Đà Nẵng, là thành phố lớn thứ tư của Việt Nam, có những khu dành cho khách du lịch khá vĩ đại, kiểu Mỹ. Về mặt văn hoá, bảo tàng Nghệ Thuật Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng là một công trình đáng phục, so với hơn 20 năm trước, khi tôi đến nơi này, những bức tượng mất đầu nằm lăn lóc như một pháp trường mỹ thuật. Bảo tàng Nghệ Thuật Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng và Trung Tâm Nghệ Thuật Lê Bá Đảng ở Huế, chứng tỏ phần nào sự thay đổi lối quản lý di sản nghệ thuật của một số bảo tàng ở trong nước, khiến người xem tin tưởng hơn, và người muốn tặng tác phẩm nghệ thuật cho Việt Nam, bớt hoài nghi hơn.
Đà Nẵng là thủ phủ của Quảng Nam liên tục trong nhiều thế kỷ từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hoá năm 1558,Đà Nẵng luôn luôn có nhiệm vụ bảo trợ và che chở cho kinh đô Huế.
Nhưng Đà Nẵng có một lịch sử cận đại ít được biết đến mà hôm nay chúng ta cùng nhìn lại. Khi chúng tôi đến đây đang có vấn đề bàn cãi: vì một phần Bảo tàng Đà Nẵng xây trên nền thành Điện Hải mà thành phố Đà Nẵng đang tìm cách khôi phục lại.
Điện Hải và An Hải (đã bị phó Đề đốc Page phá huỷ) là hai thành do vua Minh Mạng xây để trấn giữ cửa biển Đà Nẵng, nằm trong hệ thống phòng thủ bao gồm cả các đồn trên đèo Hải Vân, để chặn quân Tây Dương có thể chiếm Đà Nẵng, rồi leo đèo tiến đánh kinh đô. Nhờ sự nhìn rộng và tính xa của vua Minh Mạng, cho nên năm 1858, dưới thời vua Tự Đức, liên quân Pháp-Y Pha Nho, đánh Đà Nẵng, nhưng đã không tiến được về Huế được, mà phải bỏ để vào đánh Sài Gòn.
Nhưng trước khi liên quân Pháp-Y tấn công Đà Nẵng năm 1858, mười năm trước đã có biến cố vịnh Đà Nẵng ngày 15/4/1847, gây ra cái chết của vua Thiệu Trị.
*
Jean-Louis de Lanessan, học giả, dân biểu, toàn quyền Đông Dương (1891-1894), Bộ trưởng hải quân Pháp (1899-1902), phản ảnh biến cố vịnh Đà Nẵng 1847, qua vài dòng ngắn ngủi, nhưng là nền tảng của quan niệm thuộc địa:
"Năm 1847, dưới triều Thiệu Trị, xẩy ra cuộc xung đột đầu tiên giữa Annam và Pháp; năm chiến thuyền An Nam đe dọa tấn công hai tầu chiến la Gloire và la Victorieuse của Pháp, do Lapierre và Rigault de Genouilly điều khiển, bị tiêu diệt ở vịnh Đà Nẵng. Thiệu Trị chết vì phiền muộn". (J.L de Lanessan, L'Indochine française (Đông Dương Pháp), Félix Alcan, Paris, 1889, t. 626)
Biến cố Đà Nẵng 1847, tóm tắt như sau:
Tháng 3/1847, hai chiến hạm Pháp La Victorieuse, trang bị 24 đại bác, do thiếu tá hải quân Rigault de Genouilly trách nhiệm và La Gloire, 54 đại bác, do trung tá hải quân Lapierre điều khiển, nhận lệnh của Đô đốc Cécille, Tư lệnh hải quân Pháp ở Thái Bình Dương đến Đà Nẵng để "giải thoát Giám mục Lefèbvre" và xin tự do giảng đạo ở Việt Nam.
Giám mục Lefèbvre là ai?
Giám mục Lefèbvre (1810-1865), đến miền Bắc sau khi vua Minh Mạng đã chính thức ra lệnh cấm giáo sĩ ngoại quốc vào Việt Nam, năm 1825. Ông sống lẩn lút trong Nam, được Giám Mục Cuénot chọn làm phụ đạo, và năm 1841, ông được phong Giám Mục ở Gothi (Gò Thị?) Bình Định. Năm 1844, dưới thời Thiệu Trị, có người tố giác, ông bị bắt, bị xử tử. Nhưng vua Thiệu Trị chỉ kết án rồi để đấy, đợi dịp thuận tiện trao cho tầu ngoại quốc.
Lefèbvre được tha ngày 11/6/1845, vua cho đi cáng từ Huế vào Đà Nẵng để lên tầu Alcmène đi Singapore.
Ngày 23/5/1846, Lefèbvre lại lên tầu ở Singapore (cùng với Duclos và ba giáo sĩ khác) lẻn vào Nam, bị bắt ở cửa sông Sài Gòn ngày 8/6/1846. Bị giải ra Huế. Bị kết án tử hình, nhưng vua Thiệu Trị vẫn tha và ngày 9/2/1847 vua sai Nguyễn Tri Phương dẫn độ ông sang Singapore. Lefèbvre lại rời Singapore để trở về VN ngày 3/5/1847, đúng 18 ngày sau khi hai tầu la Gloire và la Victorieuse gây hấn ở Đà Nẵng. Lần này Lefèbvre vào lọt miền Nam bằng một nhánh sông Cửu Long. Ông sống ở đây 18 năm. Đến năm 1865, ông bị bệnh nặng phải trở về Pháp, ông mất ở Marseille ngày 30/4/1865.
Đó là về Giám mục Lefèbvre, người mà quân Pháp mấy lần lấy cớ vào "cứu" và tuyên truyền khắp nơi là vua Thiệu Trị sát hại giáo sĩ.
Đô đốc Cécille lần này, năm 1847, lại sai Lapierre chỉ huy tầu La Gloire đến "để giải cứu Lefèbvre" và điều đình việc tự do giảng đạo.
Việc này Giám mục Forcade, người có mặt trên tầu La Gloire, ghi lại như sau:
"Tầu La Gloire đến Tourane ngày 23/3; gặp tầu La Victoirieuse, đi từ Macao 5 ngày trước, đã đến nơi ngày 17/3. Hải quân trung tá Lapierre đã giao cho ông Rigault de Genouilly nhiệm vụ trao tận tay quan trấn thủ Quảng Nam lá thư gửi vua Thiệu Trị xin cho giáo dân [tự do theo đạo].Khi chúng tôi đến nơi, thì [phái đoàn] mới chỉ tiếp xúc được với những quan lại hạng thấp nhất [thực ra là cấp cao nhất, vì những người đón tiếp là Lý Văn Phức, Tham tri bộ Lễ và Nguyễn Đình Tân, tuần phủ Quảng Nam]...Tư lệnh Lapierre quyết định đánh mạnh, để bắt buộc họ phải chấp nhận điều chúng tôi mong muốn. Năm chiến hạm [thuyền đồng] đẹp của nước Nam kiến trúc kiểu Tây phương đang đậu [trong vịnh], bất thần bị các ca-nô bao vây, thủy thủ của chúng tôi xung kích thuyền địch, trước khi thuỷ thủ trên thuyền nhận diện được [chúng tôi là ai] thì toàn bộ cánh buồm của họ đã bị chiếm đoạt, chất trong 2 thuyền buồm nhỏ, đem về cất ở chỗ chắc chắn, giữa hai chiến hạm của chúng tôi. "Các ngươi cứ yên tâm, khi chịu nhận thư ta và có thư trả lời, ta sẽ trả lại". Việc này xẩy ra ngày 30/3. Ngày 31, quan trấn thủ tới Tourane, quyết định nhận thư. Ông ta hứa sẽ có thư trả lời trong vòng 10 hay 12 ngày" (Thư của Giám mục Forcade, viết ngày 2/6/1847).
Như vậy, sau khi đến vịnh Đà Nẵng một tuần, Lapierre đã bất thình lình đánh trước, bao vây 5 thuyền đồng, chiếm đoạt toàn bộ cánh buồm và hạ lệnh nếu không nhận thư và không giả lời thì không trả.
Jurien de Gravière, người kế vị Lapierre phê bình việc này: "Lapierre đã ép các quan nhận thư ông đem đến bằng cách kỳ cục: tịch thu buồm 5 tầu nước Nam đậu trong vịnh".
Thực Lục viết: "Chúng đưa ra một lá thư của nước chúng bằng chữ Hán, lời lẽ phần nhiều ngông càn. Phức không chịu tiếp nhận, đầu mục Tây phương quát to để doạ nạt, đặt lá thư lên trên ghế rồi đi.
Phức và Đình Tân bàn với nhau rằng: "Nhận thư [vô lễ] là có tội, mà đốt thư đi cũng có tội, không gì bằng cho chạy trạm về để tâu lên. Phức cũng về kinh để đợi tội. Vua giận là làm mất quốc thể, sai vệ cẩm y đóng gông đem giam [Phức] ở Tả đãi lậu, bắt giải chức, giao cho đình thần bàn" (Thực Lục, tập sáu, trang 975).
Bức thư này nói gì? đến nỗi Lý Văn Phức nhận mà bị tù?
