Có tâm huyết, có kiến thức, có lý tưởng, JOSHUA WONG là một hình ảnh đẹp của Hong Kong. 17 tuổi đã là một trong những thủ lãnh Phong Trào Dù Vàng 2014, đòi dân chủ; 22 tuổi, vừa ở tù ra đã đòi thủ tướng do Trung Cộng dựt dây từ chức, nói thẳng vào mặt Bắc Kinh là dân Hong Kong không muốn trở thành Tàu Cộng.
Joshua Wong rất đáng khâm phục , nhưng sự thực, nghĩ cho cùng, là Joshua Wong ở Hong Kong dễ hơn, thoải mái hơn, ít nguy hiểm hơn là người chống đối chế độ ở VN.
Bởi vì dù sao, Cảnh sát Hong Kong cũng được người Anh huấn luyện, ít dã man hơn và chưa biết giúp người chống đối tự tử trong đồn công an.
Bởi vì dù Tư pháp Hong Kong, từ 20 năm nay, đã bị Bắc kinh thao túng, nhưng tòa án vẫn còn tương đối độc lập. Trước áp lực của dân, Joshua chỉ nằm tù vài ngày đã được trả tự do. Ông bà quan tòa Hong kong không phân phát 10, 15, 20 năm tù dễ dàng như ông già Noël phát kẹo, như ở một xứ man rợ.
Và tranh đấu giữa 2 triệu người đồng chí hướng, quyết tâm đoàn kết, nhiệt thành, ,dễ dàng hơn là đấu tranh giữa một lực lượng công an hung hãn, một đoàn quân DLV đông đảo sẵn sàng đánh hôi, vì thú vui hay vì sinh kế. Nhất là giữa sự thờ ơ của những người chung quanh. Thờ ơ, thay vì phải liên đới, đoàn kết, hỗ trợ những người có can đảm thay người khác lên tiếng đòi quyền sống cho tất cả.
Không có gì ghê rợn hơn sự cô đơn. Những người VN trong nước tranh đấu tranh đấu trong sự cô đơn cùng cực đó. Martin Luther King, Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi… trong những giai đoạn nguy hiểm, gay go nhất, bao giờ cũng có những đám đông trung kiên bao quanh, bảo vệ, hỗ trợ.
Những người VN ở quốc nội tranh đấu một mình, đơn thương, độc mã. Cái đáng sợ nhất không phải là bạo quyền, cái đáng sợ nhất là sự thờ ơ của quần chúng.
Hơn cả sự thờ ơ, người Việt còn có khả năng , và tìm thấy cái vui thú , trong việc chỉ trích, chê bai, miệt thị, dạy khôn, mạ lỵ, chụp mũ những người làm những việc mình không dám làm. Đáng lẽ mình phải làm.
Nhà tù ở Hong Kong còn dấu vết của văn minh, còn là nơi ngăn ngừa người bị giam giữ khỏi tái phạm. Nhà tù VN là nơi để trả thù, để thoả mãn thú tính của người có quyền, là nơi hành hạ tù nhân cả về thể ác lẫn tinh thần, nhất là tinh thần, dưới mọi hình thức man rợ. Chưa nói tới việc đày đọa thân nhân, kể cả con cái còn thơ ấu, theo phong tục tru di tam tộc thời thượng cổ.
Phải có can đảm gấp 100 lần Joshua Wong mới dám tranh đấu cho tự do, cho nhân quyển, cho đất nước ở VN.
Nếu phải đấu tranh trong sự thờ ơ của người đồng cảnh, có chắc Luther King, Mandela, Suu Kyi làm được những điều họ đã làm ?
Cái phải thán phục, phải học hỏi là kế hoạch và phương pháp hành động của Hông Kong. Hai triệu người đổ xuống đường, quyết liệt nhưng không hỗn loạn, cướp phá, là một bài học về tổ chức, về tinh thần kỷ luật khiến cả thế giới phải ngả mũ. Nói dễ, làm khó, nhất là vớí người Việt, sở trường là làm ăn luộm thuộm.
