Một thiếu tướng quân đội Việt Nam
hoạt động ở khu vực biên giới với Trung Quốc vừa lên tiếng cảnh báo về
tình trạng ô nhiễm do Trung Quốc gây ra ở khu vực biên giới Việt Nam,
đồng thời kêu gọi chính phủ và các tỉnh biên giới gửi công hàm, yêu cầu
quốc gia láng giềng bồi thường cho những thiệt hại về môi trường đã gây
ra cho đất nước, người dân Việt Nam.
Thiếu tướng Sùng Thìn Cò-Phó tư lệnh Quân khu 2. |
Phát
biểu tại diễn đàn Quốc hội ngày 30/5, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò, Phó tư
lệnh quân khu 2, cho rằng đã tới lúc “cần quan tâm” đến vấn đề ô nhiễm
môi trường trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, theo
tường thuật của báo chí Việt Nam.
Theo
tướng Cò, do lợi thế địa hình cao hơn Việt Nam, nên toàn bộ những “hệ
lụy” của việc phát triển kinh tế của Trung Quốc như chất thải, nước thải
độc hại từ các khu công nghiệp, chế xuất… đổ ra các sông suối xuyên
biên giới đều chảy về Việt Nam, làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe
của người dân.
“Biên
giới là lá phổi xanh của đất nước và bảo vệ môi trường, sức khỏe người
Việt Nam”, VnExpress dẫn lời tướng Sùng Thìn Cò nói.
Phó
tư lệnh quân khu 2 cho biết ngoài vấn đề xả chất thải, nước thải vào
Việt Nam, “có thời điểm, Trung Quốc không điều phối nước cho phía Việt
Nam, thậm chí có những lúc xả nước ở đập thủy điện bất ngờ…”
Vì
vậy, ông đề nghị chính phủ và các tỉnh biên giới có công hàm yêu cầu
quốc gia láng giềng phải bồi thường cho những thiệt hại mà họ gây ra cho
Việt Nam, theo công ước quốc tế và các thỏa thuận giữa Việt Nam và
Trung Quốc.
Tướng
Sùng Thìn Cò cũng đề nghị chính phủ nên xem xét và sớm đàm phán với
phía Trung Quốc để ký Hiệp định về quản lý, bảo vệ môi trường xuyên biên
giới nếu chưa ký hiệp định này.
Trong
buổi công bố một báo cáo nghiên cứu độc lập hôm 30/5, Ngân hàng Thế
giới cảnh báo ô nhiễm đang tấn công nguồn nước mặt và nước trong lòng
đất tại Việt Nam, giữa lúc tình trạng ô nhiễm có xu hướng ngày càng gia
tăng. Theo tổ chức này, các mối đe dọa về môi trường trên có thể gây
thiệt hại từ 0,2 – 3,5% GDP, theo tính toán số liệu của năm 2016, với
mức dao động từ 400 triệu-7 tỉ đôla Mỹ cho mỗi mối đe dọa/ảnh hưởng.
(VOA)
Không có nhận xét nào