Header Ads

  • Breaking News

    Nguyễn Nhơn : Xã hội Đảo điên chỉ vì Sai lầm cọng sản



    Hòn Nghê:
    Xã hội Đảo điên chỉ vì Sai lầm cọng sản


    Khi xưa, "Một Con Ngựa Đau, Cả Tàu Không Ăn Cỏ"

    Thời cs, "Một Con Ngựa Đau, Cả Tàu Mừng Rỡ"

    Chúng hòa nhịp nhau xé xác, ăn chơi trên nỗi đau thuơng của đồng loại!

    (Lời bình của Hòn Nghê về bài viết "Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ" liệu còn tồn tại trong tinh thần của người Việt?“ của Nguyên Thạch DLB)

    Sở dỉ ngày nay xã hội Việt đảo điên, truyền thống Dân tộc lạc mất tiêu chỉ vì chế độ giáo dục ngu dân lầm theo chủ nghĩa duy vật cọng sản.

    BẢN ÁN “CHẾ ĐỘ GIÁO DỤC NGU DÂN“ VIỆT CỘNG

    Trong một cuộc phỏng vấn trên RFA, ký giả Nam Nguyên đặt câu hỏi: Vì sao giới trẻ Việt Nam thiếu lửa dân chủ? Vì thiếu lãnh đạo?

    Nguyễn Quang A, đại diện Diễn đàn Xã Hội Dân sự trả lời:

    “TS Nguyễn Quang A một nhà phản biện chính sách hoạt động mạnh trong phong trào đòi thực hiện xã hội dân sự từ Hà Nội nhận định:

    “Có một người đứng đầu, một người lãnh tụ có sức thuyết phục là một điều rất là quan trọng. Nhưng tôi hoàn toàn ngược lại với ý kiến là bởi vì không có lãnh tụ cho nên nó mới như thế này, hoàn toàn không phải như vậy.”

    …tôi hoàn toàn ngược lại với ý kiến là bởi vì không có lãnh tụ cho nên nó mới như thế này, hoàn toàn không phải như vậy.

    Theo TS Nguyễn Quang A, Đảng và nhà nước Việt Nam đã kiểm soát sinh viên học sinh một cách chặt chẽ, nhờ mạng lưới công an dày dặc và kiểm soát luôn con đường tiến thân của họ. Ông nói:

    “Phải nói thực trong suốt hơn 30 năm qua thì việc đàn áp về tinh thần về thể chất đủ mọi thứ, họ đã rất thành công trong việc gọi là biến một lực lượng hết sức là năng nổ thành một lực lượng SVHS rất là ngoan ngoãn. Đấy là một trong những kỹ năng rất kinh khủng của những người cộng sản và phải nói thực là họ rất thành công trong việc đó. Tôi nghĩ rằng chỉ có khi động viên vận động thế nào để cho giới trẻ họ hiểu rằng quyền của họ đã bị vi phạm đến như thế nào. Lúc đầu rất là khó khăn chỉ có số ít nhưng mà số ít đó sẽ tăng dần tăng dần thì đến một lúc nào đó nó cũng có trạng thái gọi là như tất cả mọi nơi trên thế giới.”

    Nhà báo Nguyễn Quốc Thái từ Saigon phát biểu:

    “Ở miền Nam trước năm 1975 cũng như ở Hong Kong có bầu không khí tự do hít thở của nó mà tất cả những lãnh tụ sinh viên ngày xưa mà tôi có dịp thường gặp gần đây đều công nhận rằng, tất cả phong trào sinh viên học sinh ở miền Nam lúc đó thấm được là do bầu khí tự do tương đối nào đó thì họ mới hoạt động được, nếu không có thì không thể hoạt động được. Hiện nay ở Việt nam sự kiểm soát SVHS ở trong học đường rất chặt chẽ.

    Vì thế việc có một lãnh tụ sinh viên lúc này, tôi nghĩ không phải là không có đâu, họ vẫn liên lạc với nhau âm thầm và họ chờ đợi một lúc nào đó. Nếu nhà nước không thể hiện được những lời cam kết với nhân dân về vấn đề dân chủ, tự do về vấn đề tư hữu thì chuyện gì cũng có thể xảy ra được.

    Nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội nhận định về sự nguội lạnh của sinh viên học sinh đối với vận mệnh đất nước và chẳng thể hiện về điều gọi là khát vọng dân chủ của thế hệ tương lai của Việt Nam. Ông nói:

    “Nói sinh viên học sinh Việt Nam vô cảm thì cũng có phần đúng mà cũng có phần không đúng. Số học sinh sinh viên trăn trở với tình hình đất nước nhận thức sớm được vấn đề ấy cũng nhiều chứ không phải ít. Thế nhưng cái số đông hơn lại là những học sinh lâu này bị ảnh hưởng nền giáo dục, sách vở hay sự tuyên truyền, nhắc nhở của gia đình, của thầy cô của nhà trường và sự ngăn chặn của chính quyền khiến cho số học sinh ấy không dám xuống đường không dám thể hiện. Ngoài ra một số rất đông lại bận ăn chơi, mải chơi không tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội. Có thể nói đó là sự thành công phần nào của một chính sách ngu dân hóa của chính quyền.”

    Theo lời nhà giáo Đỗ Việt Khoa chính sách như thế là một thảm họa cho đất nước. Vì ngu dân thì dễ cai trị, đa số nhân dân lảng tránh chuyện chính trị, xem chính trị là chuyện cấm kị không dám thể hiện chính kiến của mình.

    Ông Đỗ Việt Khoa không tin vào một phong trào dân chủ mạnh mẽ ở Việt Nam có thể trở thành hiện thực, tương tự như các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong. Nhà giáo này cho rằng những thay đổi triệt để ở Việt Nam nếu có là từ trên thượng tầng chính trị xuống, chứ không phải là một cuộc cách mạng từ dưới lên.

    Với mong muốn giới trẻ, sinh viên học sinh nhìn nhận thời cuộc cho đúng, góp phần mình vào sự phát triển đất nước, đấu tranh cho đất nước công bằng dân chủ văn minh, nhà giáo Đỗ Việt Khoa cho rằng đây là một cuộc đấu tranh lâu dài mà trách nhiệm nằm trong tay giới trẻ, họ làm được thì đất nước sẽ phát triển, ngược lại thì đất nước cứ dậm chân như thế này mãi.

    Ba nhà trả lời phỏng vấn đứng trên cương vị khác nhau nên câu trả lời cũng khác biệt:

    Nguyễn Quang A trên cương vị chủ trì “Diễn đàn Xã hội Dân sự“ nói lời kết nhằm vào triển vọng “khai dân trí“ có vẻ mơ hồ rằng: “ Tôi nghĩ rằng chỉ có khi động viên vận động thế nào để cho giới trẻ họ hiểu rằng quyền của họ đã bị vi phạm đến như thế nào. Lúc đầu rất là khó khăn chỉ có số ít nhưng mà số ít đó sẽ tăng dần tăng dần thì đến một lúc nào đó nó cũng có trạng thái gọi là như tất cả mọi nơi trên thế giới.”

    1.

    Trạng thái gọi là như tất cả mọi nơi trên thế giới là gì? Là tôn trọng nhân quyền hay tổng quát hơn là chế dộ Tự do Dân chủ? Thực tế là chủ trương tranh đấu ôn hòa bất bạo động nhằm xây dựng xã hội dân sự, cải cách, cải lương tiệm tiến, xác quyết bằng câu nói để đời, ám chỉ thái độ đấu tranh quyết liệt của Bùi thị Minh Hằng: “ Phải cách ly các phần tử kích động bạo lực”.

    Câu trả lời của nhà báo Nguyễn Quốc Thái là tích cực và thực tiển: Hoạt động âm thầm, không phô trương, tích tụ lực lượng và khởi phát đúng lúc, đó mới là vấn đề, chớ không phải là thiếu lửa hay không thiếu lửa hoặc có lãnh đạo hay không.

