một cuộc chiến chính nghĩa.”
Phát
ngôn của Thủ tướng Singapore "làm sống lại một lịch sử mà trong đó
chúng ta không thể thanh minh và ủng hộ cho bất kỳ việc giết người hàng
loạt và diệt chủng (nhân loại) nào.”
Carl Thayer, GS Đại học New South Wales
Tuy
nhiên, giải thích trong một thông cáo báo chí ra ngày 7/6, Bộ Ngoại
giao Singapore nói thủ tướng của họ nhắc lại giai đoạn lịch sử “để giải
thích làm thế nào mà khả năng lãnh đạo và viễn kiến đã giúp chấp dứt các
cuộc chiến bi thương gây ra đau khổ cho nhân dân Đông Dương, đem lại
hòa bình và hợp tác ở khu vực ngày nay.”
“Xâm lược” hay không?
GS
Thayer nói với VOA hôm 7/6 từ Canberra rằng ông gọi việc Việc Nam đưa
quân vào Campuchia cách đây 4 thập kỷ là “một sự can thiệp quân sự”và
rằng Thủ tướng Lý đáng ra nên “thận trọng” trong việc lựa chọn từ ngữ
của mình khi nói về vấn đề này.
“Việc
này làm sống lại một lịch sử mà trong đó chúng ta không thể thanh minh
và ủng hộ cho bất kỳ việc giết người hàng loạt và diệt chủng (nhân loại)
nào,” GS Thayer nói.
Bộ
trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh khẳng định hôm 3/6 rằng “đội quân
tình nguyện Việt Nam đã đến để giải phóng nhân dân chúng tôi.” Sau đó,
người đứng đầu Campuchia, Hun Sen, viết trên Facebook cá nhân rằng phát
biểu của ông Lý “phản ánh quan điểm của Singapore ủng hộ chế độ diệt
chủng và mong nó quay trở lại Campuchia.”
Ước tính khoảng từ 1,7 cho đến 2 triệu người dân Campuchia bị giết hại trong 4 năm cầm quyền của Khmer Đỏ.
Bộ
Ngoại giao Singapore hôm 7/6 nói rằng nước ngày “không có cảm thông cho
Khmer Đỏ, không muốn thấy Khmer Đỏ quay lại Campuchia.”
Ngoại
trưởng Phạm Bình Minh hôm 7/6 cho biết ông đã có “một cuộc nói chuyện
chân tình qua điện thoại với Ngoại trưởng Singapore Vivian
(Balakrishnan) về phát biểu gây tổn thương của Thủ tướng Lý (Hiển
Long).”
Trong
một dòng đăng tải trên Twitter, ông Minh viết ông “nhắc nhở (ngoại
trưởng Singapore) về kỷ niệm 40 năm chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer
Đỏ và phán quyết của ECCC (tòa án xét xử tội ác diệt chủng ở Campuchia).
Sự hy sinh của quân tình nguyện Việt Nam trong việc giúp người dân
Campuchia xứng đáng được trân trọng.”
Dư
luận trong nước Việt Nam đã phản ứng gay gắt trước phát biểu của Thủ
tướng Singapore khi nhiều người kêu gọi ông Lý đưa ra lời xin lỗi và
thậm chí còn kêu gọi tẩy chay không đi du lịch Singapore.
Trước
những phản ứng gay gắt từ Việt Nam và Campuchia, Chủ tịch Quốc hội
Singapore Tan Chuan-Jin hôm 7/6 nói phát biểu của Thủ tướng Lý không
thay đổi hiện tại là “bạn tốt” giữa Singapore và Việt Nam. Tuy nhiên ông
Tan nói điều này cũng không thể thay đổi quá khứ “xâm lược” Campuchia
“như mọi người nhìn nhận nó.”
(VOA)
Không có nhận xét nào