Lần xin tha cho Lefèbvre năm 1845, Cécille đã viết một bức thư cực kỳ hỗn xược cho vua Thiệu Trị, bản dịch chữ Hán gửi cho vua, nhưng theo phiá Pháp chắc vua không đọc (hay các quan không dám đưa cho vua đọc). Còn bản chính tiếng Pháp lưu lại, lời lẽ khó có thể chấp nhận được: Cécille kể tội vua Thiệu Trị không biết công ơn to lớn của nước Pháp: khi Gia Long còn vô danh đi lang thang, bị truy nã khắp nơi, đã được vua Louis XVI ra tay cứu giúp, mới khôi phục lại ngai vàng, mà nay Thiệu Trị bội bạc, nghe lời bọn cố vấn xảo quyệt và ngu dốt bỏ tù giáo sĩ và giết hại năm, sáu trăm ngàn (600.000) giáo dân không chút sờn lòng. Thiệu Trị nên theo gương nước Tầu mà mở cửa cho giáo sĩ vào giảng đạo, v.v... (Arch. Aff. Etrang. vol 304. trang 1261).
Xin nhắc lại: trong các chỉ dụ cấm đạo của các vua nhà Nguyễn, không hề có chỉ thị giết dân. Nếu có người chết, phần nhiều vì những lý do khác: hoặc giúp đám nổi loạn, hoặc giúp quân Pháp, hoặc có sự trả thù giữa hai bên lương, giáo.
Lần này, năm 1847, Cécille cũng viết thư xin tha cho Lefèbvre và xin cho giáo dân được tự do theo đạo, không biết nội dung tiếng Pháp lời "xin" đó như thế nào, nhưng bản Hán văn, như Thực Lục đã nói ở trên lời lẽ ngông càn, vì thế mà Lý Văn Phức, Tham Tri bộ Lễ, người đã nhận thư phải chịu tội.
Tuy lời lẽ bức thư ngông càn như vậy, nhưng vua Thiệu Trị vẫn xét hai đòi hỏi của Pháp: thả Lefèbvre thì đãthả rồi. Vua bảo: ta luôn luôn khoan hồng với những giáo sĩ, chúng không biết ơn thì thôi, lại còn sinh sự. Riêng việc xin tự do giảng đạo, vua phân vân, vì nếu cho Pháp tự do giảng đạo thì Anh cũng sẽ đòi tự do nhập cảng nha phiến, là điều nước ta không thể chấp nhận được. Vua hỏi các quan trong Cơ Mật Viện: Thuyền Tây Dương đến đây là có ý gì? Trương Đăng Quế tâu: Không lẽ chúng chỉ đem có hai thuyền đến đây mà dám gây sự, Đào Trí Phú quen việc, có thể xử được.
Vua sai Mai Công Ngôn và Đào Trí Phú chuẩn bị, nếu quân Pháp đánh trước thì mới đánh lại, còn không thì ta không động tĩnh gì.
Ngày 14/4/1847, trong lúc hai bên tiếp xúc để tổ chức làm lễ nhận thư trả lời của vua Thiệu Trị ngày 15/4/1847, thì biến cố xẩy ra.
Thình lình, Lapierre hạ lệnh cho hai chiến hạm Pháp câu đại bác tiêu diệt 5 chiếc thuyền đồng: Kim Ưng, Phấn Bằng, Linh Phụng, Thọ Hạc, Vân Bằng, của vua đang đậu ở vịnh Trà Sơn(vịnh Đà Nẵng) rồi bỏ đi. Những thuyền đồng này không hề có ý định "tấn công" gì cả, vì như trên đã nói, đã bị quân Pháp giật dây và cướp buồm trước rồi, nhưng trong các tài liệu của Pháp hẩu hết đều nói những thuyền này tiến về phiá chiến hạm Pháp để tấn công!
Giám mục Forcade viết:
"Các thuyền buồm cứ tiến mãi. Tầu La Gloire bắn trước. Phía Việt đã phòng bị sẵn, có lẽ các quan đã triệt hạ tất cả mọi phương tiện tẩu thoát của lính, nên họ chiến đấu mạnh mẽ hơn chúng tôi tưởng. Tầu của họ, làm bằng thứ gỗ rất cứng, có độ bền bỉ lạ lùng; bị 800 viên đại bác tàn phá trong 70 phút; một chiếc nổ tung, một chiếc bùng cháy, chiếc thứ ba chìm, hai chiếc khác ra hàng, sau bị đốt cháy; người bị thương được bác sĩ phẫu thuật của chúng tôi chăm sóc, họ không chờ đợi việc ấy... Tầu La Gloire không có ai chết hay bị thương; đạn bắn qua đầu chúng tôi, cắt vài dây chão. Tầu La Victorieuse, gần tầm đạn hơn, chỉ bị chết một người, mà tôi đã giải tội, và một người bị thương mất một bàn tay và ba bốn nốt bầm nhẹ vì mảnh than rơi vào. Chúng tôi dùng thời giờ còn lại trong ngày ngắm đám cháy của những chiếc chiến hạm, để khỏi có vẻ như chạy trốn trước những đồn lũy và thuyền buồm...
Ngày hôm sau, tư lệnh sai đem một phong bì đến một ngôi chuà [thư gửi vua Thiệu Trị, trong có câu]: "Đây là bằng chứng về sự kính cẩn và tuân lệnh của bọn Rợ mà mày muốn đập tan tành; nếu vẫn còn chưa đủ, chúng tao sẽ bồi thêm."(Nguyên văn: Voilà une preuve du respect et de l'obéissance des Barbares que tu voulais mettre en pièces; si cela ne suffit pas, on en enverra d'autres".Đến trưa, chúng tôi đi".
Jurien de Gravière viết: "Được tin có cuộc giao tranh này, Thiệu Trị nổi giận đùng đùng: ra lệnh đập vỡ tất cả đồ vật Tây phương trong cung, sôi sục cho khởi sự làm các vũ khí phòng thủ và tuyên cáo 4 dụ cấm đạo trong những tháng kế tiếp".
Một tháng sau biến cố, tháng 5/1847, vua Thiệu Trị sai đặt thêm 7 đồn Trấn Dương [chống quân Tây Dương] ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.
Giám Mục Cuénot viết: "Chúng tôi tưởng như đang ở trước thềm hoà bình". Thiệu Trị đã có ý định gửi thẳng tầu trực tiếp sang buôn bán với Âu Châu. Biến cố Tourane đã dứt khoát và tàn nhẫn đảo ngược khuynh hướng này [...] Ngay sau khi trận chiến chấm dứt, Lapierre đã vội vã thái quá rút lui, chẳng cần đếm xiả đến số phận của Đức Giám Mục Lefèbvre."(Thư ngày 3/5/1847).
Jurien de Gravière viết: Trận Tourane đã có hậu quả là hầu như toàn diện mối giao thương giữa Pháp và nước Nam trong nhiều năm bị gián đoạn hẳn".(Jurien de la Gravière, Chuyến đi của tiểu hạm La Bayonnais ở biển Đông, Paris, 3e édition, trang 90, quyển I)
Ngày 27/9/1847, vua Thiệu Trị mất.
Lanessan cho rằng vua Thiệu Trị chết vì phiền muộn.
Không đúng.Vua Thiệu Trị có phiền muộn, nhưng ông tức giận mà chết. Có thể vua bị bệnh cao huyết áp, nhân việc này bị chấn thương não, năm tháng sau biến cố Đà Nẵng, vua qua đời, ở tuổi 40. Mười năm sau, ngày 31/8/1858, liên quân Pháp-Y Pha Nho tấn công Đà Nẵng lần thứ nhì, vẫn lấy lý do "trị tội hoàng đế An Nam giết giáo dân và giáo sĩ hai nước".
Nhưng trước khi nói về trận Đà Nẵng 1858, ta cần nhìn lại chính sách phòng thủ Đà Nẵng có từ thời vua Gia Long: Phòng thủ nguy cơ Anh tấn công.
Thuyền trưởng Pháp Kerariou ghi trong nhật ký hành trình: "Vua Gia Long rất lo ngại người Anh đến chiếm hải cảng Đà Nẵng, mà họ đã tìm cách mua lại mà không được. Năm 1812, một chiến hạm Anh xuất hiện ở Đà Nẵng và ở lại 15 ngày. Viên thuyền trưởng đến đòi số tiền 300.000 đồng còn lại của hãng buôn Abbott và Maitland ở Madras [Số tiền này vua đã trả từ năm 1807, và đã gửi bản sao sổ sách cho Phó vương Bengale ở Ấn Độ rồi]. Không được. Viên thuyền trưởng ra đi và hăm dọa rằng: sẽ trở lại đòi nợ với đoàn chiến hạm phủ kín mặt biển và sẽ đổ bộ 20.000 người. Từ đó nhà vua áp dụng mọi biện pháp phòng vệ cần thiết, cho xây những pháo đài ở Đà Nẵng, người ta cảm thấy rằng: đối với ông, thà mất ngai vàng còn hơn phải chịu thần phục người Anh".
Nhưng trong suốt thời kỳ Gia Long trị vì, quân Anh và quân Pháp không xâm lược.
Để đề phòng quân Anh, vua Gia Long đặt hệ thống phóng thủ ở Tấn biển Đà Nẵng, tức là sông Hàn (nơi hai sông Cẩm Lệ và Vĩnh Điện họp nhau chẩy ra biển).
