Những dự án của Trung Quốc nằm trong tầm ngắm bao gồm hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo, công trình hải đăng và hạ tầng liên lạc di động trên Biển Đông.
Dự thảo cấm vận Trung Quốc
Thượng nghị sĩ Mỹ từ cả hai đảng trong Quốc hội sẽ một lần nữa giới thiệu dự thảo thể hiện sự cam kết của Chính phủ Mỹ đối với việc trừng phạt các tổ chức và cá nhân Trung Quốc có liên quan tới cái mà họ gọi là hành động "nguy hiểm và bất hợp pháp" của Bắc Kinh trên Biển Đông và Hoa Đông.
Nếu "Đạo luật Cấm vận Biển Hoa Đông và Biển Đông" được thông qua, chính phủ Mỹ sẽ có quyền tịch thu các khối tài sản tài chính ở Mỹ và thu hồi hoặc hủy bỏ thị thực Mỹ đối với bất kỳ ai liên đới tới "các hành động hoặc chính sách đe dọa tới hòa bình, an ninh và ổn định" tại nhiều khu vực trên Biển Đông.
"Dự thảo lưỡng đảng này củng cố nỗ lực của Mỹ và đồng minh trong việc đối phó với quá trình quân sự hóa trái phép và nguy hiểm của Bắc Kinh ở các khu vực mà nước này chiếm giữ (bất hợp pháp) trên Biển Đông", Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio nói với SCMP.
"Điều luật này tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc duy trì sự tự do và rộng mở của khu vực đối với tất cả các nước và buộc chính quyền Trung Quốc chịu trách nhiệm cho hành vi bắt nạt và ép buộc những quốc gia khác trong khu vực".
Theo luật này, cứ mỗi 6 tháng, Ngoại trưởng Mỹ sẽ phải nộp lên Quốc hội Mỹ một báo cáo ghi nhận bất kỳ cá nhân hay công ty Trung Quốc nào liên quan tới các dự án phát triển và xây dựng (trái phép) trên Biển Đông. Những dự án nằm trong tầm ngắm bao gồm hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo, công trình hải đăng và hạ tầng liên lạc di động.
Ngoài ra, những bên có liên quan tới hoạt động đe dọa "hòa bình, an ninh và ổn định" ở những khu vực hiện do Nhật Bản, Hàn Quốc quản lý trên biển Hoa Đông cũng sẽ trở thành đối tượng cấm vận - dự thảo nêu rõ.
Nhằm thẳng vào Trung Quốc?
Một dự thảo tương tự đã được đưa ra vào năm 2017 nhưng không thể vượt qua Ủy ban Quan hệ Quốc tế để lên tới Thượng viện. Để được thông qua, luật này phải được Thượng viện và Hạ viện Mỹ chấp thuận trước khi trình lên Tổng thống Mỹ để ký thành luật.
Những người ủng hộ luật mới kỳ vọng kết quả lần này sẽ khác. Một số người còn khá tự tin vì Ủy ban Quan hệ Quốc tế hiện đã có chủ tịch mới - Thượng nghị sĩ James Risch - một người đặc biệt quan sát kỹ lưỡng các chính sách của Bắc Kinh
"Chúng tôi rất lạc quan, khi mà Chủ tịch Risch quan tâm tới vấn đề Trung Quốc", một phát ngôn viên của ông Rubio cho biết thêm rằng câu chữ trong dự thảo sẽ được đưa ra vào hôm nay 23/5 không khác gì so với bản năm 2017.
Cùng với hy vọng thúc đẩy đạo luật mới là quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc từ cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ.
Trong hàng loạt vấn đề, bao gồm cả an ninh quốc gia, thương mại và tài sản trí tuệ, lập trường của chính quyền Mỹ về Trung Quốc đã giành được sự ủng hộ từ ngay cả những nhân vật mang quan điểm chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Lãnh đạo phe Thiểu số ở Thượng viện Chuck Schumer còn hoan nghênh ông Trump vì phát động cuộc chiến tranh thương mại tốn kém nhằm vào Bắc Kinh, bao gồm cả đòn thuế quan ngày càng gia tăng.
Đạo luật mới được bảo trợ bởi 13 nghị sĩ Mỹ, nhiều hơn hẳn số lượng người ủng hộ năm 2017 (2 người). SCMP cho rằng đây có thể là chỉ dấu cho thấy sự ủng hộ gia tăng trong Quốc hội đối với làn sóng phản kháng trước Bắc Kinh.