    Riêng nhà giáo dục Đỗ Việt Khoa thì cho rằng: “ những thay đổi triệt để ở Việt Nam nếu có là từ trên thượng tầng chính trị xuống, chứ không phải là một cuộc cách mạng từ dưới lên.”

    Nói vậy, để rồi ông xuống xề bằng một câu ngược lại: “ đây là một cuộc đấu tranh lâu dài mà trách nhiệm nằm trong tay giới trẻ, họ làm được thì đất nước sẽ phát triển, ngược lại thì đất nước cứ dậm chân như thế này mãi.”

    Ông nhà giáo nầy thì thiệt là tệ: Khi thì ông chờ đám lãnh đạo việt cộng làm cách mạng cung đình từ trên xuống. Khi thì ông phú thác trách nhiệm tranh đấu cho giới trẻ. Mà không thấy nói trách nhiệm của nhà giáo Khoa ở đâu?! Trong khi trách nhiệm chánh yếu về ý thức tự do, dân chủ của giới trẻ là từ nơi các nhà giáo dục trong đó có nhà giáo Đỗ Việt Khoa.

    Ba vị trả lời câu hỏi là người ở trong nước lại đang phục vụ dưới chế độ việt cộng hiện hành nên không trả lời thẳng được vào vấn đề.

    Vì sao giới trẻ Việt Nam thiếu lửa dân chủ ?

    Câu trả lời gỉản dị; Vì nền giáo dục nhồi sọ, ngu dân của chế độ toàn trị việt cộng.

    Trên hết và trước hết là chế độ độc tài toàn trị nô dịch toàn xã hội.

    Chế độ giáo dục bắt đầu bằng tuổi thơ bé quàng khăn đỏ bắt vào sinh hoạt “ đội thiếu nhi hồ chí mén “ làm kế hoạch nhỏ lượm giấy kiếm tiền cho đội, trong khi bé nhà nghèo đói mờ con mắt.

    Lên trung học lo học lịch sử đảng, phấn đấu vào “Đoàn thanh niên hồ tráng men“
    Vào đại học phấn đáu vào đảng để ra trường được có vị trí tốt ăn trên ngồi trước.

    Suốt cuộc đời đi học đâu biết gì là tự do dân chủ, chỉ biết yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội. Tổ quốc là tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chỉ biết theo con đường “bi đát bác đi“ mà không biết con đường nào khác.

    Về vật chất lại càng khốn nạn: Bé thơ đeo dây cáp lũng lẳng như con nhái bén qua sông đi học. Cô giáo trẻ miều núi túm quần áo chui bao nylon để anh chú kéo qua suối đi dạy. Học trò bé hai ba đứa cũng túm tụm vào bao nylon để anh chú kéo qua suối học “ba con chữ!” Bé 9 tuổi, tan học về, đói lã người, vượt cầu ván cheo leo, té ngả xuống kinh chết đuối!

    Để tóm tắt, xin trích dẫn một đoạn tài liệu kiều vận của tuyên giáo việt cộng để nhận thức rõ ràng về tội ác làm sa đọa, bạc nhược tuổi trẻ Việt Nam của bọn phản nước hại dân việt cộng:

    “Giới trẻ và sinh viên học sinh

    Một kết quả bất ngờ mà theo tôi cũng là một kinh nghiệm quí trên mặt trận tuyên truyền nhồi sọ: việc chúng ta bắt ép sinh viên phải học tập chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đem lại những kết quả ngoài mong ước. Thành công của chúng ta không phải đã đạt được mục đích ban đầu là làm cho thế hệ trẻ tôn thờ thứ chủ nghĩa mà ngay cả chúng ta cũng không tin. Ngược lại, thành công của chúng ta là đã làm cho thế hệ trẻ chán ngán đến tận cổ khi phải học mãi một thứ ý thức hệ lỗi thời, bị nhồi nhét đến phản cảm những tư tưởng cũ kỹ. Nhờ vậy chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tưởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tưởng và hoài bão mà thanh niên thường có, trởnên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết.

