Vụ ‘công an bắt thanh tra’ là do một bàn tay đạo diễn ẩn giấu muốn ‘đấm’ Bộ trưởng bộ xây dựng Phạm Hồng Hà?
Không
phải ngẫu nhiên mà vài tờ báo nhà nước chợt dẫn lại thông báo hôm 13/6
của Cơ quan điều tra, Công an tỉnh Vĩnh Phúc gửi Đảng bộ Thanh tra Bộ
Xây dựng, chi bộ phòng Phòng chống tham nhũng - nơi Trưởng đoàn thanh
tra Nguyễn Thị Kim Anh đang công tác - về việc bà Kim Anh bị tạm giữ từ
ngày 12/6 do bị bắt quả tang nhận hối lộ, trong đó nhấn mạnh “bà Kim Anh
sinh năm 1975 tại xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An; hiện đang cư trú
tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội”.
Cùng lúc, trên mạng xã hội ồn ã đồn đoán về ‘Nguyễn Thị Kim Anh là cháu của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng’.
Nguyễn
Sinh Hùng quê quán Nghệ An, từng là chủ tịch quốc hội và nằm trong ‘tứ
trụ’ của chính thể độc tài ở Việt Nam. Khi còn đương chức, ông Hùng đã
trở nên ‘nổi tiếng’ với rất nhiều đồn đoán về việc ông ta có mối quan hệ
kim tiền với nhân vật Hà Văn Thắm - chủ tịch hội đồng quản trị Ngân
hàng OceanBank mà về sau này Thắm đã bị bắt, truy tố và nhận án tù chung
thân.
Nguyễn Sinh Hùng (trái) và Hà Văn Thắm
Cũng
đang nổi lên một luồng dư luận khác cho rằng dù Công an Vĩnh Phúc quyết
‘trảm’ bằng được vụ Nguyễn Thị Kim Anh, nhưng vì Kim Anh là cháu của
Nguyễn Sinh Hùng nên vụ này khó có khả năng được Viện Kiểm sát tối cao
phê chuẩn.
Trong
khi đó, ngày càng dày thêm dư luận về việc phát hiện ra vụ Nguyễn Thị
Kim Anh không phải là do tinh thần mẫn cán và trình độ nghiệp vụ của
Công an Vĩnh Phúc, mà bản chất của câu chuyện này là ‘chúng nó cắn
nhau’.
Cũng
gần tương tự như câu chuyện đại gia làm giả xăng dầu Trịnh Sướng ở Sóc
Trăng mà mãi đến hôm nay mới bị phát hiện sau nhiều năm cùng quá nhiều
xe cộ cháy thành than trên khắp vùng đất nước, khó ai tin là một đoàn
thanh tra bị phát hiện tiêu cực là do công an điều tra ra, bởi từ trước
đến nay đã quá phổ biến tinh thần ‘cùng ăn, cùng bao che’ giữa công an
và thanh tra. Vụ ‘công an bắt thanh tra’ chẳng qua là do một bàn tay đạo
diễn ẩn giấu muốn ‘đấm’ Bộ trưởng bộ xây dựng Phạm Hồng Hà.
Bàn tay đạo diễn đó là ai và thế lực nào?
Có ít nhất vài giả thiết cho rằng âm mưu đó xuất phát từ một phó thủ tướng quê ở Vĩnh Phúc, hoặc từ một cấp cao hơn thế.
Cơ
chế ‘loạn đả’ như các vụ Trịnh Sướng và Nguyễn Thị Kim Anh lại xảy đến
trong bối cảnh ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng đã vắng biệt cả một kỳ họp
quốc hội hai tháng 5 và 6 năm 2019 mà chẳng có bất kỳ thông tin chính
thức nào được nêu ra cho hình ảnh ‘mất tích’ ấy.
Như
một quy luật, chiều đi xuống của sức khỏe Nguyễn Phú Trọng và kéo theo
uy quyền giảm sút của nhân vật này tất dẫn đến thế nổi lên của quần thần
và tinh thần tranh đoạt không khoan nhượng - bên trên là hai cái ghế
tổng bí thư và chủ tịch nước như một ‘khoảng trống quyền lực’, còn bên
dưới tranh giành những cái ghế màu mỡ đang bị kẻ khác ngồi.
(VNTB)
Không có nhận xét nào