Nhiều người trong giới lãnh đạo Trung Cộng nói Tập Cận Bình có thể chơi một đòn độc trong cuộc chiến tranh thương mại với Donald Trump, là đem bán các công trái của chính phủ Mỹ mà nước Tàu đã mua, còn đang giữ. Nói cách khác, là không cho Mỹ vay nợ nữa.
Nghe có vẻ hợp lý. Nhưng món võ đó rất khó thi triển. Vì hiệu quả thấp và người ra đòn sẽ đau hơn đối thủ.
Hiện nay Trung Cộng đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, với hơn ngàn tỷ đô la công trái. Công trái, cũng như các trái khoán khác, là những tờ “giấy nợ.” Mua công trái Mỹ tức là cho chính phủ Mỹ vay nợ. Mua hay bán nhiều công trái đều ảnh hưởng lên lãi suất ở nước Mỹ. Vì mua, bán nhiều sẽ làm giá lên hay xuống. Giá công trái lên thì lãi suất thấp, giá xuống, lãi suất cao. Mua nhiều, sẽ giúp lãi suất giảm, bán nhiều là thúc cho lãi suất tăng.
Giống như khi chúng ta đi vay nợ: Nếu nhiều người muốn cho vay thì có thể mặc cả lãi suất thấp; ít người chịu cho vay thì phải trả lãi suất cao hơn. Trong những năm qua các nước mua rất nhiều công trái Mỹ, giúp cho lãi suất ở Mỹ rất thấp. Lãi suất thấp khiến người Mỹ tiêu thụ và đầu tư dễ dàng hơn, có thể kích thích kinh tế tăng trưởng. Nếu lãi suất lên cao, tốc độ tăng trưởng bị chặn lại. Vì thế nhiều người Trung Quốc nhìn thấy một “đòn độc”: Ngưng cho Mỹ vay nợ.
Xưa nay Trung Cộng lâu lâu vẫn mua hoặc bán công trái Mỹ để giữ cân bằng trong khối dự trữ ngoại tệ. Hai tháng trước, Trung Cộng đã đưa ra một dấu hiệu bất thường. Bắc Kinh bán $20 tỷ công trái Mỹ, số lượng lớn nhất trong vòng hai năm, mà không có lý do nào thúc bách.
Một lý do là, khi Ngân Hàng Trung Ương ở Bắc Kinh muốn giảm khối dự trữ ngoại tệ thì họ cũng giảm số công trái đô la Mỹ đang nắm trong tay. Họ bán công trái Mỹ khi muốn bảo vệ giá trị của đồng nguyên. Ho sẽ dùng số đô la lớn thu vào nhờ bán công trái đem đổi lấy đồng nguyên, nâng giá đồng nguyên lên.
Việc bán $20 tỷ công trái Mỹ vừa rồi không thấy liên can gì đến hai mục đích đó. Tự dưng họ đem bán! Cho nên nhiều người đoán họ muốn báo cho Tổng Thống Donald Trump biết rằng họ đang thủ trong tay một đòn độc, sẽ đưa ra nếu ông Trump “leo thang” trong cuộc chiến tranh quan thuế.
Nhưng làm chủ nợ, với hơn ngàn tỷ đô la công trái Mỹ, không cho Trung Cộng một lợi thế nào đáng kể.
Trước hết, tại sao Bắc Kinh lại cho chính phủ Mỹ vay tiền? Các ông tổng thống, Bộ Ngoại Giao hay Bộ Tài Chính Mỹ không ai mời họ mua công trái cả. Chính giới lãnh đạo tài chính của họ đã quyết định mua, không khác gì các ông hoàng dầu lửa ở Trung Đông, hay chính phủ Nhật Bản hoặc Brazil.
Tại sao người ta muốn cho Mỹ vay?