    Thế hệ trẻ hôm nay, ngoài cái đức tính thực dụng và tinh thần chụp giật, cũng như niềm khao khát tiền bạc, công danh, ám ảnh bởi chủ nghĩa hưởng thụ, thì chỉ còn le lói ‘tinh thần dân tộc’ vẫn còn sót lại trong máu huyết của mỗi người Việt.

    Đây là con dao hai lưỡi, là con giao long đang nằm yên, mà chúng ta cần phải biết lèo lái một cách khôn ngoan để không xảy ra một tiểu Thiên An Môn ở Ba Đình.

    Dưới chế độ chuyên chế nào cũng vậy, sinh viên và trí thức trẻ luôn luôn là những kẻ nguy hiểm nhất, là ngòi nổ của quả bom, là kíp mìn hẹn giờ, là hạt nhân của các phong trào đấu tranh. Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và trí thức dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp.. Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân, và mới có khả năng tổ chức và phối hợp.

    Triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập được những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch. Những thứ còn lại như ‘dân oan biểu tình’, ‘công nhân đình công’… chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não.

    Như trên đã nói, chúng ta đã thành công trong việc làm cho sinh viên trở nên lãnh cảm về các loại ý thức hệ, thờ ơ với những tư tưởng tự do khai phóng từ phương Tây. Chúng ta chỉ còn phải đối phó với tinh thần dân tộc của sinh viên đang có nguy cơ thức dậy, mục đích là để nó ngủ yên, nếu không phải lèo lái nó theo hướng có lợi cho chúng ta.”

    Nhưng đó là sự phân tích, đánh giá của tình báo tuyên giáo việt cộng từ khi chưa có các cuộc cách mạng Hoa Lài, Mùa Xuân Á rập và trước khi có cuộc biểu tình rầm rộ ở Sai gòn và Hà Nội ngày lịch sử 5 tháng 6 năm 2011, khi tuổi trẻ đứng lên biểu lộ lòng yêu nước, chống tàu xâm lăng. Con giao long nằm im bắt đầu thức tỉnh.

    Ngày nay, các luồng gió cách mạng Ukraine, Venezuela và hiện tại giông bảo cách mạng dân chủ Hong Kong đang ào ào thổi, rồi có ngày gây chấn động cho “ giao long Dân tộc Việt Nam “ vùng dậy thì ngày tàn của bạo chúa việt cộng tới tức thì.

    Xin ghi lại hai lời nói lẫm liệt của tuổi trẻ. Môt Hoa,một Việt để thay lời kết:

    Lời Tiểu anh hùng Joshua Wong xứ Cảng Thơm:

    “Nếu bạn đã suy nghĩ rằng đấu tranh cho Dân chủ là một cuộc chiến kéo dài và bạn tiến hành từ từ, thì bạn sẽ không bao giờ chiến thắng. Bạn phải xem mọi cuộc chiến như trận chiến cuối cùng, chỉ có vậy thì bạn mới có quyết tâm để chiến đấu”.

    Lời của cô gái nhỏ Việt Nam Nancy Nguyễn:

    “Đừng bao giờ nghĩ, đã có người khác lo, dân Việt nam đến 90 triệu con người cơ mà. Vì chính các bạn cũng hiểu, nếu không phải là bản thân các bạn, thì sẽ chẳng là ai cả. Chín mươi (90) triệu người VN là chúng ta! Là chính chúng ta! Chứ không phải ai khác. Chính các bạn, chứ không phải là ai khác, sẽ phải là những con người làm nên cuộc đổi thay. Vâng, chính khối óc, chính bàn tay này, sẽ phải là khối óc, và bàn tay làm nên cuộc đổi thay. Không phải là ai khác, không phải là thế hệ nào khác.”



    Nguyễn Nhơn

    Muốn trở về xã hội truyền thống Việt

    Phải triệt hạ cho được chế độ toàn trị việt cọng

    Xây dựng lại cơ đồ Nước Việt mến yêu

    Không có nhận xét nào