Vì sao Thủ tướng Phúc một lần nữa trong nhiều lần ‘kêu gọi báo chí đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá’?
Thêm chú thích |
Hẳn
đó là hệ quả mà Nguyễn Xuân Phúc - người bộc lộ tham vọng chính trị rõ
hơn hết trong những năm sau đại hội 12 - không thể yêu thích khi ông ta
phải trở thành tiêu điểm bình phẩm, chỉ trích và tố cáo của các đồng chí
trong nội bộ đảng Cộng sản lẫn dư luận trên mạng xã hội về quá nhiều
‘thành tích’ của Phúc trong nhiệm kỳ này: để mặc hoặc tiếp tay cho Bộ
Công thương tăng phi mã giá xăng dầu và điện, bỏ mặc hoặc bật đèn xanh
cho Bộ Giao thông Vận tải và nhóm lợi ích giao thông dập phí BOT lên đầu
lái xe và doanh nghiệp, thả rông cho Bộ Tài nguyên Môi trường và các
doanh nghiệp xả thải đậm đặc khắp các vùng đất nước…
Và hẳn Nguyễn Xuân Phúc không thể quên, hoặc còn nhớ mãi về trang mạng Chân Dung Quyền Lực.
Vào
cuối năm 2014, lần đầu tiên Chân Dung Quyền Lực xuất hiện và tạo nên
một cơn địa chấn trong chính trường và chính giới Việt nam khi tấn công
không thương tiếc, với nhiều chi tiết liên quan đến tài sản, sân sau và
nhân thân ‘chính trị nội bộ’, đối với một số ủy viên bộ chính trị khi
đó, đặc biệt là Nguyễn Xuân Phúc. Khỏi phải nói rằng hiệu ứng của trang
mạng phe cánh chính trị này đã khiến nhiều ‘chính khách’ co rúm và phải
uống thuốc ngủ. Nhưng đến gần cuối năm 2015 khi sắp diễn ra đại hội 12,
trang Chân Dung Quyền Lực tự nhiên biến mất theo đúng cái cách mà nó đã
thình lình xuất hiện. Có lẽ vào lúc đó, ‘nhiệm vụ lịch sử’ của nó đã tạm
hoàn thành.
Nhưng không có Chân Dung Quyền Lực này thì lại xuất hiện ‘Chân Dung Quyền Lực’ khác.
Vào
tháng Tám năm 2018, hiện tượng đơn thư tố cáo nội bộ lại xuất hiện trên
mạng xã hội. Một vụ việc độc đáo được mạng xã hội đề cập là một bức thư
của một người được cho là nhà giáo Nguyễn Cảnh Bình từ Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh tố cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về nhiều vấn
đề, trong đó nổi cộm là chuyện ông Phúc để cho một số cấp dưới, đại gia
và người thân trong gia đình ông Phúc thao túng chính trường và trục lợi
cá nhân, đồng thời đang tổ chức một chiến dịch vừa chạy đua vừa tranh
giành chức vụ tổng bí thư tại đại hội 13 vào năm 2021, với ‘liên danh’
Nguyễn Xuân Phúc - Trương Hòa Bình - Nguyễn Văn Bình để đối chọi với một
‘trục’ khác là Trần Quốc Vượng - Vương Đình Huệ…
Cho
tới nay người ta vẫn chưa thấy ông Nguyễn Cảnh Bình lên tiếng phản bác
về bức thư trên hay tố cáo kẻ nào đó đã mạo danh ông. Sự im lặng như thể
công nhận ấy càng khiến dư luận tin rằng bức thư trên, tuy chưa biết
những nội dung của nó đáng tin cậy đến đâu, nhưng có vẻ xuất phát từ
‘người thực việc thực’.
Một
cách tối thiểu, hiện tượng ‘người thực việc thực’ đó đã được chứng thực
trên phưng diện lobby chính trị. Từ giữa năm 2017 và trùng với thời
điểm Trần Đại Quang bất thần bị ‘bệnh lạ’ mà đã ‘biến mất’ lần đầu tiên
trong gần hết tháng Tám năm đó, người ta nhận ra Thủ tướng Phúc đã bắt
đầu chiến dịch vận động cho chức vụ tổng bí thư tại đại hội 13 vào năm
2021. Ngoài thành tích ‘GDP tăng trưởng vượt bậc’, ông Phúc đi nhiều địa
phương và nơi nào cũng được ông ta xem là ‘đầu tàu’, cùng những từ ngữ
đầy hoa mỹ mà đã khiến giới lãnh đạo những địa phương này ‘tự sướng’ đến
mức có thể sẵn lòng bỏ phiếu cho ông Phúc trong một hội nghị trung ương
‘thăm dò uy tín tổng bí thư cho đại hội 13’ và kể cả tại đại hội 13…
Cùng lúc, nhiều dư luận bắt đầu đề cập nhiều hơn đến ‘nhóm sân sau’ của
Thủ tướng Phúc - một câu chuyện rất tương đồng với các nhóm lợi ích sân
sau của Nguyễn Tấn Dũng trong 9 năm trời ông ta làm thủ tướng. Tuy chưa
đến mức thao túng chính phủ và ‘đớp hốt’ ghê gớm như các nhóm sân sau
của Nguyễn Tấn Dũng, những nhóm kinh tài được cho là sân sau của Thủ
tướng Phúc lại được cho là ‘rất nhiều triển vọng’ để trở thành nhóm lợi
ích có sức ảnh hưởng lớn nhất đến chính phủ và cả đường lối của đảng
Cộng sản Việt Nam trong tương lai không xa.
(VNTB)
Không có nhận xét nào