2 triệu người Hồng Kông xuống đường
biểu tình chống Dự luật dẫn độ, vào chủ nhật 16/6/2019, cho thấy sách
lược “một quốc gia hai thể chế” đã hoàn toàn thất bại, hệ quả có thể là
một Trung cộng chia năm xẻ bảy.
Vì sao Anh trao trả Hồng Kông cho Bắc Kinh?
Theo Điều ước Nam Kinh ký năm 1842 nhà Thanh vĩnh viễn nhượng đảo Hồng Kông cho Anh Quốc.
Sau đó năm 1860, theo Điều ước Bắc Kinh lại nhượng vĩnh viễn bán đảo Cửu Long và đảo Ngang Thuyền Châu.
Đến năm 1898, Anh Quốc lại thuê đảo Lạn Đầu và một số vùng phía bắc Cửu Long trong vòng 99 năm để lập ra khu Tân Giới.
Năm
1982, Anh Quốc ban đầu định giữ đảo Hồng Kông và bán đảo Cửu Long, còn
trao trả phần còn lại cho Trung cộng nhưng bị Đặng Tiểu Bình bác bỏ.
Ông
Đặng hứa sẽ đối xử với Hồng Kông như một lãnh thổ tự trị tiếp tục duy
trì hệ thống tự do về chính trị, pháp lý, kinh tế, tài chính, văn hóa và
giáo dục, chỉ ngoại giao và quân sự thuộc quyền kiểm soát Bắc Kinh.
Lời ông Đặng hứa được coi là sách lược “một quốc gia, hai thể chế”.
Năm
1984, Tuyên bố chung Trung-Anh ra đời, Hồng Kông thành đặc khu hành
chính thuộc Trung cộng, nhưng duy trì phương thức sinh hoạt tự trị trong
ít nhất 50 năm.
Phía
Anh Quốc tin vào lời hứa và nghĩ rằng sau cải cách kinh tế Trung cộng
sẽ tiến hành cải cách chính trị, như tiến trình dân chủ hóa tại Đài Loan
và Nam Hàn, nhưng điều này đã không hề xảy ra.
Ngày 4/6/1989, Trung cộng nổ súng tàn sát Phong Trào dân chủ tại Thiên An Môn.
Năm
1990, mặc dù bị Bắc Kinh phản đối, Thống đốc Chris Patten đã phê chuẩn
Bộ Luật Cơ bản và cải cách phương pháp bầu cử vào Hội đồng Lập pháp Hồng
Kông.
Chuyển giao êm thắm
Trước đây, Thống đốc Hồng Kông được Nữ Hoàng bổ nhiệm, nhưng cư dân Hồng Kông có cuộc sống hoàn toàn tự do.
Luật pháp Hồng Kông được xây dựng dựa trên Luật pháp Anh mọi quyền tự do đều được bảo đảm.
Hồng Kông là một thương cảng tự do và mở cửa hấp thu tư tưởng từ khắp nơi trên thế giới.
Kết
quả chuyển giao tốt hơn mọi dự đoán, tới ngày trao trả 1/7/1997, chỉ
hơn 10% cư dân rời bỏ Hồng Kông, và sau đó không xảy ra một làn sóng
thuyền nhân chạy trốn cộng sản như trường hợp Việt Nam.
Thời
gian đầu sinh hoạt chính trị Hồng Kông có phần cởi mở. Nhưng càng ngày
mọi sinh hoạt chính trị càng bị kiểm soát và bị lèo lái bởi Bắc Kinh,
làm dân Hồng Kông lo ngại các quyền tự do cơ bản của họ sẽ bị Bắc Kinh
tước đoạt dần dần.
Năm
2003, nửa triệu người tham gia biểu tình tuần hành phản đối Dự luật an
ninh “chống lật đổ chính quyền” do Đặc Khu Trưởng Đổng Kiến Hoa (Tung
Chee hwa) đề xuất.
Người
biểu tình lo ngại Dự luật tước đi quyền tự do biểu lộ chính kiến, tự do
ngôn luận và cả tự do tôn giáo, buộc Đổng Kiến Hoa phải hủy bỏ và sau
đó từ chức.
Thời đại Tập Cận Bình.
Đầu năm 2014, Quốc hội Trung cộng tuyên bố đặc khu trưởng sẽ do 1,200 đại cử tri bầu và phải được Bắc Kinh bổ nhiệm.
Một
cuộc trưng cầu dân ý trên mạng được mở ra đòi hỏi người Hồng Kông được
quyền trực tiếp bầu Đặc khu trưởng. Trong ba ngày đã có gần 600 ngàn
người tham dự ký tên.
Phong trào mở thêm 15 phòng bỏ phiếu với kết quả 787 ngàn người bỏ phiếu trong số 3.5 triệu người có quyền đi bầu.