Từ năm 1813, sau khi chiến hạm Anh xuất hiện và đe doạ như đã nói trên, vua Gia Long cho đặt hai đồn phòng vệ đắp đất: Điện Hải (bên trái) và An Hải (bên phải) cửa sông Hàn.
Sau khi lên ngôi năm 1820, từ 1821 đến 1838, Minh Mạng xây 23 thành trì kiên cố trên khắp đất nước. Thành Sơn Tây, xây năm 1822, hiện nay gần như còn nguyên vẹn. Thành Điện Hải ở Đà Nẵng xây sau Sơn Tây một năm, nhỏ hơn nhưng cũng bế thế và cùng một phong cách.
Thành Huế do Gia Long đắp (1804) và Minh Mạng xây thêm nhiều đợt sau.Thành Hà Nội do Minh Mạng xây lại năm 1935.
Sở dĩ có sự phòng thủ này vì Minh Mạng sai dò xét tình hình những nước chung quanh: nước Anh lúc bấy giờ rất mạnh, đã chiếm Ấn Độ, chiếm Singapore (1824) và uy hiếp nước Tầu.
Tình hình như thế, cho nên Minh Mạng phải có chính sách quân sự chặt chẽ.
Ông tăng cường phòng thủ. Năm 1823, ông dời đồn Điện Hải vào trong đất liền về phiá nam (Thành Điện Hải ở khu Bảo tàng Đà Nẵng, góc đường Quang Trung và Trần Phú hiện nay), xây bằng gạch vững chắc hơn và gọi là thành, bên trong có chỗ cho quân lính đóng và có kho đạn. Ông xây thêm pháo đài Định Hải trên núi nhỏ Định Hải (gần núi Hải Vân). Năm 1830, ông cho xây lại thành An Hải. Năm 1840, ông cho xây thêm pháo đài Phòng Hải trên bán đảo Sơn Trà. Đặt các đội tuần phòng ở các tấn biển (cửa sông chảy ra biển): Cu Đê, Đại Chiêm (cửa Đại), Đại Áp... Đặt các nhà trạm từ Đà Nẵng về Kinh đô để thông tin nhanh chóng cho vua biết khi có biến. Vua Minh Mạng còn cho xây thêm loạt đồn trên đèo Hải Vân, đặt đội binh phòng thủ không cho quân xâm lăng vượt Hải Vân để đánh vào Huế. Nhưng dưới triều Minh Mạng, nước ta là cường quốc ở Á Châu nên quân Anh, Pháp không (dám) xâm chiếm.
Sau khi Pháp gây hấn tháng 4/1847, tháng 5/1847, vua Thiệu Trị cho đắp thêm 7 đồn trên bán đảo Sơn Trà, gọi là bẩy đồn Trấn Dương (chống Tây Dương), có đặt đại bác. Vua Tự Đức chỉ giữ lại bốn đồn.
Công việc Minh Mạng làm ở Đà Nẵng và Hải Vân, có tầm quan trọng lớn khi liên quân Pháp -Y Pha Nho tấn công Đà Nẵng năm 1858, nhờ đó mà quân Tây Dương không thể tiến lên chiếm Huế như đã dự định.
Bởi vì nếu họ chiếm được Huế, thì chúng ta đã mất quyền tự chủ ngay từ tháng 9/1858.
Năm 1823, khi Minh Mạng cho xây đài Điện Hải, sau gọi là thành, vua nói: đài này ngày trước Gia Long cho đắp, nhưng hồi đó kiến trúc còn sơ sài chưa được kiên cố lại ở sát bờ biển quá nên bị nước sói mòn, đã cho đóng cọc giữ cát mà cũng không được. Vua quyết định dời về phiá nam hơn 50 trượng (khoảng 250m) trên vùng đất cao rộng hơn, và cho làm thêm pháo đài ở núi Định Hải (ở chân núi Hải Vân) đặt tên là pháo đài Định Hải, cao 5 thước (ta) 8.
Thành Điện Hải chu vi 139 trượng, cao 12 thước (ta), ngoài quách cao 7 thước, hào sâu 7 thước, có ba cửa. Trong đài dựng nhà quân trú phòng và kho chứa đạn. Điện Hải do Thống chế Tả dinh quân Thần Sách (cầu cống) Nguyễn Văn Trí và Tham tri Bộ binh Nguyễn Khoa Minh xây. Bên bờ phải của sông Hàn, là thành An Hải, chu vi 41 trượng 2 thước, cao 1 trượng 1 thước, hào sâu 1 trượng, có 2 cửa, Gia Long đắp đất năm 1813, Minh Mạng, xây gạch năm 1830, và đổi làm thành.
Cuộc tấn công Đà Nẵng năm 1847, do Lapierre đơn phương muốn thị uy và muốn làm vừa lòng Cécille là kẻ muốn đánh Việt Nam, nhưng vua Louis-Philippe (1773-1850) chưa có chủ trương chiếm thuộc điạ rõ ràng.
Đến thời Napoléon III (1851-1870) khi tầu Catinat vào vịnh Đà Nẵng, Giám mục Pellerin trốn lên tầu về Pháp, báo cáo Pháp hoàng tình trạng "giết đạo" ở VN và cho biết: nước này thành trì chẳng có gì, quân đội hèn yếu, ta đánh vào là giáo dân nổi dậy tiếp tay ngay, không cần tốn công sức gì cả; chiếm Đà Nẵng, rồi từ Đà Nẵng ta tiến ra Huế là xong.
Nhân dịp giáo sĩ Y Pha Nho Diaz bị hành hình, Pháp rủ thêm Y Pha Nho cùng đánh.
Rigault de Genouilly, nay đã lên chức Đô đốc, được giao chỉ huy liên quân Pháp-Y Pha Nho (quân Y do đại tá Lanzarote cầm đầu) gồm 14 tầu chiến với khoảng từ 2.000 đến 3.000 quân, đánh vào Đà Nẵng.
Vùng chiến tranh nằm hai bên bờ sông Hàn, ở bán đảo Sơn Trà, hữu ngạn và quận Hải Châu, tả ngạn (là trung tâm thành phố hiện nay).
Ngày 31/8/1958, liên quân Pháp-Y Pha Nho tiến vào vịnh Đà Nẵng.
Sáng hôm sau, 1/9/1858 họ tấn công. Tài liệu sử Pháp Việt viết khác nhau: Thực Lục ghi hai thành An Hải và Điện Hải không giữ được. Trần Trọng Kim viết hai thành An Hải và Tôn Hải.
Những thông tin này không chính xác vì thành An Hải đến tháng 12/1858, liên quân mới chiếm, nhưng không giữ được, phải rút di.
Thomazi trong cuốn Cuộc Chinh PhụcNước Nam (La conquête de l'Indochine) có lẽ viết đúng hơn, với bản đồ kèm theo: ngày 1/9/1858, liên quân Pháp-Y tiến đánh bốn pháo đài ở bán đảo Sơn Trà. Nhìn bản đồ của Thomazi, thì ta thấy đó là: Pháo đài Phòng Hải, do Minh Mạng xây năm 1840 và ba đồn Trấn Dương do Thiệu Trị xây năm 1847. Ngoài ra, ta còn biết: quân Tây Dương đóng bản doanh ở chân núi Sơn Trà, điều đó chứng tỏ họ đã chiếm Sơn Trà, chứ không phải họ chiếm được Điện Hải.
Thực Lục không nói rõ Nguyễn Tri Phương đóng ở đâu, ta có thể đoán Nguyễn Tri Phương luôn luôn đóng bản doanh ở thành Điện Hải, vì thành này kiên cố, quân Tây dương khó có thể chiếm ngay ngày đầu, và nếu chiếm được thì chắc họ không quên ca tụng chiến công của họ.
Đà Nẵng lúc đó do Tổng Đốc Nam-Ngãi Trần Hoằng trấn giữ với khoảng 2.000 binh. Vua sai Chưởng dinh Hổ oai Đào Trí cấp tốc hội cùng Án sát Lê Văn Phổ và Bố chính Thân Văn Nhiếp, đem quân vào trợ lực. Đào Trí đến nơi, thì bốn đồn ở Sơn Trà đã mất, Trần Hoằng bị cách chức Tổng đốc, Đào Trí lên thay.
Vualại sai Hữu quan Đô Thống Lê Đình Lý làm Tổng Thống (Tổng tư lệnh) cùng Tham tri bộ Hộ Phan Khắc Thận làm Tham tán, đem thêm 2000 cấm binh vào họp cùng bọn Đào Trí.
Nhiệm vụ: bảo vệ toàn bờ biển từ Cửa Hàn (tấn biển Đà Nẵng) vòng lên cửa Cu Đê đến núi Hải Vân, không cho quân địch lên bờ. Lê Đình Lý đóng ở Hoa Vinh, Đào Trí đóng ở Thị An.
Quân Tây dương đổ bộ lên tả ngạn sông Hàn, chiếm làng Mỹ thị, Lê Đình Lý giao tranh một trận quyết liệt ở xã Cẩm Lệ, bị thương nặng, Hồ Đức Tú đóng ở Hoá Khuê không đến cứu. Vua sai bắt Hồ Đức Tú kiềng lại để điều tra. Lê Đình Lý được đưa về quê Bình Định điều trị, ít lâu sau mất. Các tướng thua trận bị giáng chức. Vua sai lấy xích sắt và dây sắt chắn ngang các cửa biển Thuận An và Tư Hiền.