Vì đó là nơi đầu tư an toàn nhất. Cho nhà nước ở Washington vay thì biết mình được bảo đảm, tiền lãi và tiền vốn được trả đúng hẹn. Và “con nợ” chắc không bao giờ phá sản. Nếu chính phủ Mỹ không trả, có thể “xiết nợ” số tài sản khổng lồ của họ, khỏi lo! Nhờ nhiều người tham gia vào việc mua, bán các công trái Mỹ cho nên “giấy nợ” của Mỹ tạo ra một thị trường rất hoạt động. Các chủ nợ, bất cứ lúc nào cần tiền, cũng có thể đem các công trái đó rao bán, biết rằng sẽ có người mua ngay.
Tuy công trái Mỹ trả lãi suất rất thấp (công trái 10 năm hiện chỉ có lời 2.42%) nhưng vẫn khá hơn công trái nhiều nước giầu khác. Công trái Anh Quốc chỉ lời 1.03%, còn các chính phủ Đức và Nhật Bản đi vay gần như không trả đồng tiền lãi nào.
Riêng hai nước Nhật Bản và Trung Quốc có lý do riêng để dự trữ công trái Mỹ. Muốn mua công trái, họ phải đổi lấy đô la, nhờ thế sẽ đẩy giá đô la lên, hạ thấp tiền nước họ xuống! Hàng hóa nước họ đưa ra ngoài, giá tính bằng đô la, sẽ rẻ, bán dễ dàng hơn. Hai nước này muốn đồng đô la Mỹ lên giá; vì mỗi khi đô la lên thì dân Mỹ mua hàng nhập cảng nhiều hơn. Hơn nữa, vì hai nước làm chủ nhiều đô la như thế cho nên đồng đô la lên giá tức là chính họ có lời! Nhật Bản là chủ nợ lớn thứ nhì, cho Mỹ vay ít hơn Trung Quốc nhưng chỉ chênh lệch $40 tỷ mà thôi.
Mấy chục năm qua các nước cho vay và Mỹ đứng vay đều có lợi. Tiền đầu tư ngoại quốc vào Mỹ giúp cho lãi suất thấp, thị trường chứng khoán lên. Lãi suất ở Mỹ thấp đã thúc đẩy các hoạt động kinh tế, trong khi các công nhân và nhà máy ở Nhật và Trung Quốc có thêm việc làm.
Lý do thứ nhì khiến Bắc Kinh không thể dùng đòn độc đánh Mỹ là hiệu quả của món võ này rất thấp.
Tháng Hai đầu năm 2019, chính phủ Mỹ nợ $22 ngàn tỷ, dưới hình thức nhiều loại công trái dài hoặc ngắn hạn. Trong số đó, các chủ nợ nước ngoài chỉ cho vay $6.2 ngàn tỷ. Hai quốc gia đóng góp hơn một phần ba số nợ này. Tháng Ba, 2019, Trung Quốc làm chủ $1.12 ngàn tỷ, Nhật Bản $1.08 ngàn tỷ.
Các chủ nợ khổng lồ của chính phủ Mỹ chính là 230 cơ quan nhà nước! Họ cho chính phủ Mỹ vay $5.9 ngàn tỷ, 27% tổng số nợ. Riêng hai cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội và Bảo Hiểm Lao Động đã làm chủ $2,798 ngàn tỷ công trái, nhiều hơn nước Tàu. Quỹ hưu bổng của công chức liên bang và của quân đội mỗi nơi cũng mua gần một ngàn tỷ công trái. Những cơ quan trên thu tiền “thuế” của dân Mỹ đi làm, họ đầu tư vào công trái, vì đó là nơi an toàn nhất.
Khi nhìn vào các “chủ nợ” của chính phủ Mỹ thì chúng ta hiểu tại sao nếu Trung Cộng bán công trái Mỹ họ sẽ chẳng tạo được ảnh hưởng nào đáng kể. Nếu họ bán từ từ, thì mỗi lần bán sẽ có người khác thấy rẻ mua ngay. Nếu bán tốc bán tháo thì chính họ bị thiệt trong khi chỉ gây rối trong ngắn hạn!