Bonnie Glaser, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng, việc Quốc hội Mỹ tồn tại một bầu không khí hà khắc khi nhắc tới Trung Quốc là hợp lý nhưng dự đoán rằng, để dự thảo có thể tới được bàn của Tổng thống thì ngôn từ trong văn kiện phải mềm mỏng hơn một chút.
Dù vậy, "quan trọng là đưa vấn đề này ra bàn thảo và tranh luận", Glaser nói và nhấn mạnh thêm rằng Biển Đông chưa bao giờ là "vấn đề được chú ý đặc biệt" trong chương trình chính sách của chính quyền Trump.
Theo người phát ngôn của Rubio, việc tái giới thiệu dự thảo này đã nằm trong tính toán của ông Rubio suốt một tháng nay mặc dù nó xảy ra vào thời điểm "rất đúng lúc", khi mà Hải quân Mỹ gần đây tiến hành các hoạt động tự do hàng hải trong khu vực, thể hiện lập trường phản đối Bắc Kinh và có các cuộc chạm trán ở cự ly gần với tàu hải quân Trung Quốc.
Glaser nhận định, chính quyền Trump đã làm tốt hơn nhiều khi tiến hành các hoạt động tự hàng hải thường xuyên hơn chính quyền tiền nhiệm và khẳng định, chính quyền Mỹ đã thành công trong việc khuyến khích các bên khác trong khu vực tham gia vào hoạt động tập trận cũng như những hành trình chung trên biển.
Mặc dù cấm vận kinh tế mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ là một vai trò tượng trưng đối với những bên vi phạm nhưng chuyên gia của CSIS cho rằng dự thảo mới không nhắm tới cá nhân.
Theo dữ liệu của CSIS, khoảng 73% các sự vụ chính trên Biển Đông từ 2010 có liên quan tới tàu chấp pháp của Trung Quốc. "Đó là một tỷ lệ cao nhưng không phải 100%", Glaser nói, "Dự thảo không nhằm vào những đối tượng xấu, mà thực sự nhằm vào Trung Quốc".
theo Trí Thức Trẻ
Thương chiến căng như dây đàn, Mỹ quay sang "mặt trận" Biển Đông: TQ sắp bị cấm vận? |
Dự thảo cấm vận Trung Quốc
Thượng nghị sĩ Mỹ từ cả hai đảng trong Quốc hội sẽ một lần nữa giới thiệu dự thảo thể hiện sự cam kết của Chính phủ Mỹ đối với việc trừng phạt các tổ chức và cá nhân Trung Quốc có liên quan tới cái mà họ gọi là hành động "nguy hiểm và bất hợp pháp" của Bắc Kinh trên Biển Đông và Hoa Đông.
Nếu "Đạo luật Cấm vận Biển Hoa Đông và Biển Đông" được thông qua, chính phủ Mỹ sẽ có quyền tịch thu các khối tài sản tài chính ở Mỹ và thu hồi hoặc hủy bỏ thị thực Mỹ đối với bất kỳ ai liên đới tới "các hành động hoặc chính sách đe dọa tới hòa bình, an ninh và ổn định" tại nhiều khu vực trên Biển Đông.
"Dự thảo lưỡng đảng này củng cố nỗ lực của Mỹ và đồng minh trong việc đối phó với quá trình quân sự hóa trái phép và nguy hiểm của Bắc Kinh ở các khu vực mà nước này chiếm giữ (bất hợp pháp) trên Biển Đông", Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio nói với SCMP.
"Điều luật này tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc duy trì sự tự do và rộng mở của khu vực đối với tất cả các nước và buộc chính quyền Trung Quốc chịu trách nhiệm cho hành vi bắt nạt và ép buộc những quốc gia khác trong khu vực".
Theo luật này, cứ mỗi 6 tháng, Ngoại trưởng Mỹ sẽ phải nộp lên Quốc hội Mỹ một báo cáo ghi nhận bất kỳ cá nhân hay công ty Trung Quốc nào liên quan tới các dự án phát triển và xây dựng (trái phép) trên Biển Đông. Những dự án nằm trong tầm ngắm bao gồm hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo, công trình hải đăng và hạ tầng liên lạc di động.