Tình hình khẩn cấp, vua gọi Nguyễn Tri Phương đang làm Kinh lược sứ ở Nam Kỳ về, trao chức Tổng Thống (Tổng tư lệnh) cùng với Phạm Thế Hiển, Tham tá, Chu Phước Minh, Đề đốc để đối phó với quân Tây Dương.
Tháng 11/1858, quân Tây Dương tiến vào sông Hàn, Đào Trí và Nguyễn Duy chia quân phục kích, đẩy lui. Tám chiếc thuyền Tây dương tiến vào sông Nại Hiên, Nguyễn Tri Phương phái Chu Phước Minh, Phan Khắc Thận, Nguyễn Duy chống đỡ, bắn phá thuyền địch, cái bị vỡ, cái bị gẫy. Vua khen thưởng quân đội. Ban cho Nguyễn Tri Phương một thanh gươm của vua, năm chỉ nhân sâm và phái thầy thuốc đến chữa (bị thương).
Tháng 12/1858, quân Tây Dương công phá hai đồn Hoá Khuê và Nại Hiên. Hai hiệp quản Nguyễn Triều và Nguyễn Ân tử trận. Chu Phước Minh, Đào Trí, Phan Khắc Thận, Nguyễn Duy chia nhau đến cứu nhưng không kịp.
Nguyễn Tri Phương sửa sang lại đồn lũy, đặt thêm lầu canh, thêm quân do thám, để các đồn có thể cứu ứng lẫn nhau. Quân Tây dương nhiều lấn tấn công các đồn Hoá Khuê, Nại Hiên, Thạc Giản, đều bị Chu Phước Minh, Phan Khắc Thận, Nguyễn Duy, đẩy lui, nhưng họ chiếm được thành An Hải.
Nguyễn Tri Phương duyệt mặt trận để xem xét tình hình, tâu vua: "Giặc lấy chiến làm lợi, ta lấy thủ làm lợi. Xin lấy thủ làm chiến, đắp thêm đồn luỹ, để dần dần tiến đến gần giặc" (TL t. 583). Chiến lược này của Nguyễn Tri Phương sẽ làm cho liên quân Pháp-Y thất bại: đợi quân ta đến đánh mà ta không đến, nếu họ tiến đánh, thì họ thua.
Tháng 1/1859, Nguyễn Tri Phương, Phạm Thế Hiển đắp đồn Liên trì, quân Pháp lại tiến đánh đồn Thạc Giản, đồn Nại Hiên, sa vào phục binh của quân ta, thua trận.
Nguyễn Tri Phương đắp lũy dài từ bãi Hải Châu đến các xã Phước Ninh, Thạc Giản, bên ngoài lũy đào hố hình chữ Phẩm, cắm chông, che cỏ và đổ cát lên trên, đặt quân mai phục sát đến thành Điện Hải. Quân Tây dương chia làm ba đạo tiến đánh, phục quân của ta đổ ra, quân địch phần rơi xuống hầm, phần bị trúng đạn, thua to. Vua thưởng chung cho 100 quan tiền. Quảng Nam ăn mừng chiến thắng.
Tháng 2/1859, vua ban thưởng quân đội Quảng Nam đã hết sức chiến đấu đẩy lui được giặc.
Thuyền quân Tây dương đổ bộ vào bãi Hải Châu, các tướng Hồ Oai, Tôn Thất Thi, Nguyễn Nghiã bắn chìm được ba chiếc thuyền. Nhưng ngày hôm sau, quân Pháp-Y xung kích: vây đồn Hải Châu, Chu Phước Minh thua chạy về giữ đồn Phước Ninh, Nguyễn Duy đến cứu đẩy lui được quân địch, trận này quân ta bị thương và chết nhiều và cũng là trận sau cùng.
Bởi vì liên quân Pháp-Y đánh đã sáu tháng mà không chiếm được Đà Nẵng, cũng không thể đánh ra Huế, vì đèo Hải Vân bị chặn, nên phải bỏ Đà Nẵng, đánh vào Sài Gòn.
Vì không đánh được nên nội bộ của họ có vấn đề: Rigault de Genouilly đổ tội cho Giám mục Pellerin "báo cáo láo" đánh lừa mình. Giám mục Pellerin muốn đánh thẳng vào Huế. Rigault de Genouilly biết không thể nào vượt được Hải Vân. Cuối cùng Giám mục Pellerin giận, bỏ đi Penang.
Sử gia Pháp hầu như không viết gì về giai đoạn này, vì họ không thích nói đếnnhững chiến bại. Thomazi chỉ mô tả ngày đầu tiên 1/9/1858, khi liên quan Pháp Y,bất thình lình câu đại bác vào bốn đồn ở bán đảo Sơn Trà, rồi "oai hùng đổ bộ, hô to khẩu hiệu "Hoàng đế [Napoléon III] muôn năm" trướckhi công phá và chiếm các đồn luỹ. Còn các trận đánh sau, ông chỉ "phân tích tình hình", rồi chuyển qua mô tả những chiến thắng của Pháp ở Sài Gòn.
Ông phân tích tình hình qua lời than của Đô đốc Rigault de Genouilly: đổ tội cho các giáo sĩ [ám chỉ Pellerin] đưa tin sai lầm về nước Nam: Sau khi chiếm được các đồn trên bán đảo Sơn Trà, Đô đốc chờ đợi sự nổi dậy của giáo dân, nhưng không thấy. Vịnh Đà Nẵng được bảo vệ bằng nhiều thành trì, một số xây từ thời Pigneau de Béhaine và Olivier de Puymanel".
Đây là luận điệu của chung của sử gia thuộc địa: nhận vơ tất cả những thành trì do Minh Mạng xây là do Bá Đa Lộc và Olivier de Puymanel xây, nghiã là hơn 30 năm sau khi Bá ĐaLộc và Puymanel qua đời! Riêng Olivier de Puymanel mà Pháp đưa ra như ông tổ, đã dạy dỗ chúng ta xây thành Vauban, chỉ là lính trơn vô học và đã chết từ năm 1799. Học giả Đào Đăng Vỹ cũng chép lại y chang, và ở hội thảo về thành Điện Hải ở Đà Nẵng hiện nay, người ta cũng nói Điện Hải do Pháp xây theo kiến trúc Vauban!
Thomazi viết tiếp: "Những thành trì này còn trong tình trận rất tốt, đô đốc nói rằng "tốt hơn những thành trì ông đã thấy ở Trung Quốc nhiều". Đại bác cỡ lớn và cỡ trung được trang bị những bộ phận điều chỉnh tối tân, thuốc súng mua của Anh. Bộ binh có nhiều súng trường tốt, chế tạo ở Bỉ hay ở Pháp" (trang 30). Chiến thuật của người Annam là chỉ đánh du kích hoặc không động tĩnh gì. Sự này gây cho ta thiệt hại không nhỏ, Đô đốc đã đứng trước những trở lực không thể vượt qua, ông viết: Chính phủ đã lầm về bản chất của cuộc chinh phục này. Người ta bảo chính quyền ở đây yếu kém, quan lại hèn nhát, thì ta gặp một chính quyền mạnh mẽ, khí phách. Người ta bảo nước này không có quân đội, thì quân đội chính quy rất đông, chưa kể dân quân bao gồm tất cả những người lành mạnh trong quần chúng. Người ta bảo khí hậu ở đây rất tốt, thì khí hậu rất tồi tệ...
Không thể thực hiện được một cuộc đổ bộ có hiệu lực, dù ngắn ngủi thế nào... Xứ này không có đường, chỉ có ruộng, và đi cách nào thì cũng dẫn đến trước một thành trì vững chắc theo lối Tây phương, có trang bị súng ống hạng nặng và có một đạo quân phòng thủ". (Trang 32).
Không thể chiếm được Đà Nẵng, cũng không thể leo lên đèo Hải Vân để tiến đánh Huế vì đội ngũ phòng thủ và đại bác trên đèo không nhân nhượng.
Rigault de Genouilly muốn đánh nơi khác. Giám Mục Pellerin khuyên ông nên đánh ra Bắc, vì ở đây có khoảng 400.000 giáo dân muốn giúp, chưa kể dư đảng nhà Lê [Lê Duy Cự] sẵn sàng tiếp tay với Pháp lật đổ triều Nguyễn, ông không tin. Rút cục ông để lại một lực lượng nhỏ giữ các thành đã chiếm ở Sơn Trà, rồi đem đại quân vào đánh Sài Gòn và ông đã thắng.
Sau đó,Rigault de Genouilly trở ra Đà Nẵng, lại thất bại trước sự phòng thủ của Nguyễn Tri Phương, ông xin chính phủ Pháp cho viện binh hoặc chỉ giữ Sài Gòn Gia Định, không được, ông bèn từ chức.
Phó đề đốc Page lên thay. Lại thua Nguyễn Tri Phương. Page rất mừng khi được lệnh vào giữ Sài Gòn, bao nhiêu binh thuyền phải dồn cho Charner hợp với quân Anh sang đánh Tầu. Ngày 23/3/1860, Page phá huỷ tất cả các đồn trại đã chiếm được ở Sơn Trà, trước khi vào Sài Gòn. Khi Charner trở về cùng tiến đánh miền Nam.