Nếu Trung Cộng bán hàng ngàn tỷ công trái Mỹ thì giá công trái sẽ xuống ngay lập tức, theo luật cung cầu, thứ gì tràn ngập thị trường đều mất giá. Nếu giá xuống 5% thì nhà nước Bắc Kinh sẽ mất hơn $50 tỷ trong mấy ngày! Họ có thể gây xáo trộn trong thị trường và đẩy lãi suất ngắn hạn ở Mỹ lên cao. Nhưng hậu quả đó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn!
Bởi vì trong thị trường $22 ngàn tỷ công trái Mỹ, sẽ có nhiều người sẵn tiền để mua các giấy nợ mà Bắc Kinh đem bán. Giá công trái sau khi tụt giảm vì được bán quá nhiều sẽ trở lại quân bình. Nhật Bản, Anh Quốc, Brazil (ba nước chủ nợ lớn sau Trung Quốc), các ông vua dầu lửa, các quỹ đầu tư của tư nhân khắp thế giới (họ hiện làm chủ $1.8 ngàn tỷ công trái Mỹ, nhiều hơn Bắc Kinh), sẽ nhân cơ hội giá rẻ mua thêm công trái Mỹ. Đó là chưa kể các cơ quan trong chính phủ Mỹ! Các quỹ hưu bổng, bảo hiểm, khi thấy giá công trái xuống sẽ bỏ tiền ra mua. Chỗ này mua dăm tỷ, chỗ kia vài chục tỷ, tổng cộng lại sẽ giúp lập lại thế cân bằng giá cả.
Trong khi đó, Trung Cộng thu được ngàn tỷ đô la nhờ bán công trái Mỹ sẽ làm gì với số tiền khổng lồ đó? Muốn mua công trái các nước lớn cho an toàn thì cũng không có nhiều thứ để mua. Vì các thị trường đó rất nhỏ. Mua vàng hay kim cương sẽ làm giá các món đó tăng vọt lên! Số thiệt hại sẽ lên hàng chục tỷ!
Và chính phủ Mỹ có nhiều cách để giữ cho giá công trái của họ trở lại quân bình nhanh chóng, nhờ chính các cơ quan liên bang, đặc biệt là Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, Federal Reserve viết tắt là Fed.
Hiện Fed đang làm chủ $2.46 ngàn tỷ nợ của chính phủ. Tại sao họ đầu tư vô công trái? Vì đây là một “khí cụ” dùng để thi hành chính sách tiền tệ, đưa lãi suất lên hay xuống, bảo vệ đồng đô la, và nếu cần… chống ngoại xâm!
Khi Trung Cộng bán hàng ngàn tỷ đô la công trái Mỹ, Fed chỉ cần công bố sẽ bỏ tiền mua thì lập tức các nhà đầu tư lớn, các chính phủ ngoại quốc cũng mua ngay. Họ lo giá bán đang rẻ sẽ lên cao nhanh chóng khi Ngân Hàng Trung Ương Mỹ nhảy vào.
Fed dư sức bỏ ra hàng ngàn tỷ đô la mua, vì họ in ra tiền! Năm 2007, khi kinh tế Mỹ rơi vào cảnh suy thoái, Fed đã mua các công trái của chính phủ từ các ngân hàng và nhà đầu tư khác, số tiền Fed đổ ra lên tới hai ngàn tỷ đô la! Không cần chính phủ Mỹ yêu cầu, Ngân Hàng Trung Ương có bổn phận bảo vệ giá trị đồng đô la sẽ đối phó ngay lập tức nếu Bắc Kinh đánh món “Đòn Độc.”
Tóm lại, trong cuộc chiến tranh mậu dịch đang diễn ra, Trung Cộng không thể gây được ảnh hưởng nào đáng kể nếu bán công trái Mỹ, tức là ngưng không cho Mỹ vay nợ. Vì rất nhiều người khác vẫn sẵn sàng cho Chú Sam vay. Chú Sam còn có cách tự mình cho mình vay. Trong khi đó thì Bắc Kinh sẽ lỗ vốn vì bán công trái Mỹ với giá thấp hơn giá khi mua vào. Món “Đòn Độc” thực ra không đủ để hạ đối thủ đo ván! (Ngô Nhân Dụng)
Nghe có vẻ hợp lý. Nhưng món võ đó rất khó thi triển. Vì hiệu quả thấp và người ra đòn sẽ đau hơn đối thủ.
