Thursday, January 23.

Header Ads

banner_Vietnam-4

Thương chiến đang gay cấn, TQ triệu hồi nhân vật đáng gờm: Mỹ sắp đối mặt với khắc tinh?

Giữa lúc cuộc chiến thương mại đang leo thang căng thẳng, Trung Quốc đã gọi về nước 1 nhân vật kỳ cựu, có thâm niên 28 năm trong đàm phán thương mại với Mỹ và WTO.

image2
Trung Quốc bổ nhiệm nhân sự đáng gờm

Chỉ hai tuần trước khi các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ diễn ra hồi trước tháng 5 bị đổ vỡ, Bắc Kinh đã điều chỉnh chức vụ mới đối với một trong những nhà đàm phán thương mại đáng gờm nhất trước khi ông này đến độ tuổi về hưu.

Nhà đàm phán này chính là Du Kiến Hoa (sinh năm 1961), là một người có thâm niên 28 năm trong các cuộc đàm phán thương mại với quan chức Mỹ và Tổ chức Thương mại thế giới WTO.

"Mới đây, Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện phê chuẩn bổ nhiệm đồng chí Du Kiến Hoa giữ chức vụ Phó Bí thư tổ đảng, Thứ trưởng kiêm Phó đại diện đàm phán thương mại quốc tế Bộ thương mại Trung Quốc", trang thông tin Bộ thương mại Trung Quốc đưa tin vào chiều 23/4.

Đây là chức vụ tiếp theo của Du Kiến Hoa sau khi ông này vừa trở về Bắc Kinh, kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève.

Theo The New York Times (NYT-Mỹ), cùng với sự bổ nhiệm đối với ông Du Kiến Hoa, chính phủ Trung Quốc bắt đầu bắt tay giải quyết những khó khăn có thể nảy sinh do đội ngũ đàm phán thiếu kinh nghiệm cũng như cố gắng hóa giải cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra.

"Sự bổ nhiệm ông Du Kiến Hoa cho thấy, đội ngũ lãnh đạo Trung Quốc nhận thức rõ rằng họ cần một kinh nghiệm đáng tin cậy", NYT bình luận.

"Ông ấy là một trong những quan chức thương mại Trung Quốc thông thái nhất mà Mỹ đã từng đối mặt", James Green, cựu quan chức thương mại hàng đầu của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh nói, "Chỉ sau 1 năm, ông ấy đã được gọi về từ Genève, cho thấy Bắc Kinh đang thiếu các nhà đàm phán thương mại dày dặn kinh nghiệm - những người khiến đội ngũ lãnh đạo Trung Quốc yên tâm".

Giải quyết cuộc chiến thương mại là một nhiệm vụ khó khăn nhưng nó cũng là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại, điều này đã làm tăng áp lực lên chính quyền Bắc Kinh trong việc thuyết phục chính quyền Tổng thống Trump giảm thuế quan và giúp các nhà máy Trung Quốc phục hồi.

Hôm thứ ba, Tổng thống Trump nói rằng, Trung Quốc "rất muốn đạt được thỏa thuận" nhưng chỉ khi Trung Quốc đồng ý với các điều khoản thương mại trước đó, ông mới chấp nhận thỏa thuận.

"Bây giờ tôi đang trì hoãn thỏa thuận," ông nói trong một bài phát biểu tại Nhà Trắng. "Chúng tôi từng có một thỏa thuận với Trung Quốc và trừ khi họ quay lại thỏa thuận đó còn không tôi không có hứng thú."

NYT nhận định, cho đến nay, sự mất cân bằng về kinh nghiệm giữa hai nhóm đàm phán Mỹ và Trung Quốc là một trong nhiều trở ngại để đạt được thỏa thuận. Các đại diện của Trung Quốc chủ yếu là các chuyên gia chính sách tài chính và các nhà kinh tế, trong khi đội ngũ của Mỹ được chi phối bởi các luật sư thương mại. Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer đã làm việc các vấn đề thương mại trong và ngoài chính phủ từ những năm 1970.

Mỹ sẽ đối mặt với một nhà đàm phán thông thái?

Vào tháng 2/2018, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc bắt đầu chịu trách nhiệm phụ trách các cuộc đàm phán thương mại của Trung Quốc. Ông Lưu cũng là Chủ nhiệm văn phòng tiểu tổ lãnh đạo tài chính trung ương - ủy ban các vấn đề kinh tế và tài chính quan trọng của ĐCSTQ.

Ông vừa thành lập một nhóm các chuyên gia ngân hàng và nhà kinh tế trẻ biết nói tiếng Anh, từng học tập ở các nước phương Tây với mục tiêu kiểm soát các vấn đề nợ công ngày càng tăng của Trung Quốc.