Nguyễn Tri Phương được chuyển vào Sài Gòn để đối đầu với địch.
Trong suốt thời kỳ từ 1858 đến 1873, khi Hà Nội thất thủ, quyết định tuyệt thực mà chết, Nguyễn Tri Phương là vị đại tướng đã chiến đấu quân Pháp đến cùng.
Thụy Khuê
(diendantheky.net/)
Bảo tàng nghệ thuật Chàm |
Đà Nẵng là thủ phủ của Quảng Nam liên tục trong nhiều thế kỷ từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hoá năm 1558,Đà Nẵng luôn luôn có nhiệm vụ bảo trợ và che chở cho kinh đô Huế.
Nhưng Đà Nẵng có một lịch sử cận đại ít được biết đến mà hôm nay chúng ta cùng nhìn lại. Khi chúng tôi đến đây đang có vấn đề bàn cãi: vì một phần Bảo tàng Đà Nẵng xây trên nền thành Điện Hải mà thành phố Đà Nẵng đang tìm cách khôi phục lại.
Điện Hải và An Hải (đã bị phó Đề đốc Page phá huỷ) là hai thành do vua Minh Mạng xây để trấn giữ cửa biển Đà Nẵng, nằm trong hệ thống phòng thủ bao gồm cả các đồn trên đèo Hải Vân, để chặn quân Tây Dương có thể chiếm Đà Nẵng, rồi leo đèo tiến đánh kinh đô. Nhờ sự nhìn rộng và tính xa của vua Minh Mạng, cho nên năm 1858, dưới thời vua Tự Đức, liên quân Pháp-Y Pha Nho, đánh Đà Nẵng, nhưng đã không tiến được về Huế được, mà phải bỏ để vào đánh Sài Gòn.
Nhưng trước khi liên quân Pháp-Y tấn công Đà Nẵng năm 1858, mười năm trước đã có biến cố vịnh Đà Nẵng ngày 15/4/1847, gây ra cái chết của vua Thiệu Trị.
*
Jean-Louis de Lanessan, học giả, dân biểu, toàn quyền Đông Dương (1891-1894), Bộ trưởng hải quân Pháp (1899-1902), phản ảnh biến cố vịnh Đà Nẵng 1847, qua vài dòng ngắn ngủi, nhưng là nền tảng của quan niệm thuộc địa:
"Năm 1847, dưới triều Thiệu Trị, xẩy ra cuộc xung đột đầu tiên giữa Annam và Pháp; năm chiến thuyền An Nam đe dọa tấn công hai tầu chiến la Gloire và la Victorieuse của Pháp, do Lapierre và Rigault de Genouilly điều khiển, bị tiêu diệt ở vịnh Đà Nẵng. Thiệu Trị chết vì phiền muộn". (J.L de Lanessan, L'Indochine française (Đông Dương Pháp), Félix Alcan, Paris, 1889, t. 626)
Biến cố Đà Nẵng 1847, tóm tắt như sau:
Tháng 3/1847, hai chiến hạm Pháp La Victorieuse, trang bị 24 đại bác, do thiếu tá hải quân Rigault de Genouilly trách nhiệm và La Gloire, 54 đại bác, do trung tá hải quân Lapierre điều khiển, nhận lệnh của Đô đốc Cécille, Tư lệnh hải quân Pháp ở Thái Bình Dương đến Đà Nẵng để "giải thoát Giám mục Lefèbvre" và xin tự do giảng đạo ở Việt Nam.
Giám mục Lefèbvre là ai?
Giám mục Lefèbvre (1810-1865), đến miền Bắc sau khi vua Minh Mạng đã chính thức ra lệnh cấm giáo sĩ ngoại quốc vào Việt Nam, năm 1825. Ông sống lẩn lút trong Nam, được Giám Mục Cuénot chọn làm phụ đạo, và năm 1841, ông được phong Giám Mục ở Gothi (Gò Thị?) Bình Định. Năm 1844, dưới thời Thiệu Trị, có người tố giác, ông bị bắt, bị xử tử. Nhưng vua Thiệu Trị chỉ kết án rồi để đấy, đợi dịp thuận tiện trao cho tầu ngoại quốc.
Lefèbvre được tha ngày 11/6/1845, vua cho đi cáng từ Huế vào Đà Nẵng để lên tầu Alcmène đi Singapore.
Ngày 23/5/1846, Lefèbvre lại lên tầu ở Singapore (cùng với Duclos và ba giáo sĩ khác) lẻn vào Nam, bị bắt ở cửa sông Sài Gòn ngày 8/6/1846. Bị giải ra Huế. Bị kết án tử hình, nhưng vua Thiệu Trị vẫn tha và ngày 9/2/1847 vua sai Nguyễn Tri Phương dẫn độ ông sang Singapore. Lefèbvre lại rời Singapore để trở về VN ngày 3/5/1847, đúng 18 ngày sau khi hai tầu la Gloire và la Victorieuse gây hấn ở Đà Nẵng. Lần này Lefèbvre vào lọt miền Nam bằng một nhánh sông Cửu Long. Ông sống ở đây 18 năm. Đến năm 1865, ông bị bệnh nặng phải trở về Pháp, ông mất ở Marseille ngày 30/4/1865.
Đó là về Giám mục Lefèbvre, người mà quân Pháp mấy lần lấy cớ vào "cứu" và tuyên truyền khắp nơi là vua Thiệu Trị sát hại giáo sĩ.
Đô đốc Cécille lần này, năm 1847, lại sai Lapierre chỉ huy tầu La Gloire đến "để giải cứu Lefèbvre" và điều đình việc tự do giảng đạo.
Việc này Giám mục Forcade, người có mặt trên tầu La Gloire, ghi lại như sau:
"Tầu La Gloire đến Tourane ngày 23/3; gặp tầu La Victoirieuse, đi từ Macao 5 ngày trước, đã đến nơi ngày 17/3. Hải quân trung tá Lapierre đã giao cho ông Rigault de Genouilly nhiệm vụ trao tận tay quan trấn thủ Quảng Nam lá thư gửi vua Thiệu Trị xin cho giáo dân [tự do theo đạo].Khi chúng tôi đến nơi, thì [phái đoàn] mới chỉ tiếp xúc được với những quan lại hạng thấp nhất [thực ra là cấp cao nhất, vì những người đón tiếp là Lý Văn Phức, Tham tri bộ Lễ và Nguyễn Đình Tân, tuần phủ Quảng Nam]...Tư lệnh Lapierre quyết định đánh mạnh, để bắt buộc họ phải chấp nhận điều chúng tôi mong muốn. Năm chiến hạm [thuyền đồng] đẹp của nước Nam kiến trúc kiểu Tây phương đang đậu [trong vịnh], bất thần bị các ca-nô bao vây, thủy thủ của chúng tôi xung kích thuyền địch, trước khi thuỷ thủ trên thuyền nhận diện được [chúng tôi là ai] thì toàn bộ cánh buồm của họ đã bị chiếm đoạt, chất trong 2 thuyền buồm nhỏ, đem về cất ở chỗ chắc chắn, giữa hai chiến hạm của chúng tôi. "Các ngươi cứ yên tâm, khi chịu nhận thư ta và có thư trả lời, ta sẽ trả lại". Việc này xẩy ra ngày 30/3. Ngày 31, quan trấn thủ tới Tourane, quyết định nhận thư. Ông ta hứa sẽ có thư trả lời trong vòng 10 hay 12 ngày" (Thư của Giám mục Forcade, viết ngày 2/6/1847).
Như vậy, sau khi đến vịnh Đà Nẵng một tuần, Lapierre đã bất thình lình đánh trước, bao vây 5 thuyền đồng, chiếm đoạt toàn bộ cánh buồm và hạ lệnh nếu không nhận thư và không giả lời thì không trả.
Jurien de Gravière, người kế vị Lapierre phê bình việc này: "Lapierre đã ép các quan nhận thư ông đem đến bằng cách kỳ cục: tịch thu buồm 5 tầu nước Nam đậu trong vịnh".
Thực Lục viết: "Chúng đưa ra một lá thư của nước chúng bằng chữ Hán, lời lẽ phần nhiều ngông càn. Phức không chịu tiếp nhận, đầu mục Tây phương quát to để doạ nạt, đặt lá thư lên trên ghế rồi đi.
Phức và Đình Tân bàn với nhau rằng: "Nhận thư [vô lễ] là có tội, mà đốt thư đi cũng có tội, không gì bằng cho chạy trạm về để tâu lên. Phức cũng về kinh để đợi tội. Vua giận là làm mất quốc thể, sai vệ cẩm y đóng gông đem giam [Phức] ở Tả đãi lậu, bắt giải chức, giao cho đình thần bàn" (Thực Lục, tập sáu, trang 975).
Bức thư này nói gì? đến nỗi Lý Văn Phức nhận mà bị tù?