Trong những ngày phấn khởi với Hong Kong xuống đường rầm rộ, đừng quên những người như Trần thị Nga, Trần Huỳnh Duy Thức và không biết bao nhiêu những nhà tranh đấu VN khác, đang nằm trong nhà tù. Hay đang can đảm đương đầu với sóng gió. Đừng để họ đơn độc, hay có cảm tưởng bị bỏ quên
(tuthuc-paris-blog.com)
Từ Joshua Wong tới nhựng người tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam |
Joshua Wong rất đáng khâm phục , nhưng sự thực, nghĩ cho cùng, là Joshua Wong ở Hong Kong dễ hơn, thoải mái hơn, ít nguy hiểm hơn là người chống đối chế độ ở VN.
Bởi vì dù sao, Cảnh sát Hong Kong cũng được người Anh huấn luyện, ít dã man hơn và chưa biết giúp người chống đối tự tử trong đồn công an.
Bởi vì dù Tư pháp Hong Kong, từ 20 năm nay, đã bị Bắc kinh thao túng, nhưng tòa án vẫn còn tương đối độc lập. Trước áp lực của dân, Joshua chỉ nằm tù vài ngày đã được trả tự do. Ông bà quan tòa Hong kong không phân phát 10, 15, 20 năm tù dễ dàng như ông già Noël phát kẹo, như ở một xứ man rợ.
Và tranh đấu giữa 2 triệu người đồng chí hướng, quyết tâm đoàn kết, nhiệt thành, ,dễ dàng hơn là đấu tranh giữa một lực lượng công an hung hãn, một đoàn quân DLV đông đảo sẵn sàng đánh hôi, vì thú vui hay vì sinh kế. Nhất là giữa sự thờ ơ của những người chung quanh. Thờ ơ, thay vì phải liên đới, đoàn kết, hỗ trợ những người có can đảm thay người khác lên tiếng đòi quyền sống cho tất cả.
Không có gì ghê rợn hơn sự cô đơn. Những người VN trong nước tranh đấu tranh đấu trong sự cô đơn cùng cực đó. Martin Luther King, Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi… trong những giai đoạn nguy hiểm, gay go nhất, bao giờ cũng có những đám đông trung kiên bao quanh, bảo vệ, hỗ trợ.
Những người VN ở quốc nội tranh đấu một mình, đơn thương, độc mã. Cái đáng sợ nhất không phải là bạo quyền, cái đáng sợ nhất là sự thờ ơ của quần chúng.
Hơn cả sự thờ ơ, người Việt còn có khả năng , và tìm thấy cái vui thú , trong việc chỉ trích, chê bai, miệt thị, dạy khôn, mạ lỵ, chụp mũ những người làm những việc mình không dám làm. Đáng lẽ mình phải làm.
Nhà tù ở Hong Kong còn dấu vết của văn minh, còn là nơi ngăn ngừa người bị giam giữ khỏi tái phạm. Nhà tù VN là nơi để trả thù, để thoả mãn thú tính của người có quyền, là nơi hành hạ tù nhân cả về thể ác lẫn tinh thần, nhất là tinh thần, dưới mọi hình thức man rợ. Chưa nói tới việc đày đọa thân nhân, kể cả con cái còn thơ ấu, theo phong tục tru di tam tộc thời thượng cổ.
Phải có can đảm gấp 100 lần Joshua Wong mới dám tranh đấu cho tự do, cho nhân quyển, cho đất nước ở VN.
Nếu phải đấu tranh trong sự thờ ơ của người đồng cảnh, có chắc Luther King, Mandela, Suu Kyi làm được những điều họ đã làm ?
Cái phải thán phục, phải học hỏi là kế hoạch và phương pháp hành động của Hông Kong. Hai triệu người đổ xuống đường, quyết liệt nhưng không hỗn loạn, cướp phá, là một bài học về tổ chức, về tinh thần kỷ luật khiến cả thế giới phải ngả mũ. Nói dễ, làm khó, nhất là vớí người Việt, sở trường là làm ăn luộm thuộm.
Trong những ngày phấn khởi với Hong Kong xuống đường rầm rộ, đừng quên những người như Trần thị Nga, Trần Huỳnh Duy Thức và không biết bao nhiêu những nhà tranh đấu VN khác, đang nằm trong nhà tù. Hay đang can đảm đương đầu với sóng gió. Đừng để họ đơn độc, hay có cảm tưởng bị bỏ quên
(tuthuc-paris-blog.com)
Không có nhận xét nào