Hiện nay Trung Cộng đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, với hơn ngàn tỷ đô la công trái. Công trái, cũng như các trái khoán khác, là những tờ “giấy nợ.” Mua công trái Mỹ tức là cho chính phủ Mỹ vay nợ. Mua hay bán nhiều công trái đều ảnh hưởng lên lãi suất ở nước Mỹ. Vì mua, bán nhiều sẽ làm giá lên hay xuống. Giá công trái lên thì lãi suất thấp, giá xuống, lãi suất cao. Mua nhiều, sẽ giúp lãi suất giảm, bán nhiều là thúc cho lãi suất tăng.
Giống như khi chúng ta đi vay nợ: Nếu nhiều người muốn cho vay thì có thể mặc cả lãi suất thấp; ít người chịu cho vay thì phải trả lãi suất cao hơn. Trong những năm qua các nước mua rất nhiều công trái Mỹ, giúp cho lãi suất ở Mỹ rất thấp. Lãi suất thấp khiến người Mỹ tiêu thụ và đầu tư dễ dàng hơn, có thể kích thích kinh tế tăng trưởng. Nếu lãi suất lên cao, tốc độ tăng trưởng bị chặn lại. Vì thế nhiều người Trung Quốc nhìn thấy một “đòn độc”: Ngưng cho Mỹ vay nợ.
Xưa nay Trung Cộng lâu lâu vẫn mua hoặc bán công trái Mỹ để giữ cân bằng trong khối dự trữ ngoại tệ. Hai tháng trước, Trung Cộng đã đưa ra một dấu hiệu bất thường. Bắc Kinh bán $20 tỷ công trái Mỹ, số lượng lớn nhất trong vòng hai năm, mà không có lý do nào thúc bách.
Một lý do là, khi Ngân Hàng Trung Ương ở Bắc Kinh muốn giảm khối dự trữ ngoại tệ thì họ cũng giảm số công trái đô la Mỹ đang nắm trong tay. Họ bán công trái Mỹ khi muốn bảo vệ giá trị của đồng nguyên. Ho sẽ dùng số đô la lớn thu vào nhờ bán công trái đem đổi lấy đồng nguyên, nâng giá đồng nguyên lên.
Việc bán $20 tỷ công trái Mỹ vừa rồi không thấy liên can gì đến hai mục đích đó. Tự dưng họ đem bán! Cho nên nhiều người đoán họ muốn báo cho Tổng Thống Donald Trump biết rằng họ đang thủ trong tay một đòn độc, sẽ đưa ra nếu ông Trump “leo thang” trong cuộc chiến tranh quan thuế.
Nhưng làm chủ nợ, với hơn ngàn tỷ đô la công trái Mỹ, không cho Trung Cộng một lợi thế nào đáng kể.
Trước hết, tại sao Bắc Kinh lại cho chính phủ Mỹ vay tiền? Các ông tổng thống, Bộ Ngoại Giao hay Bộ Tài Chính Mỹ không ai mời họ mua công trái cả. Chính giới lãnh đạo tài chính của họ đã quyết định mua, không khác gì các ông hoàng dầu lửa ở Trung Đông, hay chính phủ Nhật Bản hoặc Brazil.
Tại sao người ta muốn cho Mỹ vay?
Vì đó là nơi đầu tư an toàn nhất. Cho nhà nước ở Washington vay thì biết mình được bảo đảm, tiền lãi và tiền vốn được trả đúng hẹn. Và “con nợ” chắc không bao giờ phá sản. Nếu chính phủ Mỹ không trả, có thể “xiết nợ” số tài sản khổng lồ của họ, khỏi lo! Nhờ nhiều người tham gia vào việc mua, bán các công trái Mỹ cho nên “giấy nợ” của Mỹ tạo ra một thị trường rất hoạt động. Các chủ nợ, bất cứ lúc nào cần tiền, cũng có thể đem các công trái đó rao bán, biết rằng sẽ có người mua ngay.