Lần xin tha cho Lefèbvre năm 1845, Cécille đã viết một bức thư cực kỳ hỗn xược cho vua Thiệu Trị, bản dịch chữ Hán gửi cho vua, nhưng theo phiá Pháp chắc vua không đọc (hay các quan không dám đưa cho vua đọc). Còn bản chính tiếng Pháp lưu lại, lời lẽ khó có thể chấp nhận được: Cécille kể tội vua Thiệu Trị không biết công ơn to lớn của nước Pháp: khi Gia Long còn vô danh đi lang thang, bị truy nã khắp nơi, đã được vua Louis XVI ra tay cứu giúp, mới khôi phục lại ngai vàng, mà nay Thiệu Trị bội bạc, nghe lời bọn cố vấn xảo quyệt và ngu dốt bỏ tù giáo sĩ và giết hại năm, sáu trăm ngàn (600.000) giáo dân không chút sờn lòng. Thiệu Trị nên theo gương nước Tầu mà mở cửa cho giáo sĩ vào giảng đạo, v.v... (Arch. Aff. Etrang. vol 304. trang 1261).
Xin nhắc lại: trong các chỉ dụ cấm đạo của các vua nhà Nguyễn, không hề có chỉ thị giết dân. Nếu có người chết, phần nhiều vì những lý do khác: hoặc giúp đám nổi loạn, hoặc giúp quân Pháp, hoặc có sự trả thù giữa hai bên lương, giáo.
Lần này, năm 1847, Cécille cũng viết thư xin tha cho Lefèbvre và xin cho giáo dân được tự do theo đạo, không biết nội dung tiếng Pháp lời "xin" đó như thế nào, nhưng bản Hán văn, như Thực Lục đã nói ở trên lời lẽ ngông càn, vì thế mà Lý Văn Phức, Tham Tri bộ Lễ, người đã nhận thư phải chịu tội.
Tuy lời lẽ bức thư ngông càn như vậy, nhưng vua Thiệu Trị vẫn xét hai đòi hỏi của Pháp: thả Lefèbvre thì đãthả rồi. Vua bảo: ta luôn luôn khoan hồng với những giáo sĩ, chúng không biết ơn thì thôi, lại còn sinh sự. Riêng việc xin tự do giảng đạo, vua phân vân, vì nếu cho Pháp tự do giảng đạo thì Anh cũng sẽ đòi tự do nhập cảng nha phiến, là điều nước ta không thể chấp nhận được. Vua hỏi các quan trong Cơ Mật Viện: Thuyền Tây Dương đến đây là có ý gì? Trương Đăng Quế tâu: Không lẽ chúng chỉ đem có hai thuyền đến đây mà dám gây sự, Đào Trí Phú quen việc, có thể xử được.
Vua sai Mai Công Ngôn và Đào Trí Phú chuẩn bị, nếu quân Pháp đánh trước thì mới đánh lại, còn không thì ta không động tĩnh gì.
Ngày 14/4/1847, trong lúc hai bên tiếp xúc để tổ chức làm lễ nhận thư trả lời của vua Thiệu Trị ngày 15/4/1847, thì biến cố xẩy ra.
Thình lình, Lapierre hạ lệnh cho hai chiến hạm Pháp câu đại bác tiêu diệt 5 chiếc thuyền đồng: Kim Ưng, Phấn Bằng, Linh Phụng, Thọ Hạc, Vân Bằng, của vua đang đậu ở vịnh Trà Sơn(vịnh Đà Nẵng) rồi bỏ đi. Những thuyền đồng này không hề có ý định "tấn công" gì cả, vì như trên đã nói, đã bị quân Pháp giật dây và cướp buồm trước rồi, nhưng trong các tài liệu của Pháp hẩu hết đều nói những thuyền này tiến về phiá chiến hạm Pháp để tấn công!
Giám mục Forcade viết:
"Các thuyền buồm cứ tiến mãi. Tầu La Gloire bắn trước. Phía Việt đã phòng bị sẵn, có lẽ các quan đã triệt hạ tất cả mọi phương tiện tẩu thoát của lính, nên họ chiến đấu mạnh mẽ hơn chúng tôi tưởng. Tầu của họ, làm bằng thứ gỗ rất cứng, có độ bền bỉ lạ lùng; bị 800 viên đại bác tàn phá trong 70 phút; một chiếc nổ tung, một chiếc bùng cháy, chiếc thứ ba chìm, hai chiếc khác ra hàng, sau bị đốt cháy; người bị thương được bác sĩ phẫu thuật của chúng tôi chăm sóc, họ không chờ đợi việc ấy... Tầu La Gloire không có ai chết hay bị thương; đạn bắn qua đầu chúng tôi, cắt vài dây chão. Tầu La Victorieuse, gần tầm đạn hơn, chỉ bị chết một người, mà tôi đã giải tội, và một người bị thương mất một bàn tay và ba bốn nốt bầm nhẹ vì mảnh than rơi vào. Chúng tôi dùng thời giờ còn lại trong ngày ngắm đám cháy của những chiếc chiến hạm, để khỏi có vẻ như chạy trốn trước những đồn lũy và thuyền buồm...
Ngày hôm sau, tư lệnh sai đem một phong bì đến một ngôi chuà [thư gửi vua Thiệu Trị, trong có câu]: "Đây là bằng chứng về sự kính cẩn và tuân lệnh của bọn Rợ mà mày muốn đập tan tành; nếu vẫn còn chưa đủ, chúng tao sẽ bồi thêm."(Nguyên văn: Voilà une preuve du respect et de l'obéissance des Barbares que tu voulais mettre en pièces; si cela ne suffit pas, on en enverra d'autres".Đến trưa, chúng tôi đi".
Jurien de Gravière viết: "Được tin có cuộc giao tranh này, Thiệu Trị nổi giận đùng đùng: ra lệnh đập vỡ tất cả đồ vật Tây phương trong cung, sôi sục cho khởi sự làm các vũ khí phòng thủ và tuyên cáo 4 dụ cấm đạo trong những tháng kế tiếp".
Một tháng sau biến cố, tháng 5/1847, vua Thiệu Trị sai đặt thêm 7 đồn Trấn Dương [chống quân Tây Dương] ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.
Giám Mục Cuénot viết: "Chúng tôi tưởng như đang ở trước thềm hoà bình". Thiệu Trị đã có ý định gửi thẳng tầu trực tiếp sang buôn bán với Âu Châu. Biến cố Tourane đã dứt khoát và tàn nhẫn đảo ngược khuynh hướng này [...] Ngay sau khi trận chiến chấm dứt, Lapierre đã vội vã thái quá rút lui, chẳng cần đếm xiả đến số phận của Đức Giám Mục Lefèbvre."(Thư ngày 3/5/1847).
Jurien de Gravière viết: Trận Tourane đã có hậu quả là hầu như toàn diện mối giao thương giữa Pháp và nước Nam trong nhiều năm bị gián đoạn hẳn".(Jurien de la Gravière, Chuyến đi của tiểu hạm La Bayonnais ở biển Đông, Paris, 3e édition, trang 90, quyển I)
Ngày 27/9/1847, vua Thiệu Trị mất.
Lanessan cho rằng vua Thiệu Trị chết vì phiền muộn.
Không đúng.Vua Thiệu Trị có phiền muộn, nhưng ông tức giận mà chết. Có thể vua bị bệnh cao huyết áp, nhân việc này bị chấn thương não, năm tháng sau biến cố Đà Nẵng, vua qua đời, ở tuổi 40. Mười năm sau, ngày 31/8/1858, liên quân Pháp-Y Pha Nho tấn công Đà Nẵng lần thứ nhì, vẫn lấy lý do "trị tội hoàng đế An Nam giết giáo dân và giáo sĩ hai nước".
Nhưng trước khi nói về trận Đà Nẵng 1858, ta cần nhìn lại chính sách phòng thủ Đà Nẵng có từ thời vua Gia Long: Phòng thủ nguy cơ Anh tấn công.
Thuyền trưởng Pháp Kerariou ghi trong nhật ký hành trình: "Vua Gia Long rất lo ngại người Anh đến chiếm hải cảng Đà Nẵng, mà họ đã tìm cách mua lại mà không được. Năm 1812, một chiến hạm Anh xuất hiện ở Đà Nẵng và ở lại 15 ngày. Viên thuyền trưởng đến đòi số tiền 300.000 đồng còn lại của hãng buôn Abbott và Maitland ở Madras [Số tiền này vua đã trả từ năm 1807, và đã gửi bản sao sổ sách cho Phó vương Bengale ở Ấn Độ rồi]. Không được. Viên thuyền trưởng ra đi và hăm dọa rằng: sẽ trở lại đòi nợ với đoàn chiến hạm phủ kín mặt biển và sẽ đổ bộ 20.000 người. Từ đó nhà vua áp dụng mọi biện pháp phòng vệ cần thiết, cho xây những pháo đài ở Đà Nẵng, người ta cảm thấy rằng: đối với ông, thà mất ngai vàng còn hơn phải chịu thần phục người Anh".
Nhưng trong suốt thời kỳ Gia Long trị vì, quân Anh và quân Pháp không xâm lược.
Để đề phòng quân Anh, vua Gia Long đặt hệ thống phóng thủ ở Tấn biển Đà Nẵng, tức là sông Hàn (nơi hai sông Cẩm Lệ và Vĩnh Điện họp nhau chẩy ra biển).
Từ năm 1813, sau khi chiến hạm Anh xuất hiện và đe doạ như đã nói trên, vua Gia Long cho đặt hai đồn phòng vệ đắp đất: Điện Hải (bên trái) và An Hải (bên phải) cửa sông Hàn.