Sau
đó Phong trào dù vàng dấy lên cuộc biểu tình đòi tự do bầu cử, làm tê
liệt Hồng Kông trong vòng hai tháng, nhưng Tập Cận Bình dứt khoát không
chấp nhận.
Năm
2017, bà Carrie Lam được bổ nhiệm làm Đặc khu trưởng, vào tháng
11/2018, bà đã cùng Ban cố vấn bay sang Bắc Kinh để gặp Tập Cận Bình.
Theo
tin Tân Hoa Xã, ông Tập cho biết Hồng Kông phải ban hành các đạo luật
an ninh quốc gia chống lại nổi loạn, lật đổ, ly khai và phản quốc.
Dự luật dẫn độ.
Nhân
vụ án giết người ở Đài Loan nhưng thủ phạm lại bỏ trốn về Hong Kong, bà
Carrie Lam đề nghị Dự luật dẫn độ cho phép đặc khu trưởng ký chấp nhận
yêu cầu dẫn độ sang Đài Loan và Trung cộng, mà không cần thông qua Hội
đồng Lập pháp.
Có ý kiến cho rằng nên gia tăng quyền tư pháp để những vụ án xảy ra bên ngoài Hồng Kông có thể được xử bởi tòa án Hồng Kông.
Chính
phủ Đài Loan công khai biểu lộ lo lắng về quyền tự do của người Hồng
Kông bị lạm dụng nên không đòi hỏi và cũng không chấp nhận việc dẫn độ
về Đài Loan.
Bà
Carrie Lam từ chối mọi đề nghị làm dấy lên dư luận Trung cộng lợi dụng
vai trò của đặc khu trưởng để giới hạn dần quyền tự do người Hồng Kông,
họ lo sợ bị ghép tội, bị bắt bớ và bị xử không công bằng như vẫn thường
xảy ra ở Trung cộng.
Mỹ can thiệp?
Thủ
Tướng Anh Quốc Theresa May đã lên tiếng phản đối dự luật dẫn độ và
tuyên bố sẽ xem xét lại Tuyên Bố Chung Anh-Trung năm 1984.
Năm
1992, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Chính sách Mỹ cho Hồng Kông một
quy chế đặc biệt tự do và tự trị tách biệt từ Trung cộng.
Nhờ
thế, Hồng Kông tiếp tục được chuyển giao công nghệ tiên tiến, tự do
thương mãi, tự do trao đổi giữa tiền Mỹ và tiền Hồng Kông, công nhận là
trung tâm tài chính thế giới…
Đạo
luật trao cho Tổng thống quyền ban hành sắc lệnh trừng phạt nếu Hồng
Kông mất quyền tự trị đầy đủ theo các điều khoản trong Tuyên bố Chung
1984.
Trong
hoàn cảnh hiện nay một sắc lệnh như thế sẽ ảnh hưởng nặng nề đến kinh
tế, công nghệ và tài chính Trung cộng vốn đang trên đà tụt dốc.
Mọi hàng hóa từ Hồng Kông xuất cảng sang Mỹ bị cùng một mức thuế như hàng Trung cộng.
Trung
cộng sẽ mất trung tâm tài chính Hồng Kông, vốn đầu tư sẽ bị rút khỏi
Hồng Kông, các công ty Trung cộng sẽ bị phong tỏa tài chính từ nguồn tư
bản của Mỹ và giá trị của các tập đoàn nhà nước được niêm yết trên sàn
Hồng Kông sẽ sụt giảm thảm hại.
Ngày
12/6/2019, Quốc Hội Mỹ cho tu chính đạo luật về Hồng Kông năm 1992, yêu
cầu Bộ Ngoại Giao mỗi sáu tháng phải phúc trình Quốc Hội về tình trạng
tự trị của Hồng Kông, xem còn đáng hưởng quy chế đặc biệt nữa không.
Biểu tình bài học cần rút tỉa…
Ngày
14/6/2019, từ trung tâm giam giữ Lục Chi Giác, Joshua Wong (Hoàng Chí
Phong) kêu gọi Mỹ phải đánh giá lại Đạo luật Chính sách Hồng Kông năm
1992, xem xét Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông và điều chỉnh
quan hệ giữa hai bên Mỹ-Trung.
Dân
chúng Hồng Kông đều biết nếu Mỹ phong tỏa kinh tế sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống, nhưng vì tự do và dân chủ họ chịu hy sinh quyền lợi
kêu gọi Chính phủ và Quốc Hội Mỹ hành động.
Mọi người tham dự biểu tình có chung mục tiêu là phản đối dự luật dẫn độ, đòi bảo đảm quyền tự do và đòi bà Carrie Lam từ chức.