Tuy công trái Mỹ trả lãi suất rất thấp (công trái 10 năm hiện chỉ có lời 2.42%) nhưng vẫn khá hơn công trái nhiều nước giầu khác. Công trái Anh Quốc chỉ lời 1.03%, còn các chính phủ Đức và Nhật Bản đi vay gần như không trả đồng tiền lãi nào.
Riêng hai nước Nhật Bản và Trung Quốc có lý do riêng để dự trữ công trái Mỹ. Muốn mua công trái, họ phải đổi lấy đô la, nhờ thế sẽ đẩy giá đô la lên, hạ thấp tiền nước họ xuống! Hàng hóa nước họ đưa ra ngoài, giá tính bằng đô la, sẽ rẻ, bán dễ dàng hơn. Hai nước này muốn đồng đô la Mỹ lên giá; vì mỗi khi đô la lên thì dân Mỹ mua hàng nhập cảng nhiều hơn. Hơn nữa, vì hai nước làm chủ nhiều đô la như thế cho nên đồng đô la lên giá tức là chính họ có lời! Nhật Bản là chủ nợ lớn thứ nhì, cho Mỹ vay ít hơn Trung Quốc nhưng chỉ chênh lệch $40 tỷ mà thôi.
Mấy chục năm qua các nước cho vay và Mỹ đứng vay đều có lợi. Tiền đầu tư ngoại quốc vào Mỹ giúp cho lãi suất thấp, thị trường chứng khoán lên. Lãi suất ở Mỹ thấp đã thúc đẩy các hoạt động kinh tế, trong khi các công nhân và nhà máy ở Nhật và Trung Quốc có thêm việc làm.
Lý do thứ nhì khiến Bắc Kinh không thể dùng đòn độc đánh Mỹ là hiệu quả của món võ này rất thấp.
Tháng Hai đầu năm 2019, chính phủ Mỹ nợ $22 ngàn tỷ, dưới hình thức nhiều loại công trái dài hoặc ngắn hạn. Trong số đó, các chủ nợ nước ngoài chỉ cho vay $6.2 ngàn tỷ. Hai quốc gia đóng góp hơn một phần ba số nợ này. Tháng Ba, 2019, Trung Quốc làm chủ $1.12 ngàn tỷ, Nhật Bản $1.08 ngàn tỷ.
Các chủ nợ khổng lồ của chính phủ Mỹ chính là 230 cơ quan nhà nước! Họ cho chính phủ Mỹ vay $5.9 ngàn tỷ, 27% tổng số nợ. Riêng hai cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội và Bảo Hiểm Lao Động đã làm chủ $2,798 ngàn tỷ công trái, nhiều hơn nước Tàu. Quỹ hưu bổng của công chức liên bang và của quân đội mỗi nơi cũng mua gần một ngàn tỷ công trái. Những cơ quan trên thu tiền “thuế” của dân Mỹ đi làm, họ đầu tư vào công trái, vì đó là nơi an toàn nhất.
Khi nhìn vào các “chủ nợ” của chính phủ Mỹ thì chúng ta hiểu tại sao nếu Trung Cộng bán công trái Mỹ họ sẽ chẳng tạo được ảnh hưởng nào đáng kể. Nếu họ bán từ từ, thì mỗi lần bán sẽ có người khác thấy rẻ mua ngay. Nếu bán tốc bán tháo thì chính họ bị thiệt trong khi chỉ gây rối trong ngắn hạn!
Nếu Trung Cộng bán hàng ngàn tỷ công trái Mỹ thì giá công trái sẽ xuống ngay lập tức, theo luật cung cầu, thứ gì tràn ngập thị trường đều mất giá. Nếu giá xuống 5% thì nhà nước Bắc Kinh sẽ mất hơn $50 tỷ trong mấy ngày! Họ có thể gây xáo trộn trong thị trường và đẩy lãi suất ngắn hạn ở Mỹ lên cao. Nhưng hậu quả đó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn!