Đội ngũ này làm việc trong một tòa nhà văn phòng bằng đá cẩm thạch màu xám, chỉ cách khu nhà của lãnh đạo Trung Quốc 50m. Tuy nhiên, mục tiêu của họ đã có chút thay đổi, thay vì dành phần lớn thời gian kiềm chế các góc khuất trong lĩnh vực ngân hàng và đầu cơ tài chính khác, nhóm bắt đầu nghiên cứu các thỏa thuận thương mại liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ và an ninh mạng.

Theo các chuyên gia về hoạch định chính sách Trung Quốc, trong vài tuần qua, sự trỗi dậy đội ngũ này đã gây áp lực đối với Bộ thương mại Trung Quốc.

Theo truyền thống, quan hệ thương mại của chính phủ do Bộ Thương mại phụ trách. Trong các tranh chấp thương mại với Mỹ trong vài tuần qua, Bộ Thương mại càng thu hút sự chú ý của dưa luận dù ông Du Kiến Hoa chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố công khai nào về các cuộc đàm phán.

Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn cũng là trưởng đoàn đàm phán thương mại quốc tế của Trung Quốc nhưng theo đánh giá kinh nghiệm của ông này trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế không nhiều bằng ông Du Kiến Hoa.

Sau khi ông Du Kiến Hoa trở về từ Geneva, ông Vương Thụ Văn - xuất thân từ một phiên dịch viên Bộ Thương mại, vẫn là Thứ trưởng chịu trách nhiệm về các vấn đề Bắc Mỹ. Trong thời gian qua, khi Bộ thương mại đóng vai trò lớn hơn trong các cuộc đàm phán thương mại thì ông Vương Thụ Văn cũng nhận được nhiều sự theo dõi.

Tuy nhiên, với chức danh là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Thương mại, vai trò của ông Du Kiến Hoa vẫn cao hơn ông Vương Thụ Văn, trách nhiệm trong bộ cũng lớn hơn nhưng đến nay ông Vương Thụ Văn vẫn là đại diện chính của đội ngũ đàm phán Trung Quốc thuộc Bộ thương mại trong các cuộc đàm phán trực tiếp với các quan chức Mỹ.

Theo NYT, cả ông Du Kiến Hoa và Bộ Thương mại đều không đưa ra câu trả lời trước câu hỏi liên quan đến vấn đề nhân sự của giới phóng viên.

Theo tài liệu công khai trên trang thông tin của Bộ Thương mại, ông Du Kiến Hoa phụ trách các vấn đề liên quan đến Ban Thư ký đàm phán thương mại quốc tế, Vụ Âu Á, Vụ Châu Âu và Ủy ban Kỷ luật cơ quan, Văn phòng Thanh tra Bộ thương mại v.v... Ông dường như không công khai tham gia vào các cuộc đàm phán với Mỹ nhưng các chuyên gia nói rằng ông này có thể có sức ảnh hưởng rất lớn.

"Danh tiếng của ông ấy rất tốt - rất am hiểu về vấn đề quốc tế", ông Vương Huy Diệu - Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và toàn cầu hóa, một tổ chức nghiên cứu có ảnh hưởng ở Bắc Kinh, nói. "Trong nhiều quyết định tập thể, tôi tin rằng ý kiến ​​của ông ấy rất có trọng lượng."

Trong khi đó, ông James Green - cựu quan chức thương mại Mỹ hiện đang làm cố vấn cấp cao tại Công ty McLarty Associates cũng cho rằng, mặc dù là một nhà đàm phán cứng rắn nhưng ông Du Kiến Hoa cũng đã thể hiện sự linh hoạt hơn nhiều các quan chức Trung Quốc khác khi cố gắng tìm kiếm giải pháp sáng tạo có thể có lợi cho cả hai bên trong các cuộc đàm phán thương mại trong nhiều năm qua.

Theo thông lệ, các Thứ trưởng Trung Quốc thường nghỉ hưu ở độ tuổi 60 và họ có xu hướng đảm nhận các vị trí được cho ít áp lực hơn ở độ tuổi ngoài 50. Vào năm 2017, ông Du Kiến Hoa khi đó 56 tuổi đã trở thành Đại sứ Trung Quốc tại trụ sở Liên hợp quốc ở Genève.

"Gọi ông ấy về là một tín hiệu rõ ràng, Bắc Kinh hy vọng ông ấy sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán với Mỹ", cựu quan chức thương mại Mỹ nói, "Họ sẽ không gọi ông ấy về chỉ để đối phó với châu Âu".
 
(soha.vn)

Không có nhận xét nào