Sau khi lên ngôi năm 1820, từ 1821 đến 1838, Minh Mạng xây 23 thành trì kiên cố trên khắp đất nước. Thành Sơn Tây, xây năm 1822, hiện nay gần như còn nguyên vẹn. Thành Điện Hải ở Đà Nẵng xây sau Sơn Tây một năm, nhỏ hơn nhưng cũng bế thế và cùng một phong cách.
Thành Huế do Gia Long đắp (1804) và Minh Mạng xây thêm nhiều đợt sau.Thành Hà Nội do Minh Mạng xây lại năm 1935.
Sở dĩ có sự phòng thủ này vì Minh Mạng sai dò xét tình hình những nước chung quanh: nước Anh lúc bấy giờ rất mạnh, đã chiếm Ấn Độ, chiếm Singapore (1824) và uy hiếp nước Tầu.
Tình hình như thế, cho nên Minh Mạng phải có chính sách quân sự chặt chẽ.
Ông tăng cường phòng thủ. Năm 1823, ông dời đồn Điện Hải vào trong đất liền về phiá nam (Thành Điện Hải ở khu Bảo tàng Đà Nẵng, góc đường Quang Trung và Trần Phú hiện nay), xây bằng gạch vững chắc hơn và gọi là thành, bên trong có chỗ cho quân lính đóng và có kho đạn. Ông xây thêm pháo đài Định Hải trên núi nhỏ Định Hải (gần núi Hải Vân). Năm 1830, ông cho xây lại thành An Hải. Năm 1840, ông cho xây thêm pháo đài Phòng Hải trên bán đảo Sơn Trà. Đặt các đội tuần phòng ở các tấn biển (cửa sông chảy ra biển): Cu Đê, Đại Chiêm (cửa Đại), Đại Áp... Đặt các nhà trạm từ Đà Nẵng về Kinh đô để thông tin nhanh chóng cho vua biết khi có biến. Vua Minh Mạng còn cho xây thêm loạt đồn trên đèo Hải Vân, đặt đội binh phòng thủ không cho quân xâm lăng vượt Hải Vân để đánh vào Huế. Nhưng dưới triều Minh Mạng, nước ta là cường quốc ở Á Châu nên quân Anh, Pháp không (dám) xâm chiếm.
Sau khi Pháp gây hấn tháng 4/1847, tháng 5/1847, vua Thiệu Trị cho đắp thêm 7 đồn trên bán đảo Sơn Trà, gọi là bẩy đồn Trấn Dương (chống Tây Dương), có đặt đại bác. Vua Tự Đức chỉ giữ lại bốn đồn.
Công việc Minh Mạng làm ở Đà Nẵng và Hải Vân, có tầm quan trọng lớn khi liên quân Pháp -Y Pha Nho tấn công Đà Nẵng năm 1858, nhờ đó mà quân Tây Dương không thể tiến lên chiếm Huế như đã dự định.
Bởi vì nếu họ chiếm được Huế, thì chúng ta đã mất quyền tự chủ ngay từ tháng 9/1858.
Năm 1823, khi Minh Mạng cho xây đài Điện Hải, sau gọi là thành, vua nói: đài này ngày trước Gia Long cho đắp, nhưng hồi đó kiến trúc còn sơ sài chưa được kiên cố lại ở sát bờ biển quá nên bị nước sói mòn, đã cho đóng cọc giữ cát mà cũng không được. Vua quyết định dời về phiá nam hơn 50 trượng (khoảng 250m) trên vùng đất cao rộng hơn, và cho làm thêm pháo đài ở núi Định Hải (ở chân núi Hải Vân) đặt tên là pháo đài Định Hải, cao 5 thước (ta) 8.
Thành Điện Hải chu vi 139 trượng, cao 12 thước (ta), ngoài quách cao 7 thước, hào sâu 7 thước, có ba cửa. Trong đài dựng nhà quân trú phòng và kho chứa đạn. Điện Hải do Thống chế Tả dinh quân Thần Sách (cầu cống) Nguyễn Văn Trí và Tham tri Bộ binh Nguyễn Khoa Minh xây. Bên bờ phải của sông Hàn, là thành An Hải, chu vi 41 trượng 2 thước, cao 1 trượng 1 thước, hào sâu 1 trượng, có 2 cửa, Gia Long đắp đất năm 1813, Minh Mạng, xây gạch năm 1830, và đổi làm thành.
Cuộc tấn công Đà Nẵng năm 1847, do Lapierre đơn phương muốn thị uy và muốn làm vừa lòng Cécille là kẻ muốn đánh Việt Nam, nhưng vua Louis-Philippe (1773-1850) chưa có chủ trương chiếm thuộc điạ rõ ràng.
Đến thời Napoléon III (1851-1870) khi tầu Catinat vào vịnh Đà Nẵng, Giám mục Pellerin trốn lên tầu về Pháp, báo cáo Pháp hoàng tình trạng "giết đạo" ở VN và cho biết: nước này thành trì chẳng có gì, quân đội hèn yếu, ta đánh vào là giáo dân nổi dậy tiếp tay ngay, không cần tốn công sức gì cả; chiếm Đà Nẵng, rồi từ Đà Nẵng ta tiến ra Huế là xong.
Nhân dịp giáo sĩ Y Pha Nho Diaz bị hành hình, Pháp rủ thêm Y Pha Nho cùng đánh.
Rigault de Genouilly, nay đã lên chức Đô đốc, được giao chỉ huy liên quân Pháp-Y Pha Nho (quân Y do đại tá Lanzarote cầm đầu) gồm 14 tầu chiến với khoảng từ 2.000 đến 3.000 quân, đánh vào Đà Nẵng.
Vùng chiến tranh nằm hai bên bờ sông Hàn, ở bán đảo Sơn Trà, hữu ngạn và quận Hải Châu, tả ngạn (là trung tâm thành phố hiện nay).
Ngày 31/8/1958, liên quân Pháp-Y Pha Nho tiến vào vịnh Đà Nẵng.
Sáng hôm sau, 1/9/1858 họ tấn công. Tài liệu sử Pháp Việt viết khác nhau: Thực Lục ghi hai thành An Hải và Điện Hải không giữ được. Trần Trọng Kim viết hai thành An Hải và Tôn Hải.
Những thông tin này không chính xác vì thành An Hải đến tháng 12/1858, liên quân mới chiếm, nhưng không giữ được, phải rút di.
Thomazi trong cuốn Cuộc Chinh PhụcNước Nam (La conquête de l'Indochine) có lẽ viết đúng hơn, với bản đồ kèm theo: ngày 1/9/1858, liên quân Pháp-Y tiến đánh bốn pháo đài ở bán đảo Sơn Trà. Nhìn bản đồ của Thomazi, thì ta thấy đó là: Pháo đài Phòng Hải, do Minh Mạng xây năm 1840 và ba đồn Trấn Dương do Thiệu Trị xây năm 1847. Ngoài ra, ta còn biết: quân Tây Dương đóng bản doanh ở chân núi Sơn Trà, điều đó chứng tỏ họ đã chiếm Sơn Trà, chứ không phải họ chiếm được Điện Hải.
Thực Lục không nói rõ Nguyễn Tri Phương đóng ở đâu, ta có thể đoán Nguyễn Tri Phương luôn luôn đóng bản doanh ở thành Điện Hải, vì thành này kiên cố, quân Tây dương khó có thể chiếm ngay ngày đầu, và nếu chiếm được thì chắc họ không quên ca tụng chiến công của họ.
Đà Nẵng lúc đó do Tổng Đốc Nam-Ngãi Trần Hoằng trấn giữ với khoảng 2.000 binh. Vua sai Chưởng dinh Hổ oai Đào Trí cấp tốc hội cùng Án sát Lê Văn Phổ và Bố chính Thân Văn Nhiếp, đem quân vào trợ lực. Đào Trí đến nơi, thì bốn đồn ở Sơn Trà đã mất, Trần Hoằng bị cách chức Tổng đốc, Đào Trí lên thay.
Vualại sai Hữu quan Đô Thống Lê Đình Lý làm Tổng Thống (Tổng tư lệnh) cùng Tham tri bộ Hộ Phan Khắc Thận làm Tham tán, đem thêm 2000 cấm binh vào họp cùng bọn Đào Trí.
Nhiệm vụ: bảo vệ toàn bờ biển từ Cửa Hàn (tấn biển Đà Nẵng) vòng lên cửa Cu Đê đến núi Hải Vân, không cho quân địch lên bờ. Lê Đình Lý đóng ở Hoa Vinh, Đào Trí đóng ở Thị An.
Quân Tây dương đổ bộ lên tả ngạn sông Hàn, chiếm làng Mỹ thị, Lê Đình Lý giao tranh một trận quyết liệt ở xã Cẩm Lệ, bị thương nặng, Hồ Đức Tú đóng ở Hoá Khuê không đến cứu. Vua sai bắt Hồ Đức Tú kiềng lại để điều tra. Lê Đình Lý được đưa về quê Bình Định điều trị, ít lâu sau mất. Các tướng thua trận bị giáng chức. Vua sai lấy xích sắt và dây sắt chắn ngang các cửa biển Thuận An và Tư Hiền.
Tình hình khẩn cấp, vua gọi Nguyễn Tri Phương đang làm Kinh lược sứ ở Nam Kỳ về, trao chức Tổng Thống (Tổng tư lệnh) cùng với Phạm Thế Hiển, Tham tá, Chu Phước Minh, Đề đốc để đối phó với quân Tây Dương.
Tháng 11/1858, quân Tây Dương tiến vào sông Hàn, Đào Trí và Nguyễn Duy chia quân phục kích, đẩy lui. Tám chiếc thuyền Tây dương tiến vào sông Nại Hiên, Nguyễn Tri Phương phái Chu Phước Minh, Phan Khắc Thận, Nguyễn Duy chống đỡ, bắn phá thuyền địch, cái bị vỡ, cái bị gẫy. Vua khen thưởng quân đội. Ban cho Nguyễn Tri Phương một thanh gươm của vua, năm chỉ nhân sâm và phái thầy thuốc đến chữa (bị thương).
Tháng 12/1858, quân Tây Dương công phá hai đồn Hoá Khuê và Nại Hiên. Hai hiệp quản Nguyễn Triều và Nguyễn Ân tử trận. Chu Phước Minh, Đào Trí, Phan Khắc Thận, Nguyễn Duy chia nhau đến cứu nhưng không kịp.
Nguyễn Tri Phương sửa sang lại đồn lũy, đặt thêm lầu canh, thêm quân do thám, để các đồn có thể cứu ứng lẫn nhau. Quân Tây dương nhiều lấn tấn công các đồn Hoá Khuê, Nại Hiên, Thạc Giản, đều bị Chu Phước Minh, Phan Khắc Thận, Nguyễn Duy, đẩy lui, nhưng họ chiếm được thành An Hải.
Nguyễn Tri Phương duyệt mặt trận để xem xét tình hình, tâu vua: "Giặc lấy chiến làm lợi, ta lấy thủ làm lợi. Xin lấy thủ làm chiến, đắp thêm đồn luỹ, để dần dần tiến đến gần giặc" (TL t. 583). Chiến lược này của Nguyễn Tri Phương sẽ làm cho liên quân Pháp-Y thất bại: đợi quân ta đến đánh mà ta không đến, nếu họ tiến đánh, thì họ thua.
Tháng 1/1859, Nguyễn Tri Phương, Phạm Thế Hiển đắp đồn Liên trì, quân Pháp lại tiến đánh đồn Thạc Giản, đồn Nại Hiên, sa vào phục binh của quân ta, thua trận.
Nguyễn Tri Phương đắp lũy dài từ bãi Hải Châu đến các xã Phước Ninh, Thạc Giản, bên ngoài lũy đào hố hình chữ Phẩm, cắm chông, che cỏ và đổ cát lên trên, đặt quân mai phục sát đến thành Điện Hải. Quân Tây dương chia làm ba đạo tiến đánh, phục quân của ta đổ ra, quân địch phần rơi xuống hầm, phần bị trúng đạn, thua to. Vua thưởng chung cho 100 quan tiền. Quảng Nam ăn mừng chiến thắng.
Tháng 2/1859, vua ban thưởng quân đội Quảng Nam đã hết sức chiến đấu đẩy lui được giặc.
Thuyền quân Tây dương đổ bộ vào bãi Hải Châu, các tướng Hồ Oai, Tôn Thất Thi, Nguyễn Nghiã bắn chìm được ba chiếc thuyền. Nhưng ngày hôm sau, quân Pháp-Y xung kích: vây đồn Hải Châu, Chu Phước Minh thua chạy về giữ đồn Phước Ninh, Nguyễn Duy đến cứu đẩy lui được quân địch, trận này quân ta bị thương và chết nhiều và cũng là trận sau cùng.
Bởi vì liên quân Pháp-Y đánh đã sáu tháng mà không chiếm được Đà Nẵng, cũng không thể đánh ra Huế, vì đèo Hải Vân bị chặn, nên phải bỏ Đà Nẵng, đánh vào Sài Gòn.
Vì không đánh được nên nội bộ của họ có vấn đề: Rigault de Genouilly đổ tội cho Giám mục Pellerin "báo cáo láo" đánh lừa mình. Giám mục Pellerin muốn đánh thẳng vào Huế. Rigault de Genouilly biết không thể nào vượt được Hải Vân. Cuối cùng Giám mục Pellerin giận, bỏ đi Penang.
Sử gia Pháp hầu như không viết gì về giai đoạn này, vì họ không thích nói đếnnhững chiến bại. Thomazi chỉ mô tả ngày đầu tiên 1/9/1858, khi liên quan Pháp Y,bất thình lình câu đại bác vào bốn đồn ở bán đảo Sơn Trà, rồi "oai hùng đổ bộ, hô to khẩu hiệu "Hoàng đế [Napoléon III] muôn năm" trướckhi công phá và chiếm các đồn luỹ. Còn các trận đánh sau, ông chỉ "phân tích tình hình", rồi chuyển qua mô tả những chiến thắng của Pháp ở Sài Gòn.
Ông phân tích tình hình qua lời than của Đô đốc Rigault de Genouilly: đổ tội cho các giáo sĩ [ám chỉ Pellerin] đưa tin sai lầm về nước Nam: Sau khi chiếm được các đồn trên bán đảo Sơn Trà, Đô đốc chờ đợi sự nổi dậy của giáo dân, nhưng không thấy. Vịnh Đà Nẵng được bảo vệ bằng nhiều thành trì, một số xây từ thời Pigneau de Béhaine và Olivier de Puymanel".
Đây là luận điệu của chung của sử gia thuộc địa: nhận vơ tất cả những thành trì do Minh Mạng xây là do Bá Đa Lộc và Olivier de Puymanel xây, nghiã là hơn 30 năm sau khi Bá ĐaLộc và Puymanel qua đời! Riêng Olivier de Puymanel mà Pháp đưa ra như ông tổ, đã dạy dỗ chúng ta xây thành Vauban, chỉ là lính trơn vô học và đã chết từ năm 1799. Học giả Đào Đăng Vỹ cũng chép lại y chang, và ở hội thảo về thành Điện Hải ở Đà Nẵng hiện nay, người ta cũng nói Điện Hải do Pháp xây theo kiến trúc Vauban!
Thomazi viết tiếp: "Những thành trì này còn trong tình trận rất tốt, đô đốc nói rằng "tốt hơn những thành trì ông đã thấy ở Trung Quốc nhiều". Đại bác cỡ lớn và cỡ trung được trang bị những bộ phận điều chỉnh tối tân, thuốc súng mua của Anh. Bộ binh có nhiều súng trường tốt, chế tạo ở Bỉ hay ở Pháp" (trang 30). Chiến thuật của người Annam là chỉ đánh du kích hoặc không động tĩnh gì. Sự này gây cho ta thiệt hại không nhỏ, Đô đốc đã đứng trước những trở lực không thể vượt qua, ông viết: Chính phủ đã lầm về bản chất của cuộc chinh phục này. Người ta bảo chính quyền ở đây yếu kém, quan lại hèn nhát, thì ta gặp một chính quyền mạnh mẽ, khí phách. Người ta bảo nước này không có quân đội, thì quân đội chính quy rất đông, chưa kể dân quân bao gồm tất cả những người lành mạnh trong quần chúng. Người ta bảo khí hậu ở đây rất tốt, thì khí hậu rất tồi tệ...
Không thể thực hiện được một cuộc đổ bộ có hiệu lực, dù ngắn ngủi thế nào... Xứ này không có đường, chỉ có ruộng, và đi cách nào thì cũng dẫn đến trước một thành trì vững chắc theo lối Tây phương, có trang bị súng ống hạng nặng và có một đạo quân phòng thủ". (Trang 32).
Không thể chiếm được Đà Nẵng, cũng không thể leo lên đèo Hải Vân để tiến đánh Huế vì đội ngũ phòng thủ và đại bác trên đèo không nhân nhượng.
Rigault de Genouilly muốn đánh nơi khác. Giám Mục Pellerin khuyên ông nên đánh ra Bắc, vì ở đây có khoảng 400.000 giáo dân muốn giúp, chưa kể dư đảng nhà Lê [Lê Duy Cự] sẵn sàng tiếp tay với Pháp lật đổ triều Nguyễn, ông không tin. Rút cục ông để lại một lực lượng nhỏ giữ các thành đã chiếm ở Sơn Trà, rồi đem đại quân vào đánh Sài Gòn và ông đã thắng.
Sau đó,Rigault de Genouilly trở ra Đà Nẵng, lại thất bại trước sự phòng thủ của Nguyễn Tri Phương, ông xin chính phủ Pháp cho viện binh hoặc chỉ giữ Sài Gòn Gia Định, không được, ông bèn từ chức.
Phó đề đốc Page lên thay. Lại thua Nguyễn Tri Phương. Page rất mừng khi được lệnh vào giữ Sài Gòn, bao nhiêu binh thuyền phải dồn cho Charner hợp với quân Anh sang đánh Tầu. Ngày 23/3/1860, Page phá huỷ tất cả các đồn trại đã chiếm được ở Sơn Trà, trước khi vào Sài Gòn. Khi Charner trở về cùng tiến đánh miền Nam.
Nguyễn Tri Phương được chuyển vào Sài Gòn để đối đầu với địch.
Trong suốt thời kỳ từ 1858 đến 1873, khi Hà Nội thất thủ, quyết định tuyệt thực mà chết, Nguyễn Tri Phương là vị đại tướng đã chiến đấu quân Pháp đến cùng.
Thụy Khuê
(diendantheky.net/)
Không có nhận xét nào