Bởi vì trong thị trường $22 ngàn tỷ công trái Mỹ, sẽ có nhiều người sẵn tiền để mua các giấy nợ mà Bắc Kinh đem bán. Giá công trái sau khi tụt giảm vì được bán quá nhiều sẽ trở lại quân bình. Nhật Bản, Anh Quốc, Brazil (ba nước chủ nợ lớn sau Trung Quốc), các ông vua dầu lửa, các quỹ đầu tư của tư nhân khắp thế giới (họ hiện làm chủ $1.8 ngàn tỷ công trái Mỹ, nhiều hơn Bắc Kinh), sẽ nhân cơ hội giá rẻ mua thêm công trái Mỹ. Đó là chưa kể các cơ quan trong chính phủ Mỹ! Các quỹ hưu bổng, bảo hiểm, khi thấy giá công trái xuống sẽ bỏ tiền ra mua. Chỗ này mua dăm tỷ, chỗ kia vài chục tỷ, tổng cộng lại sẽ giúp lập lại thế cân bằng giá cả.
Trong khi đó, Trung Cộng thu được ngàn tỷ đô la nhờ bán công trái Mỹ sẽ làm gì với số tiền khổng lồ đó? Muốn mua công trái các nước lớn cho an toàn thì cũng không có nhiều thứ để mua. Vì các thị trường đó rất nhỏ. Mua vàng hay kim cương sẽ làm giá các món đó tăng vọt lên! Số thiệt hại sẽ lên hàng chục tỷ!
Và chính phủ Mỹ có nhiều cách để giữ cho giá công trái của họ trở lại quân bình nhanh chóng, nhờ chính các cơ quan liên bang, đặc biệt là Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, Federal Reserve viết tắt là Fed.
Hiện Fed đang làm chủ $2.46 ngàn tỷ nợ của chính phủ. Tại sao họ đầu tư vô công trái? Vì đây là một “khí cụ” dùng để thi hành chính sách tiền tệ, đưa lãi suất lên hay xuống, bảo vệ đồng đô la, và nếu cần… chống ngoại xâm!
Khi Trung Cộng bán hàng ngàn tỷ đô la công trái Mỹ, Fed chỉ cần công bố sẽ bỏ tiền mua thì lập tức các nhà đầu tư lớn, các chính phủ ngoại quốc cũng mua ngay. Họ lo giá bán đang rẻ sẽ lên cao nhanh chóng khi Ngân Hàng Trung Ương Mỹ nhảy vào.
Fed dư sức bỏ ra hàng ngàn tỷ đô la mua, vì họ in ra tiền! Năm 2007, khi kinh tế Mỹ rơi vào cảnh suy thoái, Fed đã mua các công trái của chính phủ từ các ngân hàng và nhà đầu tư khác, số tiền Fed đổ ra lên tới hai ngàn tỷ đô la! Không cần chính phủ Mỹ yêu cầu, Ngân Hàng Trung Ương có bổn phận bảo vệ giá trị đồng đô la sẽ đối phó ngay lập tức nếu Bắc Kinh đánh món “Đòn Độc.”
Tóm lại, trong cuộc chiến tranh mậu dịch đang diễn ra, Trung Cộng không thể gây được ảnh hưởng nào đáng kể nếu bán công trái Mỹ, tức là ngưng không cho Mỹ vay nợ. Vì rất nhiều người khác vẫn sẵn sàng cho Chú Sam vay. Chú Sam còn có cách tự mình cho mình vay. Trong khi đó thì Bắc Kinh sẽ lỗ vốn vì bán công trái Mỹ với giá thấp hơn giá khi mua vào. Món “Đòn Độc” thực ra không đủ để hạ đối thủ đo ván! (Ngô Nhân Dụng)
Không có nhận xét nào