Mọi
người quyết giữ những mục tiêu này không cho bất cứ ai đại diện thương
lượng hay tìm cách chia rẽ hàng ngũ và tránh việc chưa thành đã tranh
giành thành quả.
Cuộc
tuần hành lên đến 2 triệu người, không có người tổ chức nhưng lại được
tổ chức một cách toàn hảo nhờ ý thức trách nhiệm của mọi người.
Họ tự động sửa soạn mọi thứ, thay vì dựa vào người khởi xướng, tổ chức hay lãnh đạo và liên kết gắn bó với nhau.
Mọi người nhịp nhàng kết hợp giữa đấu tranh ôn hòa và đấu tranh bạo lực, không tranh cãi về phương cách đấu tranh.
Khi
cảnh sát tấn công đàn áp người ôn hòa rút xuống phía dưới nhường chỗ
cho những thanh niên sẵn sàng đối đầu ngăn chặn cảnh sát.
Lực
lượng cảnh sát ít lại bị chia mỏng so với số người biểu tình, với sự hổ
trợ của truyền thông báo chí, của những người không đi biểu tình nên
kết quả nhà cầm quyền phải thối lui.
Mặc
dù bà Carrie Lam đã xin lỗi và tuyên bố hoãn Dự luật dẫn độ nhưng mọi
người tiếp tục đòi bà phải từ chức và kêu gọi tiếp tục biểu tình làm áp
lực.
Nếu
bà từ chức sẽ là một thất bại vô cùng to lớn cho Tập Cận Bình trước các
đối thủ trong đảng cộng sản và trước thế giới, vì thế ông Tập sẽ không
chấp nhận ngay cả khi bà Carrie Lam thực sự muốn từ chức.
Trung cộng đang tan rã ?
Tập Cận Bình vừa ngon ngọt “một quốc gia, hai thể chế” với Đài Loan, lại vừa hăm dọa sẽ sử dụng vũ lực để thống nhất đất nước.
Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố Đài Loan ủng hộ Hồng Kông, bà cho biết:
“Tự
do là một giá trị mà người dân Đài Loan trân trọng, Đài Loan đang ngày
càng tự do dân chủ hơn, trong khi Hồng Kông đang mất dần tự do…”
Chủ
nhật vừa qua trước Quốc Hội Đài Loan, khoảng 10 ngàn người biểu tình
mang theo biểu ngữ “Đài Loan ủng hộ Hồng Kông”, “Nói không với luật dẫn
độ sang Trung cộng” và kêu gọi Quốc hội chính thức ra tuyên bố lên án Dự
luật dẫn độ.
Gần
đây, Mỹ thông qua “Đạo luật Bảo đảm Đài Loan 2019”, ủng hộ Đài Loan
tăng chi tiêu quốc phòng, thường xuyên bán vũ khí, công cụ quốc phòng
cho Đài Loan, ủng hộ Đài Bắc tham gia các tổ chức quốc tế, nhìn nhận Đài
Loan là quốc gia và sử dụng Quốc kỳ Đài Loan.
Lời
hứa “một quốc gia, hai thể chế” không được thực hiện nên Hoa Kỳ cũng
đang từng bước nhìn nhận lại Đài Loan và Hồng Kông như hai thể chế độc
lập.
Nhà
Thanh đã nhường vĩnh viễn đảo Hồng Kông, bán đảo Cửu Long và đảo Ngang
Thuyền Châu cho Anh Quốc, nên nhiều người Hồng Kông muốn thành phố của
họ quay về với nước Anh và được độc lập từ Trung cộng.
Thế giới cũng đang rất quan tâm đến hàng triệu người Tân Cương đang bị giam trong các trại tù ở Trung cộng.
Tình
hình an ninh và chính trị Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và nhiều nơi
khác cũng không được ổn định, vì thế Bắc Kinh phải thiết lập cả hệ thống
an ninh dùng công nghệ tối tân kiểm soát toàn bộ xã hội và kiểm soát ý
thức chính trị của người dân.
Quốc Hội Mỹ hiện đang xem xét chế tài các công ty cộng tác với Bắc Kinh trong việc đàn áp nhân quyền.
Quá trình nhanh chóng sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô trước đây dường như đang tái diễn.
Các
tiền đồn Xã Hội Chủ Nghĩa cuối cùng, bao gồm Trung cộng, Bắc Hàn, Việt
Nam,… đang bộc lộ những khủng hoảng khó có thể thoát qua.
Hồng Kông, Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông… sẽ đứng lên giành lại tự do và độc lập.
Thế
giới và nhất là Việt Nam sẽ thanh bình thoát khỏi tham vọng bá chủ toàn
cầu của Tập Cận Bình và nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.
Nguyễn Quang Duy
(Tin tức Hàng ngày)
Không có nhận xét nào