Ngoài ra, những bên có liên quan tới hoạt động đe dọa "hòa bình, an ninh và ổn định" ở những khu vực hiện do Nhật Bản, Hàn Quốc quản lý trên biển Hoa Đông cũng sẽ trở thành đối tượng cấm vận - dự thảo nêu rõ.
Nhằm thẳng vào Trung Quốc?
Một dự thảo tương tự đã được đưa ra vào năm 2017 nhưng không thể vượt qua Ủy ban Quan hệ Quốc tế để lên tới Thượng viện. Để được thông qua, luật này phải được Thượng viện và Hạ viện Mỹ chấp thuận trước khi trình lên Tổng thống Mỹ để ký thành luật.
Những người ủng hộ luật mới kỳ vọng kết quả lần này sẽ khác. Một số người còn khá tự tin vì Ủy ban Quan hệ Quốc tế hiện đã có chủ tịch mới - Thượng nghị sĩ James Risch - một người đặc biệt quan sát kỹ lưỡng các chính sách của Bắc Kinh
"Chúng tôi rất lạc quan, khi mà Chủ tịch Risch quan tâm tới vấn đề Trung Quốc", một phát ngôn viên của ông Rubio cho biết thêm rằng câu chữ trong dự thảo sẽ được đưa ra vào hôm nay 23/5 không khác gì so với bản năm 2017.
Cùng với hy vọng thúc đẩy đạo luật mới là quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc từ cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ.
Trong hàng loạt vấn đề, bao gồm cả an ninh quốc gia, thương mại và tài sản trí tuệ, lập trường của chính quyền Mỹ về Trung Quốc đã giành được sự ủng hộ từ ngay cả những nhân vật mang quan điểm chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Lãnh đạo phe Thiểu số ở Thượng viện Chuck Schumer còn hoan nghênh ông Trump vì phát động cuộc chiến tranh thương mại tốn kém nhằm vào Bắc Kinh, bao gồm cả đòn thuế quan ngày càng gia tăng.
Đạo luật mới được bảo trợ bởi 13 nghị sĩ Mỹ, nhiều hơn hẳn số lượng người ủng hộ năm 2017 (2 người). SCMP cho rằng đây có thể là chỉ dấu cho thấy sự ủng hộ gia tăng trong Quốc hội đối với làn sóng phản kháng trước Bắc Kinh.
Bonnie Glaser, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng, việc Quốc hội Mỹ tồn tại một bầu không khí hà khắc khi nhắc tới Trung Quốc là hợp lý nhưng dự đoán rằng, để dự thảo có thể tới được bàn của Tổng thống thì ngôn từ trong văn kiện phải mềm mỏng hơn một chút.
Dù vậy, "quan trọng là đưa vấn đề này ra bàn thảo và tranh luận", Glaser nói và nhấn mạnh thêm rằng Biển Đông chưa bao giờ là "vấn đề được chú ý đặc biệt" trong chương trình chính sách của chính quyền Trump.
Theo người phát ngôn của Rubio, việc tái giới thiệu dự thảo này đã nằm trong tính toán của ông Rubio suốt một tháng nay mặc dù nó xảy ra vào thời điểm "rất đúng lúc", khi mà Hải quân Mỹ gần đây tiến hành các hoạt động tự do hàng hải trong khu vực, thể hiện lập trường phản đối Bắc Kinh và có các cuộc chạm trán ở cự ly gần với tàu hải quân Trung Quốc.
Glaser nhận định, chính quyền Trump đã làm tốt hơn nhiều khi tiến hành các hoạt động tự hàng hải thường xuyên hơn chính quyền tiền nhiệm và khẳng định, chính quyền Mỹ đã thành công trong việc khuyến khích các bên khác trong khu vực tham gia vào hoạt động tập trận cũng như những hành trình chung trên biển.
Mặc dù cấm vận kinh tế mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ là một vai trò tượng trưng đối với những bên vi phạm nhưng chuyên gia của CSIS cho rằng dự thảo mới không nhắm tới cá nhân.
Theo dữ liệu của CSIS, khoảng 73% các sự vụ chính trên Biển Đông từ 2010 có liên quan tới tàu chấp pháp của Trung Quốc. "Đó là một tỷ lệ cao nhưng không phải 100%", Glaser nói, "Dự thảo không nhằm vào những đối tượng xấu, mà thực sự nhằm vào Trung Quốc".
theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào