I) Lịch sử “ta thắng địch thua, ta tốt địch xấu”
Trong câu chuyện lịch sử kiểu này, Khmer Cộng sản (Đỏ) diệt chủng người Campuchia. Việt Nam anh hùng, nhân hậu, dũng cảm… đã mang quân sang tiêu diệt Khmer đỏ, cứu người dân Campuchia.
Ta tốt, địch xấu. Khi phân chia giới tuyến như thế, rất dễ dàng để chụp mũ phản trắc, đê tiện, vô đạo đức… lên đầu những ai gọi cuộc tấn công của Việt Nam vào Campuchia năm 1978 là “xâm lược”.
II) Lịch sử qua các sự kiện bị ẩn giấu
Bây giờ, tôi xin liệt kê những sự kiện xoanh quanh chuyện Việt Nam lật đổ Khmer đỏ. Tôi chỉ liệt kê, không đánh giá.
1. Khmer đỏ bắt đầu thực thi chính sách diệt chủng từ 1975 đến 1978. Cường độ giết chóc khủng khiếp nhất là hai năm cuối, 1976-1977.
2. Trong suốt thời gian này, Việt Nam không phản đối Khmer Đỏ, không đánh Khmer Đỏ cứu người Campuchia. (Về mặt logic, một khi bạn đã chấp nhận sự thực là Việt Nam đã để yên cho Khmer Đỏ thảm sát người Campuchia suốt nhiều năm, thì bạn cũng không thể nói Việt Nam đã “cứu Campuchia”. Bởi lẽ về mặt logic, Việt Nam không thể cứu… ⅔ dân số Cam đã chết.)
3. Khi Khmer Đỏ còn cầm quyền, Anh quốc đã nộp dự thảo nghị quyết lên án vi phạm nhân quyền của Pol Pot, Liên Xô và Cuba đã phản đối để bảo vệ người anh em cộng sản.
4. Việt Nam chỉ tấn công Khmer đỏ năm 1978 sau khi nó đánh sang Việt Nam, thảm sát hơn 3000 người ở Ba Chúc, An Giang.
Như vậy, cuộc tấn công tiêu diệt Khmer Cộng sản là để trả thù cho chính mình hay giải phóng hàng xóm?
5. Tại Hội đồng Liên hợp quốc:
5.1. Hai phe chia nhau bảo vệ Việt Nam (Liên Xô, Tiệp Khắc, Cu Ba…) và lên án Việt Nam (Trung Quốc, Mỹ… nói chung là bọn “Tây”).
5.2. Tại đây, đại sứ Liên Xô Troyanovsky khi kể tội tội ác ghê tởm của Khmer Đỏ, chính Anh quốc đã mỉa mai phía Liên Xô: Hãy nhớ lại ai phủ quyết dự thảo nghị quyết lên án Khmer Đỏ của chúng tôi.
5.3. Tại đây, Việt Nam (đại diện là đại sứ Hà Văn Lâu – ông là nhân vật chính trong cuốn sách thú vị “Người đi từ bến làng Sình”) đã hoàn toàn không đề cập đến lý do nhân đạo, giải phóng, cứu người… gì cả.
5.4. Lập luận của Việt Nam:
a) Đại sứ Hà Văn Lâu: Có hai cuộc chiến đang diễn ra: (1) chiến tranh biên giới của Pol Pot chống Việt Nam, Việt Nam chỉ tự vệ mà thôi, và, (2) chiến tranh cách mạng của nhân dân Campuchia lật đổ Pol Pot.
b) Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch: Việt Nam chỉ quan tâm về an ninh của mình, còn nhân quyền (Khmer Đỏ thảm sát người dân) là vấn đề của nhân dân Campuchia.
Lập luận về “hai cuộc chiến” của đại sứ Hà Văn Lâu cũng bị phe bên kia cười nhạo là giả dối. “Nhân dân” và “cách mạng” nào ở Campuchia có thể đánh tan Khmer đỏ trong vòng ba tuần? Chỉ có các sư đoàn thiện chiến của Việt Nam mới làm được điều đó.
5.5. Tại sao giữa Liên Hợp Quốc, Việt Nam không tuyên bố như những thập niên 90 trở đi thường tuyên bố: chúng tôi cứu dân tộc Campuchia khỏi diệt chủng? Nguyên nhân nằm ở số 1,2,3 và 4 ở trên.
5.6. Liên Xô đã đăt vấn đề “Việt Nam đánh Khmer Đỏ vì lý do nhân đạo” giúp Việt Nam nhưng phe “Tây” bác bỏ lý do “nhân đạo”:
Anh quốc cười nhạo Liên Xô (vì lý do số 3 ở trên)
Phe Tây đồng thanh nói họ lên án Khmer Đỏ, nhưng không chấp nhận được hành động của Việt Nam, vì nếu lấy lý do nhân đạo để lật đổ chính phủ của một nước độc lập thì thế giới sẽ hỗn loạn. (Liên hệ: Sau này Mỹ lật đổ chính phủ Iraq)
6. Việt Nam khai thác Campuchia sau khi chiếm đóng
Cuốn sách sớm nhất của học giả Campuchia về chính sách của Việt Nam khi chiếm đóng Cam là “Người anh em thù địch” (Brother Enemy) của Nayan Chanda.
Việt Nam trong cuốn sách là một nghịch lý: vừa là anh em (vì cứu ⅓ còn lại, sau khi để ⅔ dân số bị diệt chủng) vừa là thù địch (vì khai thác Campuchia theo kiểu tận diệt sau khi chiếm đóng, lũng đoạn chính phủ Campuchia do mình dựng lên).
Thủ đô Campuchia còn nguyên vẹn tài sản (vì Khmer đỏ ghê tởm tài sản vật chất) khi toàn bộ thị dân vì dồn vào các trại tập trung. “Quân tình nguyện” / “Quân giải phóng” (dùng từ nào tuỳ bạn) đã chở sạch tài sản trong các ngôi nhà vô chủ đó về nước. Sau ngày giải phóng, những thị dân sống sót trở về thành phố cũ, song song với những chuyến xe chở chiến lợi phẩm rời khỏi nơi đó.
Tuy vậy, chuyện đó chưa là gì so với khai thác gỗ. Chúng ta cần gỗ để trao đổi với Liên Xô trong khối Tương trợ Kinh tế, lấy về bo bo (thức ăn gia súc) cho người ăn, trong cái thời thực phẩm tem phiếu.
Còn nhiều chuyện khác trong “Người anh em thù địch” nữa, kể không hết. Tôi giới thiệu vậy thôi, nếu bạn thấy “lòng tự hào dân tộc” của mình quá dễ bị tổn thương, xin đừng đọc.
III) Kết luận
Cái lịch sử “Việt Nam tiêu diệt Khmer Đỏ để cứu nhân dân Campuchia” mới chỉ được tái hư cấu một cách chính thức từ thập niên 1990.
Tại thời điểm lịch sử đó (từ 1975 đến 1978 và ở chính trường Liên Hợp quốc sau đó), đó không phải là nguyên nhân khiến Việt Nam hành động, cũng không phải là cái Việt Nam sử dụng để nói về hành vi tấn công và chiếm đóng.
Trong tranh luận (về lịch sử hay bất cứ điều gì khác), tấn công người nói khác mình là “phản trắc” không làm cho bạn trở nên “trung thành” (với tổ quốc? đảng?), tấn công người nói khác mình là “đê tiện” không làm cho bạn trở nên “cao quý”, tấn công người nói khác mình là “vô đạo đức” không làm cho bạn trở nên “có đạo đức”…
Trong câu chuyện lịch sử kiểu này, Khmer Cộng sản (Đỏ) diệt chủng người Campuchia. Việt Nam anh hùng, nhân hậu, dũng cảm… đã mang quân sang tiêu diệt Khmer đỏ, cứu người dân Campuchia.
Ta tốt, địch xấu. Khi phân chia giới tuyến như thế, rất dễ dàng để chụp mũ phản trắc, đê tiện, vô đạo đức… lên đầu những ai gọi cuộc tấn công của Việt Nam vào Campuchia năm 1978 là “xâm lược”.
II) Lịch sử qua các sự kiện bị ẩn giấu
Bây giờ, tôi xin liệt kê những sự kiện xoanh quanh chuyện Việt Nam lật đổ Khmer đỏ. Tôi chỉ liệt kê, không đánh giá.
1. Khmer đỏ bắt đầu thực thi chính sách diệt chủng từ 1975 đến 1978. Cường độ giết chóc khủng khiếp nhất là hai năm cuối, 1976-1977.
2. Trong suốt thời gian này, Việt Nam không phản đối Khmer Đỏ, không đánh Khmer Đỏ cứu người Campuchia. (Về mặt logic, một khi bạn đã chấp nhận sự thực là Việt Nam đã để yên cho Khmer Đỏ thảm sát người Campuchia suốt nhiều năm, thì bạn cũng không thể nói Việt Nam đã “cứu Campuchia”. Bởi lẽ về mặt logic, Việt Nam không thể cứu… ⅔ dân số Cam đã chết.)
3. Khi Khmer Đỏ còn cầm quyền, Anh quốc đã nộp dự thảo nghị quyết lên án vi phạm nhân quyền của Pol Pot, Liên Xô và Cuba đã phản đối để bảo vệ người anh em cộng sản.
4. Việt Nam chỉ tấn công Khmer đỏ năm 1978 sau khi nó đánh sang Việt Nam, thảm sát hơn 3000 người ở Ba Chúc, An Giang.
Như vậy, cuộc tấn công tiêu diệt Khmer Cộng sản là để trả thù cho chính mình hay giải phóng hàng xóm?
5. Tại Hội đồng Liên hợp quốc:
5.1. Hai phe chia nhau bảo vệ Việt Nam (Liên Xô, Tiệp Khắc, Cu Ba…) và lên án Việt Nam (Trung Quốc, Mỹ… nói chung là bọn “Tây”).
