Tôi có nguồn tin đáng tin cậy nói
rằng âm mưu lật đổ Tổng thống Nicolás Maduro bắt nguồn từ giới thân
cận với ông, chứ không phải từ phe đối lập.
Câu
hỏi lớn được đặt ra là vì sao họ lại không tiếp tục, mặc dù một bài
báo đăng trên tờ the Washington Post có viết về một câu chuyện khá
thuyết phục.
Một điều đã rõ rằng đó là một kế hoạch tinh vi, và có lẽ chúng ta ít có khả năng sớm được chứng kiến một kế hoạch tương tự.
Sự
bất bình trong những quan chức chính phủ hàng đầu làm lộ những rạn nứt
trong chính phủ Manduro, cho thấy vị tổng thống đã bị làm suy yếu bởi
những căng thẳng nội bộ. Nhưng sau một tháng, cả ông lẫn lãnh đạo phe
đối lập do ông Juan Guaido đưng đầu đều dường như không có khả năng
đánh bại phe kia bằng một động thái quyết định.
Thay vào đó, họ bắt đầu đàm phán một tiến trình hòa bình tại Oslo do người Na Uy dàn xếp.
Trong
khi đó, người dân Venezuela, những người tưởng rằng cuộc nổi dậy có
thể làm thay đổi cuộc sống cơ cực của mình, lại quay về vật lộn với
sinh tồn hàng ngày.
Tình hình đúng là như vậy đối với một phụ nữ trẻ, người tôi hỏi chuyện tại trung tâm Caracas.
Chị
nói với tôi chị đã ở bệnh viện hai tháng chờ đến lượt làm phẫu thuật
vì đốt sống lưng bị gẫy. Nhưng cuối cùng chị không được phẫu thuật vì
bác sỹ không có thuốc men và dụng cụ y tế, kể cả thuốc sát trùng.
Chị
cho biết chỉ một trong 10 phụ nữ được phẫu thuật trong thời gian chị ở
bệnh viện. Chín người còn lại phải về nhà trong tình trạng bị nhiễm
trùng lây trong bệnh viện. Một người bị liệt do viêm màng não.
Những
câu chuyện kinh khủng như vậy là rất phổ biến tại quốc gia giàu tài
nguyên giờ đang gặp khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng này. Khủng hoảng
là kết quả của nhiều năm quản lý tồi, tham nhũng, kết hợp với giá dầu
tụt giảm.
Những
người dễ tổn thương nhất tất nhiên là trẻ em. Maria Gutierrez đi đầu
trong cuộc chiến chống suy dinh dưỡng ở Petare, khu nhà ổ chuột lớn
nhất Venezuela.
Bà
đảm bảo cho những trẻ em cần nhất được ăn một bữa mỗi ngày, với những
bữa ăn đủ chất có cơm, rau và thịt. Bà nấu ăn trong căn bếp nhỏ và tiền
mua thực phẩm do một tổ chức đối lập tài trợ.
"Chị
nhìn này," bà kể cho tôi, đẩy hai em trai ra phía trước: "Nhìn xem các
cháu thấp thế này." Con trai bà, cùng tuổi với hai em, cao gần gấp đôi.
Ngay
cả trong các khu nhà ổ chuột của Venezuela, người dân từng có đủ thức
ăn vì họ được chính phủ xã hội chủ nghĩa trợ cấp. Nay họ vẫn được trợ
cấp đôi chút, nhưng ít hơn nhiều vì khủng hoảng kinh tế ngày một sâu.
Và
tình hình gần như chắc chắn sẽ xấu đi trước lệnh trừng phạt của Mỹ. Đó
là chiến lược chính của chính quyền Trump, nhằm đẩy ông Maduro ra khỏi
ghế tổng thống và giúp ông Guaidó lên đứng đầu một chính phủ chuyển
giao với nhiệm vụ tổ chức các kỳ bầu cử tổng thống mới.
Phía Mỹ trông đợi quân đội sẽ chuyển phe ủng hộ. Tuy nhiên điều này, như chúng ta thấy, vẫn chưa xảy ra.
Và
đàm phán không nằm trong kế hoạch: "Điều duy nhất cần đàm phán với
Nicolás Maduro là điều kiện ra đi của ông ta," Bộ Ngoại giao Mỹ nói về
cuộc đàm phán ở Oslo.
Can
thiệp quan sự, ít nhất là tại thời điểm này, cũng không nằm trong kế
hoạch, mặc dù có những lời đe dọa rằng "mọi khả năng đều nằm trên bàn."
Nhưng
một số người dân Venezuela nói với tôi họ có thái độ cởi mở với can
thiệp từ bên ngoài, và chán nản với bất cứ giải pháp nào khác để giải
quyết bế tắc chính trị.
"Chúng
tôi cần Lính thủy đánh bộ [Mỹ]," một người đàn ông lớn tuổi nói. Ông
lên án các bộ trưởng nội các là "những kẻ hút máu" và phủ nhận phe
đối lập do ông Guaidó là không hiệu quả. "Vì sao họ vẫn chưa vào?"
Một
người đàn ông lớn tuổi khác sống cùng khu cũng không ủng hộ chính phủ.
Nhưng ông từng là người ủng hộ lý tưởng chính trị cánh tả của cố Tổng
thống Hugo Hugo Chávez.
"Tôi
vẫn là một người Chavista [theo Chavez]," ông nói, rồi ngừng lại. "Tại
sao tôi vẫn là một Chavista? Đến cả tôi cũng không biết nữa."
Có lẽ, ông gợi ý, tôi không phải là một "Madurista" [người theo Maduro].
Cũng
như ở tất cả các nhà nước thất bại khác, vẫn có sự giàu có ở đâu đó -
một số là do tiền từ trước để lại, một số là tiền mới có thu từ tham
nhũng hoặc thu được nhờ có quan hệ thân thiết với chế độ.
Chúng tôi ở trong bong bóng tại một khách sạn năm sao đã qua thời hoàng kim.
Tôi bị dị ứng nặng vì chiếc máy lọc không khí quá bẩn, nhưng trong khách sạn có nước, có điện, có internet. Đó là thiên đường.
Image caption Các tổ chức xã hội phát thực phẩm cho trẻ em đói nghèo ở Caracas
Đối với Maria, chỉ có khu ổ chuột Petare.
Bà
tìm được việc làm thợ may, nhưng chỉ là khâu và quần áo cũ, chẳng ai
có tiền để mua quần áo mới. Và nếu có ai cần phéc-mơ-tuya mới, quên đi,
sẽ chẳng có cái nào để tìm.
Tôi ngắm bà khâu vá đống quần áo cũ trong của hàng tối, ẩm mốc. Có những tấm vải rách chi chít.
Nhưng
bà còn kiếm được một túi gạo hay bột mì cho mỗi đống quần áo cũ bà
khâu - và kiếm được năm hay sáu túi sau 12 giờ làm việc. Bà nghỉ tay
vào ba giờ sáng, ngủ vài tiếng rồi lại dậy nấu ăn cho trẻ em trong
khu.
Barbara Plett Usher
Phóng viên BBC từ Caracas
(BBC)
Không có nhận xét nào