5.2. Tại đây, đại sứ Liên Xô Troyanovsky khi kể tội tội ác ghê tởm của Khmer Đỏ, chính Anh quốc đã mỉa mai phía Liên Xô: Hãy nhớ lại ai phủ quyết dự thảo nghị quyết lên án Khmer Đỏ của chúng tôi.
5.3. Tại đây, Việt Nam (đại diện là đại sứ Hà Văn Lâu – ông là nhân vật chính trong cuốn sách thú vị “Người đi từ bến làng Sình”) đã hoàn toàn không đề cập đến lý do nhân đạo, giải phóng, cứu người… gì cả.
5.4. Lập luận của Việt Nam:
a) Đại sứ Hà Văn Lâu: Có hai cuộc chiến đang diễn ra: (1) chiến tranh biên giới của Pol Pot chống Việt Nam, Việt Nam chỉ tự vệ mà thôi, và, (2) chiến tranh cách mạng của nhân dân Campuchia lật đổ Pol Pot.
b) Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch: Việt Nam chỉ quan tâm về an ninh của mình, còn nhân quyền (Khmer Đỏ thảm sát người dân) là vấn đề của nhân dân Campuchia.
Lập luận về “hai cuộc chiến” của đại sứ Hà Văn Lâu cũng bị phe bên kia cười nhạo là giả dối. “Nhân dân” và “cách mạng” nào ở Campuchia có thể đánh tan Khmer đỏ trong vòng ba tuần? Chỉ có các sư đoàn thiện chiến của Việt Nam mới làm được điều đó.
5.5. Tại sao giữa Liên Hợp Quốc, Việt Nam không tuyên bố như những thập niên 90 trở đi thường tuyên bố: chúng tôi cứu dân tộc Campuchia khỏi diệt chủng? Nguyên nhân nằm ở số 1,2,3 và 4 ở trên.
5.6. Liên Xô đã đăt vấn đề “Việt Nam đánh Khmer Đỏ vì lý do nhân đạo” giúp Việt Nam nhưng phe “Tây” bác bỏ lý do “nhân đạo”:
Anh quốc cười nhạo Liên Xô (vì lý do số 3 ở trên)
Phe Tây đồng thanh nói họ lên án Khmer Đỏ, nhưng không chấp nhận được hành động của Việt Nam, vì nếu lấy lý do nhân đạo để lật đổ chính phủ của một nước độc lập thì thế giới sẽ hỗn loạn. (Liên hệ: Sau này Mỹ lật đổ chính phủ Iraq)
6. Việt Nam khai thác Campuchia sau khi chiếm đóng
Cuốn sách sớm nhất của học giả Campuchia về chính sách của Việt Nam khi chiếm đóng Cam là “Người anh em thù địch” (Brother Enemy) của Nayan Chanda.
Việt Nam trong cuốn sách là một nghịch lý: vừa là anh em (vì cứu ⅓ còn lại, sau khi để ⅔ dân số bị diệt chủng) vừa là thù địch (vì khai thác Campuchia theo kiểu tận diệt sau khi chiếm đóng, lũng đoạn chính phủ Campuchia do mình dựng lên).
Thủ đô Campuchia còn nguyên vẹn tài sản (vì Khmer đỏ ghê tởm tài sản vật chất) khi toàn bộ thị dân vì dồn vào các trại tập trung. “Quân tình nguyện” / “Quân giải phóng” (dùng từ nào tuỳ bạn) đã chở sạch tài sản trong các ngôi nhà vô chủ đó về nước. Sau ngày giải phóng, những thị dân sống sót trở về thành phố cũ, song song với những chuyến xe chở chiến lợi phẩm rời khỏi nơi đó.
Tuy vậy, chuyện đó chưa là gì so với khai thác gỗ. Chúng ta cần gỗ để trao đổi với Liên Xô trong khối Tương trợ Kinh tế, lấy về bo bo (thức ăn gia súc) cho người ăn, trong cái thời thực phẩm tem phiếu.
Còn nhiều chuyện khác trong “Người anh em thù địch” nữa, kể không hết. Tôi giới thiệu vậy thôi, nếu bạn thấy “lòng tự hào dân tộc” của mình quá dễ bị tổn thương, xin đừng đọc.
III) Kết luận
Cái lịch sử “Việt Nam tiêu diệt Khmer Đỏ để cứu nhân dân Campuchia” mới chỉ được tái hư cấu một cách chính thức từ thập niên 1990.
Tại thời điểm lịch sử đó (từ 1975 đến 1978 và ở chính trường Liên Hợp quốc sau đó), đó không phải là nguyên nhân khiến Việt Nam hành động, cũng không phải là cái Việt Nam sử dụng để nói về hành vi tấn công và chiếm đóng.
Trong tranh luận (về lịch sử hay bất cứ điều gì khác), tấn công người nói khác mình là “phản trắc” không làm cho bạn trở nên “trung thành” (với tổ quốc? đảng?), tấn công người nói khác mình là “đê tiện” không làm cho bạn trở nên “cao quý”, tấn công người nói khác mình là “vô đạo đức” không làm cho bạn trở nên “có đạo đức”…
Nguyễn Lương Hải Khôi
(FB Nguyễn Lương Hải Khôi)
Không có nhận xét nào